action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Tội tham nhũng là gì? Tội tham nhũng gồm những hành vi nào trong Bộ luật Hình sự?

Tội tham nhũng diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước, của tập thể và của công dân, xâm phạm nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, gây căm phẫn và bất bình trong quần chúng nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Do đó tại bài viết dưới đây Luật Thiên Mã sẽ đi tìm hiểu cụ thể những quy định pháp luật liên quan đến tội tham nhũng. Mọi câu hỏi của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối ngay đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội tham nhũng, gọi ngay 1900.6174

Anh Đức ở Lâm Đồng có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất thổ cư, năm nay gia đình tích góp được một chút tiền nên đang có mong muốn được xây nhà trên mảnh đất trên. Tuy nhiên khi tôi chuẩn bị hồ sơ lên xã để được cấp phép xây dựng thì cán bộ xã làm khó, không tiếp nhận hồ sơ của tôi.

Hỏi những người khác tôi mới biết nếu muốn được cấp phép xây dựng thì phải đưa phong bì riêng cho cán bộ ở đây 2 triệu đồng. Theo tôi được biết thì thực trạng này đã xảy ra cách đây rất lâu, cán bộ xã cũng thu được khoản lợi bất chính lên đến gần 100 triệu đồng.

Tôi thấy đây là hành vi không đúng, việc cấp phép xây dựng cho người dân là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chứ không phải một hình thức dịch vụ mà chúng tôi phải nộp tiền, nhất là đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi của cán bộ xã có phải là hành vi tham nhũng hay không? Hành vi này bị xử phạt như thế nào?”

Trả lời:

Chào anh Đức, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã chúng tôi. Dựa trên những vấn đề mà anh trình bày, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc anh gặp phải như sau:

Tội tham nhũng là gì?

Tội tham nhũng là hành vi của người có chức vụ hoặc quyền hạn, đã lợi dụng hoặc lạm dụng những chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi, gây thiệt hại cho nhà nước, cho tập thể, cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự.

Người có chức vụ và quyền hạn được xác định là những cá nhân được đặc cụ thể thông qua các phương thức như bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng hoặc các hình thức khác. Họ có thể nhận hoặc không nhận lương và được giao thực hiện các nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể, đồng thời có quyền hạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ hoặc công việc đó. Các đối tượng này bao gồm:

a) Cán bộ, công chức và viên chức.

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng Quân đội nhân dân; cũng như sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

c) Người đại diện cho phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp.

d) Các cá nhân giữ các chức danh, vị trí quản lý trong các doanh nghiệp, tổ chức.

đ) Và những người khác được giao thực hiện các nhiệm vụ, công việc cụ thể và có quyền hạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ hoặc công việc đó.

Có thể thấy tội phạm về tham nhũng có các đặc điểm sau:

–        Chủ thể của tội phạm về tham nhũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạ để thực hiện hành vi tham nhũng. Do đó chủ thể trong trường hợp này phải là người có chức vụ, quyền hạn

–        Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái pháp luật

–        Động cơ của tội phạm này là động cơ vụ lợi tức người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm nhằm thu lợi vật chất cho cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người mà mình quan tâm

toi-tham-nhung

>>>Xem thêm: Tham nhũng là gì? Công chức tham nhũng bị kỷ luật thế nào?

Tội tham nhũng gồm những hành vi nào trong Bộ luật Hình sự

Tại Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng 2018 có quy định các hành vi tham nhũng sẽ bao gồm:

Thứ nhất, các hành vi tham nhũng do người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan hoặc tổ chức khu vực nhà nước thực hiện sẽ bao gồm:

–        Tham ô tài sản

–        Nhận hối lộ

–        Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản

–        Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi

–        Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi

–        Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

–        Giả mạo trong công tác vì mục đích vụ lợi

–        Đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì mục đích vụ lợi

–        Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì mục đích vụ lợi

–        Nhũng nhiễu vì mục đích vụ lợi

–        Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi

–        Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi trái pháp luật vì mục đích vụ lợi hoặc cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì mục đích vụ lợi.

toi-tham-nhung

Thứ hai, các hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài khu vực nhà nước bao gồm:

–        Tham ô tài sản

–        Nhận hối lộ

–        Đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì mục đích vụ lợi

Căn cứ vào quy định trên, áp dụng vào trường hợp của anh Đức, có thể thấy cán bộ xã nơi anh làm việc đã có hành vi của việc nhận hối lộ để cấp phép xây dựng. Như anh trình bày thì hành vi này được diễn ra thường xuyên, với khoản tiền thu lợi bất chính lên đến gần 100 triệu đồng, có thể thấy đây là một hành vi vi phạm và sẽ phải chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội tham nhũng gồm những hành vi nào theo bộ luật hình sự, gọi ngay 1900.6174

Tội tham nhũng có cấu thành tội phạm là gì?

Bất cứ một loại tội phạm nào cũng bao gồm 4 dấu hiệu đặc trưng cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Cấu thành tội phạm của tội tham nhũng sẽ bao gồm các dấu hiệu sau:

-Khách thể của tội phạm về tham nhũng

Tội tham nhũng đặt ra thách thức đối với các mối quan hệ xã hội đảm bảo cho các cơ quan và tổ chức hoạt động một cách đúng đắn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội đồng nghĩa với việc tuân thủ nghiêm các quy định được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

Các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn của mình dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này bảo đảm rằng hệ thống hành chính và tổ chức xã hội hoạt động theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và trách nhiệm trong việc quản lý và phục vụ cộng đồng.

Những hành vi tham nhũng này gây ra sự suy yếu và mất uy tín của các cơ quan tổ chức, làm giảm lòng tin của người dân vào chính quyền. Mặc dù tội phạm này gây thiệt hại cho lợi ích cả của nhà nước và xã hội, cũng như quyền lợi hợp pháp của công dân. Thực tế, những tổn thất này chỉ là hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật, không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho nhà nước, xã hội hay quyền lợi hợp pháp của người dân.

-Mặt khách quan của tội phạm về tham nhũng

Mặt khách quan của các tội phạm tham nhũng có đặc điểm chính là việc những người có chức vụ và quyền hạn sử dụng hoặc lạm dụng quyền lực của mình để xâm phạm đến sự đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. Họ gây ra nguy cơ gây ra tổn thất đối với lợi ích chung của nhà nước và xã hội, hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Điều này thể hiện sự lạm dụng quyền lực để đạt đến mục đích cá nhân.

toi-tham-nhung

Hành vi thể hiện ra bên ngoài của tội phạm về tham nhũng đó là người phạm tội đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm sai lệch hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đi lệch lại với nhiệm vụ được giao. Hành vi của người thực hiện tội phạm có thể bằng hành động (làm điều pháp luật cấm) hoặc không hành động (không làm điều pháp luật bắt buộc).

Hậu quả:

  • Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu pháp lý bắt buộc, cụ thể là hành vi gây tổn thất cho lợi ích của nhà nước, của các tổ chức xã hội, cũng như quyền lợi hợp pháp của người dân, như việc xâm phạm vào quy định pháp luật về tội tham ô. Đối với loại tội phạm này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nghiêm trọng được coi là điều cần thiết theo quy định của pháp luật.
  • Ngoài ra, có những hậu quả khác không được xem là bắt buộc theo luật pháp nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của tội phạm, chẳng hạn như những thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất.

-Chủ thể của tội phạm về tham nhũng

Đối với tội phạm tham nhũng, các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm cũng là dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội. Cũng như chủ thể của tội phạm khác, chủ thể của tội phạm tham nhũng cũng phải đam rbaor được các yếu tố cần và đủ như độ tuổi, năng lực, trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trong trường hợp tội phạm tham nhũng, chủ thể được xác định là chủ thế đặc biệt. Ngoài hai yếu tố đã đề cập, còn cần phải xem xét thêm một dấu hiệu thứ ba là sự có mặt của người mang chức vụ và quyền hạn. Nói một cách khác, chỉ có những người dưới đây mới có thể được coi là chủ thể của tội phạm này:

Chủ thể của tội phạm về tham nhũng chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn. Chức vụ quyền hạn là phương tiện để những người tham nhũng có hành vi “vơ vét” của cải của nhà nước, của nhân dân nhằm thỏa mãn tính vụ lợi của mình.

Chủ thể của tội phạm về tham nhũng là chủ thể đặc biệt, dấu hiệu của chủ thể đặc biệt ở đây là có chức vụ, quyền hạn.

-Mặt chủ quan của tội phạm về tham nhũng:

Mục đích của người có chức vụ, quyền hạn khi thực hiện hành vi phạm tội đó là số tiền hoặc tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà họ mong muốn đạt được. Mục đích này được đặt ra do động cơ tư lợi cá nhân bên trong thúc đẩy.

Tội phạm này được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nghĩa là khi thực hiện hành vi đó, người có chức vụ quyền hạn nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả do hành vi đó ây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Việc nắm chắc các dấu hiệu cấu thành tội phạm về tham nhũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội danh, phân biệt đâu là tội phạm về tham nhũng, đâu là vi phạm pháp luật khác.

Áp dụng trong trường hợp cụ thể của anh Đức có thể thấy hành vi vi phạm của cán bộ xã được thể hiện dưới các dấu hiệu như sau:

-Khách thể của tội phạm trong trường hợp này là tổng thể các quan hệ xã hội tạo nên hoạt động đúng đắn của cơ quan cấp giấy phép xây dựng cũng như uy tín của cơ quan này đối với nhân dân.

-Mặt khách quan trong trường hợp này là cán bộ xã đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận cho mình một khoản tiền nhất định để làm hoặc không làm việc cấp phép xây dựng việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Hành vi của người thực hiện tội phạm trong trường hợp này được thể hiện dưới dạng không hành động

-Mặt chủ quan của hành vi phạm tội thể hiện dưới dạng cán bộ xã cố tình thực hiện hành vi vi pham nhằm trục lợi bất chính cho bản thân. Nghĩa là họ nhận thức rõ được hành vi của mình là hành vi vi phạm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, họ thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn nó xảy ra

-Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là cán bộ xã là người có chức vụ, quyền hạn

Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy hành vi của cán bộ xã có dấu hiệu cấu thành tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 đây là một trong những loại tội phạm thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng. Theo đó người có hành vi phạm tội sẽ bị phạt tù thấp nhất là 2 năm và cao nhất đến tử hình tùy vào mức độ của hành vi vi phạm.  

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội tham nhũng có những cấu thành tội phạm là gì? gọi ngay 1900.6174

Ví dụ về tội phạm tham nhũng

Những tội phạm về tham nhũng ngày càng xuất hiện nhiều, ẩn dưới những chiêu trò tinh vi, khó nhận biết, chẳng hạn:

–        Vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

–        Vụ án ông Phan Văn Vĩnh nguyên Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Nguyễn Thanh Hóa nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Nguyễn Văn Dương và đồng phạm thực hiện hành vi “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ chức đánh bạc”,“Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Rửa tiền”, “Đưa hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương khác.

toi-tham-nhung

–        Vụ án Trần Phương Bình và đồng phạm thực hiện hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á – DAB.

–        Gần đây nhất là vụ án “Chuyến bay giải cứu” với 54 trong đó có nhiều quan chức cấp cao của nhà nước, bị truy tố về các tội “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

– Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam và Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam.

Những cố gắng trong công tác phòng và chống tội phạm về tham nhũng hiện nay một lần nữa nhằm khẳng định sự quyết tâm của Đảng cũng như Nhà nước, khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật đối với loại tội phạm này.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội tham nhũng và những vấn đề có liên quan, gọi ngay 1900.6174

Tội tham nhũng gồm những tội phạm cụ thể nào?

Căn cứ theo quy định từ điều 353 đến điều 359 Bộ luật hình sự 2015 thì những tội phạm sau sẽ thuộc vào nhóm các tội phạm tham nhũng bao gồm:

–        Tội tham ô tài sản với khung hình phạt thấp nhất là 2 năm tù giam và cao nhất là tử hình

–        Tội nhận hối lộ với khung hình phạt thấp nhất là 2 năm tù giam và cao nhất là tử hình

–        Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt thấp nhất là 1 năm tù giam và cao nhất là tù chung thân

–        Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với khung hình phạt thấp nhất là 1 năm tù giam và cao nhất là 15 năm tù giam

–        Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ với khung hình phạt thấp nhất là 1 năm tù giam và cao nhất là 20 năm tù giam

–        Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi với khung hình phạt thấp nhất là 1 năm tù giam và cao nhất là tù chung thân

–        Tội giả mạo trong công tác với khung hình phạt thấp nhất là 1 năm tù giam và cao nhất là 20 năm tù giam

Như vậy,tùy vào hành vi tham nhũng mà chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu 1 hay nhiều loại tội phạm khác nhau với những chế tài khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các chế tài đối với tội phạm về tham nhũng rất nghiêm khắc, khung hình phạt cao việc này thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trong việc trừng trị loại tội phạm này.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội tham nhũng gồm những tội phạm cụ thể nào? gọi ngay 1900.6174

Tội tham nhũng có những dấu hiệu nhận biết gì?

Có thể nhận biết hành vi tham nhũng thông qua các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, Hành vi tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn. Tại Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định 4 nhóm người có chức vụ, quyền hạn gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao

Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng có mục đích hoặc động cơ vụ lợi. Đây được xem là dấu hiệu bắt buộc để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội tham nhũng có những dấu hiệu nhận biết nào? gọi ngay 1900.6174

Trên đây là những chia sẻ của Luật Thiên Mã về tội tham nhũng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại hãy gọi ngay đến với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất. 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7