action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã được quy định như thế nào?

Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã là gì? Hướng dẫn soạn thảo mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ và gỡ rối những vướng mắc liên quan đến vấn đề này. Nếu các bạn có vướng mắc hoặc cần được hỗ trợ về thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề của các bạn!

>>> Luật sư tư vấn về mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã. Gọi ngay: 1900.6174 

Khi nào di chúc được xác định được hợp pháp?

Tại Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp:

– Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, không bị đe dọa, không bị cưỡng ép;

– Về nội dung của di chúc phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; về hình thức di chúc thì không trái quy định của luật.

– Với di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cần phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc di chúc của người không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải có công chứng/chứng thực.

– Di chúc mà bằng văn bản không có công chứng, chứng thực  thì chỉ được coi là hợp pháp, nếu như có đủ các điều kiện trên.

– Di chúc miệng thì được coi là hợp pháp nếu như người di chúc miệng đã thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

mau-di-chuc-co-chung-thuc-cua-ubnd-xa

Trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc đó phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

>>> Di chúc được xác nhận là hợp pháp khi nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã là gì?

Theo khoản 4 Điều 2 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định khái niệm chứng thực di chúc thì đây là việc cơ quan có thẩm quyền ( như Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng công chứng/Văn phòng công chứng, Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam,…) chứng thực về thời gian, địa điểm lập di chúc; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người lập di chúc.

Vậy thì mẫu di chúc mà có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã là bản di chúc được lập bằng văn bản và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân xã), mẫu di chúc có chứng thực này cần được xác lập thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

>>> Hiểu hơn về mẫu giấy di chúc có chứng thực của UBND xã. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã mới nhất 2023

Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã

Dưới đây là mẫu di chúc có chứng thực của ủy ban nhân dân xã:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày … tháng ….. năm …., tại ……………………………………………………..,

Tôi là: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………. cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………

Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một

sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:

Tài sản của tôi gồm: (1)

1/ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của

tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …………………………….. Số phát hành 

………………… số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: …………………… do

…………………………. cấp ngày ………………….

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dung đất:

– Diện tích đất: ……. m2 (Bằng chữ: …………………… mét vuông)

– Địa chỉ thửa đất: …………………………………………….

– Thửa đất:     ………..          – Tờ bản đồ:   ………….

– Mục đích sử dụng:  …………………

– Thời hạn sử dụng: ………………………..

– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………

* Tài sản gắn liền với đất:

– Loại nhà: ……………………;            – Diện tích sàn: ……… m2

– Kết cấu nhà : …………………;          – Số tầng : ………….

– Thời hạn xây dựng: …………;          – Năm hoàn thành xây dựng : …………

2/ Quyền sở hữu, sử dụng chiếc xe ô tô mang biển số …………. theo giấy đăng ký ô

số ……… do công an ………. cấp ngày …………… Đăng ký lần đầu ngày

…………… mang tên ông/bà: …………………. Địa chỉ:

 ………………………………………….

Nhãn hiệu   : …………………………………………

Số loại         : ………………………………………….

Loại xe        : …………………………………………

Màu Sơn     : …………………………………………

Số máy        : …………………………………………

Số khung     : …………………………………………

Số chỗ ngồi : …………………………………………

Năm sản xuất: …………………………………………

3/ Sổ Tiết kiệm có kỳ hạn số ……………. số tài khoản ………………… kỳ hạn ……..

do Ngân hàng …………………., phát hành ngày …………….., ngày đến hạn

……………. mang tên …………… với số tiền là ……… VNĐ (Bằng chữ: …………..).

Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho: (2)

1/ Ông/bà: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do …………………… cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………

2/ Ông/bà: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………………… do ……………………… cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………

Ngoài ông/bà ………………, tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai

khác.

Ý nguyện của tôi: ………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Sau khi tôi qua đời, (3) ………………………  được toàn quyền làm các thủ tục theo quy

định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.

Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập

thành (4) …. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.

 

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

 

Ngày ………… tháng ………. năm …………. (Bằng chữ  ……………………………)

Tại ………………………………………………………………………………………… (5).

Tôi (6) …………………………………………….., là (7) ………………………

Chứng thực 

– Ông/bà ………………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (8) số…………

đã tự nguyện lập di chúc này và đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về

nội dung của di chúc.

– Tại thời điểm chứng thực, ông/bà …………………. minh mẫn, sáng suốt, nhận thức

và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện lập di chúc và đã ký/điểm chỉ (9) vào

di chúc này trước mặt tôi.

Di chúc này được lập thành …… bản chính (mỗi bản chính gồm …..tờ, ….trang);

giao cho người lập di chúc …… bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.

Số chứng thực ………… quyển số ………. (10) – SCT/HĐGD

Ngày ………… tháng ………. năm ………….

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (11)

Chú thích:

(1) Liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản gồm bất động sản và động sản kèm theo

thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản

trên.

(2) Liệt kê chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế

(3) Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc

(4) Viết bằng số và bằng chữ

(5) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B); chỉ cần ghi

giờ, phút trong trường hợp chứng thực ngoài trụ sở

(6) Ghi rõ họ và tên của Người thực hiện chứng thực

(7) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực

hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C, Trưởng

phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C; công chứng viên Phòng Công chứng số 1 thành phố

H)

(8) Nếu là Giấy chứng minh nhân dân thì gạch ngang Hộ chiếu, nếu là Hộ chiếu thì

gạch ngang cụm từ Giấy chứng minh nhân dân

(9) Nếu ký thì gạch ngang cụm từ “điểm chỉ”, nếu điểm chỉ thì gạch ngang từ “ký”

(10) Ghi theo thông tin đã ghi tại bìa sổ chứng thực (ví dụ: 01/2015)

(11) Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã

>>> Mẫu giấy di chúc có chứng thực của UBND xã đúng với quy định của pháp luật. Gọi ngay: 1900.6174

Hướng dẫn soạn thảo mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã

Để soạn thảo mẫu di chúc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã chính xác thì cần chú ý theo các số được đánh ở trên mẫu có sẵn để theo các hướng dẫn dưới đây:

(1) Liệt kê đầy đủ các thông tin về các tài sản gồm bất động sản và động sản kèm theo thông tin về các loại giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản trên.

(2) Liệt kê chi tiết về các thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế

(3) Thông tin Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc

(4) Viết bằng số và bằng chữ

(5) Ghi rõ địa điểm khi thực hiện chứng thực; chỉ cần ghi giờ, phút trong trường hợp mà chứng thực ngoài trụ sở

(6) Ghi rõ họ và tên của Người thực hiện chứng thực

(7) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực 

(8) Nếu là Giấy chứng minh nhân dân thì cần gạch ngang Hộ chiếu, nếu là Hộ chiếu thì cần gạch ngang cụm từ Giấy chứng minh nhân dân

(9) Nếu ký thì cần  gạch ngang cụm từ “điểm chỉ”, nếu điểm chỉ thì cần gạch ngang từ “ký”

(10) Ghi theo thông tin đã ghi ở bìa sổ chứng thực (ví dụ: 01/2015)

(11) Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký và đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã

>>> Chuyên viên hướng dẫn miễn phí cách viết mẫu đơn di chúc có chứng thực UBND xã. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn

Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã có hợp pháp không?

Anh Thiên (Vũng Tàu) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi có thắc mắc về một số câu hỏi liên quan đến di chúc.Ba củatôi mất đột ngột, ba tôi có di chúc để lại cho tôi là ngôi nhà ba đang ở và một mảnh đất 30m2 ở Sài Gòn. Vì ba tôi ra đi bất ngờ nên không ai biết ý định chia tài sản này của ba.

Trong lúc dọn dẹp phòng của ba tôi thì tôi mới tìm thấy tờ di chúc đã có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã. Cho tôi hỏi là mẫu di chúc có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã trong trường hợp này thì có giá trị pháp lý không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.”

>>> Liên hệ luật sư tư vấn giấy di chúc có chứng thực của UBND xã có giá trị pháp lý không? Gọi ngay: 1900.6174

Phần trả lời: 

Chào anh Thiên ,cảm ơn anh Thiên đã tin tưởng và đặt câu hỏi này cho Luật Thiên Mã.  Đối với câu hỏi về vấn đề này, chúng tôi xin trả lời những thắc mắc của anh như sau:

Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hình thức của mẫu di chúc:

– Di chúc bằng văn bản mà không có người làm chứng.

– Di chúc bằng văn bản mà có người làm chứng.

– Di chúc bằng văn bản mà có công chứng.

– Di chúc bằng văn bản mà có chứng thực.

mau-di-chuc-co-chung-thuc-cua-ubnd-xa

Như vậy từ quy định trên thì di chúc của ba anh Thiên là di chúc bằng văn bản có công chứng nên theo căn cứ Điều 636 của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì ba anh Thiên sẽ phải tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Lúc này Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải ghi chép lại nội dung mà ba anh Thiên đã tuyên bố. Ba anh Thiên sẽ phải  ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.

Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ ký vào bản di chúc.

Vậy nếu như việc di chúc của ba anh Thiên được người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã thì bản di chúc này có hiệu lực pháp lý. Anh Thiên nên tiến hành các thủ tục sang tên và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sớm nhất để đảm bảo lợi ích của bản thân mình và các người đồng thừa kế nhé.

>>> Chuyên viên tư vấn mẫu đơn di chúc có chứng thực UBND xã có hợp pháp không. Gọi ngay: 1900.6174 

Điều kiện để được chứng thực di chúc?

Điều kiện để được chứng thực di chúc là:

Thứ nhất, người lập di chúc phải đủ năng lực hành vi;

Thứ hai, Người yêu cầu chứng thực di chúc cần phải có mặt tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước để ký vào văn bản trước mặt người chứng thực.

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 636 của Bộ luật dân sự 2015 về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân của cấp xã:

>>>> Điều kiện để di chúc được chứng thực. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất

Thủ tục chứng thực di chúc tại UBND xã mới nhất 2023

Hồ sơ yêu cầu chứng thực gồm những gì?

Hồ sơ yêu cầu chứng thực bao gồm các giấy tờ sau:

– Bản Dự thảo di chúc. 

– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu chứng thực còn thời hiệu

– Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản: Đối với đất đai/nhà ở thì là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất (bìa hồng/sổ hồng/sổ đỏ); còn đối với ô tô/xe máy thì là giấy chứng nhận đăng ký xe…;

– Giấy tờ tùy thân của người nhận tài sản thừa kế (nếu cần);

>>> Hồ sơ chứng thực UBND xã cần những gì?. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn

Thủ tục chứng thực di chúc tại UBND xã

Bước 1: Người lập di chúc cần lập hồ sơ như đã phân tích trên và nộp lên cơ quan có thẩm quyền để chứng thực hồ sơ.

Bước 2:Sau khi nhận hồ sơ từ người lập di chúc thì người thực hiện chứng thực cần thực hiện các công việc:

– Cần Kiểm tra, đối chiếu giấy tờ trong hồ sơ đã yêu cầu chứng thực di chúc; kiểm tra về sự tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của người yêu cầu chứng thực di chúc tại thời điểm yêu cầu chứng thực.

Người thực hiện chứng thực chỉ chứng thực trong trường hợp di chúc khi kiểm tra các nội dung trên có kết quả đầy đủ, hợp lệ, đúng theo quy định pháp luật;

– Sau đó thì người lập di chúc cần phải thực hiện ký tên vào di chúc ngay trước mặt người thực hiện chứng thực (người lập di chúc cần phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang).

Nếu mà người yêu cầu chứng thực di chúc không ký được thì cần phải điểm chỉ; nếu như người đó mà không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì cần phải có 02 người làm chứng.

– Người thực hiện chứng thực cần phải ghi lời chứng tương ứng theo mẫu quy định pháp luật cho di chúc.

Bước 3: Thời gian để giải quyết yêu cầu chứng thực di chúc là không quá 02 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực di chúc theo Điều 37 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Về Lệ phí chứng thực của  di chúc là 50.000 đồng  theo Điều 4 của Thông tư 226/2016/TT-BTC.

>>> Trình tự, thủ tục để chứng thực UBND xã cần những gì?. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Một số câu hỏi thường gặp

Di chúc bằng miệng có hiệu lực không?

>>> Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã như thế nào, liên hệ ngay 1900.6174

Chỉ trong trường hợp khi mà tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì người đó mới có thể lập di chúc bằng miệng. Các trường hợp còn lại thì di chúc cần phải được lập thành văn bản để thể hiện rõ ràng nhất ý chí của người để lại di chúc.

Đồng thời để di chúc miệng có tính hợp pháp thì cần đảm bảo về nội dung di chúc như đã phân tích ở trên và cần đảm bảo về hình thức là người di chúc miệng để thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người đó thực hiện di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn khoảng 05 ngày làm việc tính từ ngày di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc này phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn nhượng quyền nuôi con theo đúng quy định của pháp luật

Di chúc viết tay có hợp pháp không?

Bác Vinh (Cam Ranh) có câu hỏi như sau:

Chào Luật sư, tôi là Vinh, hiện đang sinh sống tại Cam Ranh. Hiện nay tôi bị ốm nặng không thể đi lại để làm mẫu di chúc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã nên tôi có ý định viết tay di chúc.

Và tôi không muốn bất cứ ai biết việc tôi lập di chúc này. Vậy nếu tôi viết di chúc bằng viết tay mà không công chứng và không có ai làm chứng thì có được coi là có giá trị pháp lý không?? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn giấy di chúc có chứng thực của UBND xã có giá trị pháp lý không? Gọi ngay: 1900.6174

Phần trả lời: 

Chào bác Vinh,cảm ơn bác Vinh đã tin tưởng và chọn dịch vụ cho chúng tôi để đặt câu hỏi.  Đối với câu hỏi về vấn đề này, chúng tôi xin trả lời những thắc mắc của bác như sau:

Trong trường hợp của Bác Vinh thì để làm mẫu di chúc có công chứng thì khi làm di chúc viết tay mà không có người làm chứng, không được chứng thực bác Vinh cần đảm bảo các yếu tố sau:

mau-di-chuc-co-chung-thuc-cua-ubnd-xa

Di chúc gồm các nội dung như thời gian lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức mà được hưởng di sản của bác Vinh; thông tin Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài ra, di chúc đó phải không được viết tắt hoặc viết mà dùng bằng ký hiệu trên di chúc, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự và phải có chữ ký hoặc điểm chỉ vào trang đó. Và Trường hợp di chúc mà có sự tẩy xóa, sửa chữa thì cần phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

>>> Xem thêm: Mẫu giấy triệu tập ly hôn theo đúng quy định của pháp luật

Di chúc viết trên bề mặt tường, mặt đất sàn, bảng, cửa khi đang bị tai nạn mắc kẹt dẫn đến tử vong có hiệu lực không ?

Trong các trường mà người để lại di sản bị tai nạn mắc kẹt dẫn đến tử vong thì việc người này viết di chúc lên trên các bề mặt tường, mặt sàn, bảng, cửa … nếu như điều này đảm bảo đủ nội dung theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật dân sự 2015 đã đảm bảo về chủ thể, người lập di chúc tự viết và tự ký vào bản di chúc thì vẫn có cơ sở để xác định hiệu lực cho bản di chúc.

Nhiều di chúc cùng có hiệu lực

Trường hợp có nhiều di chúc mà có nội dung thừa kế nhưng không cùng một tài sản thì vẫn có hiệu lực.

 một ví dụ để dẫn chứng khi ông B khi chết và có để lại 3 mảnh đất thì việc lập từng di chúc cho từng mảnh đất này sẽ  đều có hiệu lực ( nếu di chúc này đáp ứng điều kiện di chúc hợp pháp).

>>> Liên hệ luật sư tư vấn giấy di chúc có chứng thực của UBND xã có giá trị pháp lý không? Gọi ngay: 1900.6174

 Trên đây là những tư vấn của Luật sư Luật Thiên Mã chúng tôi về các nội dung thắc mắc liên quan đến mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã. Trường hợp bạn còn thắc mắc hay cần sự tư vấn hỗ trợ giải đáp pháp lý từ chúng tôi, quý bạn đọc có thể liên hệ với số điện thoại hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn,hỗ trợ 24/24.