action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Tham nhũng là gì? Công chức tham nhũng bị kỷ luật thế nào?

Tham nhũng là gì? Tội phạm tham nhũng bị xử phạt như thế nào?…. Có thể thấy nạn tham nhũng ngày càng xuất hiện dưới những hình thức tinh vi, khó phát hiện hơn, là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của nhà nước ta. Tại bài viết dưới đây Luật Thiên Mã sẽ đi tìm hiểu cụ thể những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến nạn tham nhũng. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn giải đáp nhanh chóng nhất.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tham nhũng là gì và các vấn đề có liên quan, gọi ngay 1900.6174

Tham nhũng là gì?

Khái niệm tham nhũng cần được hiểu gồm hai yếu tố la “tham” và “nhũng”. Tham là hám lợi, vụ lợi, tư lợi; nhũng là lợi dụng quyền hạn, chức vụ được giao để thỏa mãn lòng tham, lợi ích cá nhân, tư lợi cá nhân. Hai yếu tố “tham” và “nhũng” gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng là tiền đề của nhau thúc đẩy nhau.

Định nghĩa về tham nhũng hiện nay  được pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cụ thể như sau:

tham-nhung-la-gi

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”

Trong đó:

  • Cán bộ, công chức, và viên chức đều là những đối tượng có chức vụ và quyền hạn. Họ được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng để thực hiện các nhiệm vụ và công việc được giao, có thể có hoặc không nhận lương, nhưng đều có quyền hạn trong việc thực hiện trách nhiệm của mình.
  • Vụ lợi là khi những người có quyền lực lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để tìm kiếm lợi ích cá nhân, bất chấp có hợp pháp hoặc không hợp pháp của hành động đó. Đây có thể là lợi ích về vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.

Theo đó tham nhũng là việc một người lợi dụng quyền lực Nhà nước để thực hiện việc trục lợi riêng bao gồm các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô, hoặc lợi dụng địa vị công tác của mình để lợi iêng hoặc tạo ra sự xung đột về thái độ quan tâm giữa lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân để mưu cầu tư lợi.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tham nhũng là gì ? gọi ngay 1900.6174

Tham nhũng là các hành vi như thế nào?

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao phó để thực hiện những mục đích, những mưu cầu về lợi ích cá  nhân.

Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có quy định cụ thể về các hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức khu vực nhà nước thực hiện sẽ bao gồm các hành vi sau đây:

–        Tham ô tài sản

–        Nhận hối lộ;

–        Lạm dụng chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

–        Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ hoặc công vụ vì vụ lợi

–        Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

–        Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm thực hiện việc trục lợi;

tham-nhung-la-gi

–        Giả mạo trong công tác nhằm mục đích vụ lợi

–        Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

–        Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc sử dụng trái phép tài sản công vì mục đích vụ lợi

–        Nhũng nhiễu vì vụ lợi

–        Không thực hiện, thực hiện không đúng không đầy đủ các nhiệm vụ, công vụ được giao vì mục đích vụ lợi

–        Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì mục đích vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào công việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì mục đích vụ lợi.

Tại khoản 2 Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng có nêu ra các hành vi tham nhũng do người có chức vụ quyền hạn trong tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện sẽ bao gồm:

–        Tham ô tài sản

–        Nhận hối lộ

–        Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì mục đích vụ lợi

Tệ nạn tham nhũng ngày càng phát triển rất mảnh trên tất cả các lĩnh vưc của đời sống xã hội với quy mô lớn, tính chất và mức độ nguy hiểm, và được xem như một hiểm họa đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, do đó việc phòng, chống tội phạm tham nhũng hiện nay và vấn đề cấp bách được đặt ra.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 92 của Luật Phòng chống Tham Nhũng, việc xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến hành vi tham nhũng được quy định: Những cá nhân có hành vi tham nhũng được quy định tại Khoản 2 của Luật này, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ của vi phạm, sẽ phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc đối diện với trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều này rõ ràng thể hiện rằng những cá nhân phạm phải một trong 12 hành vi tham nhũng, không phân biệt vị trí chức vụ hoặc công việc mà họ đang đảm nhận. Quy định này cũng áp dụng cho cả những người đã nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc thôi việc, không phân biệt về tình trạng làm việc hiện tại của họ. Điều này nhấn mạnh sự nghiêm túc và không khoan nhượng trong việc xử lý các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trong Luật Phòng chống Tham Nhũng năm 2018, việc xử phạt các hành vi tham nhũng hành chính sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm cụ thể. Điều này có thể dẫn đến các biện pháp xử phạt tương ứng với mức độ vi phạm mà người có hành vi tham nhũng đã phạm. Điều này đặc biệt quan trọng vì đây là điều khoản trong Luật năm 2018 đề cập đến việc xử phạt vi phạm hành chính cho những hành vi tham nhũng chưa đạt đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điểm này là điểm mới so với Luật Phòng chống Tham Nhũng năm 2005. Thể hiện sự cải cách trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với các trường hợp tham nhũng không đạt đến mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự, tập trung vào xử phạt hành chính tương xứng với cấp độ của vi phạm.

Việc xác định cụ thể mức độ xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm tham nhũng vẫn chưa được quy định rõ ràng, gây ra khó khăn trong việc thực thi luật lệ này. Đặc biệt, khi đối mặt với các trường hợp vi phạm cá nhân như vậy, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP cũng không cung cấp hướng dẫn chi tiết hoặc quy định cụ thể nào về cách xử lý. Điều này dẫn đến không rõ ràng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tế.

Chỉ có một quy định duy nhất về xử lý vi phạm liên quan đến việc tặng hoặc nhận quà tặng. Theo quy định này, nếu cá nhân sử dụng tài sản công để tặng quà không theo đúng thẩm quyền hoặc không tuân thủ quy định, họ sẽ phải bồi hoàn giá trị của món quà và sẽ phải chịu hậu quả pháp lý tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản nhà nước.

Nói cách khác, trong trường hợp vi phạm quy định về tặng và nhận quà tặng, cá nhân sẽ không chỉ phải hoàn trả giá trị của món quà mà còn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tham nhũng là là hành vi như thế nào? gọi ngay 1900.6174

Hạn chế trong quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi tham nhũng

Có thể thấy, pháp luật hiện hành đã có những quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn cũng như phòng chống tệ nạn tham nhũng. Tuy nhiên, do xã hội ngày càng phát triển, những hành vi phạm tội trở lên tinh vi hơn vì vậy, một số quy định của pháp luật hiện hành đã không còn phù hợp thậm chí còn có thể gây khó khăn trong công tác phát hiện và xử lý người có hành vi vi phạm. Những hạn chế trong quy định của pháp luật có thể kể đến như:

Thứ nhất, trên thực tế sẽ rất khó để có thể xác định được chính xác tính chất cũng như mức độ vi phạm của chủ thể khi thực hiện các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018. Không có một công cụ xác định hoặc quy định cụ thể nào nhằm phân tách các tính chất cũng như mức độ vi phạm hành chính của chủ thể có hành vi tham nhũng. Điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng của cơ quan xử lý vi phạm trên thực tiễn.

tham-nhung-la-gi

Thứ hai, những quy định về phòng, chống tham nhũng được xem như những quy định gốc nhằm đối chiếu cũng như so sánh với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về việc xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng. Song những quy định về phòng, chống tham nhũng hiện nay mới chỉ quy định rất chung về việc xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng theo lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thì các hành vi tham nhũng khác của cá nhân chưa có quy định cụ thể là sẽ bị xử lý như thế nào. Đây là một thiếu sót rất lớn của pháp luật trong việc phòng, chống tham nhũng.

Thứ ba, đối với trường hợp xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý. Luật Phòng, chống tham nhũng hiện nay mới chỉ có quy định về xử lý kỷ luật đối với đối tượng này. Trên thực tế thì hình thức xử lý này vẫn được xem là quá nhẹ nhàng.

Tóm lại những quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với chủ thể có hành vi tham nhũng chưa được thể hiện rõ ràng và đầy đủ. Quy định hiện nay còn mang tính hình thức,  sự viện dẫn đến các văn bản pháp luật có liên quan vẫn còn mờ nhạt, thiếu sự gắn kết dẫn đến mơ hồ, lúng túng khi áp dụng.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những quy định của pháp luật về tham nhũng và các vấn đề có liên quan, gọi ngay 1900.6174

Công chức tham nhũng bị kỷ luật thế nào?

Tại khoản 1 Điều 92 Luật phòng chống tham nhũng có quy định: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì dù công chức đã nghỉ hưu, thôi việc, hay đã chuyển công tác và dù giữ bất kỳ chức vụ nào nếu phát hiện có hành vi tham nhũng thì đều sẽ bị xử phạt theo quy định.

Tùy vào tính chất cũng như múc độ của hành vi vi phạm thì công chức thực hiện hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính hoặc nặng nhất là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, trường hợp công chức có hành vi tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì sẽ bị tăng nặng hình thức kỷ luật, cụ thể như sau:

Đối với công chức tham nhũng

Công chức tham những sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:

Công chức bị kết án về tội phạm tham nhũng sẽ chịu các hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Nếu bị buộc thôi việc từ ngày bản án có hiệu lực, theo khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức. Nếu bị kỷ luật cách chức do tham nhũng, họ sẽ không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, theo khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Ngoài ra, Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi tham nhũng:

  • Khiển trách: Đối với vi phạm lần đầu và gây hậu quả ít nghiêm trọng.
  • Cảnh cáo: Cho những trường hợp đã bị khiển trách trước đó, hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Giáng chức: Dành cho những người đã bị cảnh cáo trước đó hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Cách chức: Áp dụng khi người vi phạm đã bị giáng chức trước đó hoặc vi phạm lần đầu với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc. Điều này cũng áp dụng khi người vi phạm thể hiện thái độ tiếp thu, sửa chữa hậu quả và có những tình tiết giảm nhẹ.
  • Buộc thôi việc: Đối với trường hợp vi phạm lần sau khi đã bị cách chức, hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Mức độ vi phạm được xác định theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:

  • Hậu quả ít nghiêm trọng: Có tác động không lớn, chỉ ảnh hưởng nội bộ và uy tín của cơ quan.
  • Hậu quả nghiêm trọng: Gây tác động rộng ra ngoài cơ quan, tạo ra dư luận xấu và làm giảm uy tín.
  • Hậu quả rất nghiêm trọng: Ảnh hưởng đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín cơ quan.
  • Đặc biệt nghiêm trọng: Tác động rất lớn đến xã hội, tạo ra dư luận cực kỳ bức xúc và làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức.

Đối với người đứng đầu cơ quan có công chức tham nhũng

Không chỉ những công chức tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật, mà ngay cả các quan chức cấp cao, hoặc cấp phó của họ, trong cơ quan mà họ quản lý cũng có thể chịu các biện pháp kỷ luật nếu có vụ việc tham nhũng diễn ra dưới sự quản lý của họ.

Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật cụ thể như sau:

  • Khiển trách: Được áp dụng khi có vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng, và công chức tham nhũng chưa bị xử lý hình sự hoặc chỉ bị xử lý hình sự với hình phạt nhẹ.
  • Cảnh cáo: Áp dụng khi xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc khi có nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng là khi công chức tham nhũng bị phạt tù từ 03 đến 07 năm.
  • Cách chức: Được áp dụng khi có vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng. Vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là khi công chức bị phạt tù từ 07 đến 15 năm; còn đặc biệt nghiêm trọng là khi bị phạt từ 15 năm trở lên, chung thân hoặc tử hình. Những biện pháp này sẽ được áp dụng đối với những người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi vụ việc tham nhũng xảy ra dưới sự quản lý của họ.

tham-nhung-la-gi

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về công chức tham nhũng kỷ luật ra sao, gọi ngay 1900.6174

Tham nhũng có bị đi tù không?

Nếu hành vi tham nhũng có đủ các dấu hiệu cấu thành các tội phạm được quy định từ điều 353 đến điều 359 Bộ luật hình sự 2015 thì người vi phạm rất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nhẹ nhất là 1 năm tù giam và cao nhất là tử hình, đối với các tội phạm về tham nhũng sau đây:

– Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015

– Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015

– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 355 Bộ luật hình sự 2015

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự 2015

– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 357 Bộ luật hình sự 2015

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi quy định tại Điều 358 Bộ luật hình sự 2015

– Tội giả mạo trong công tác quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tham nhũng có bị đi tù không? gọi ngay 1900.6174

Những nội dung trên là toàn bộ những chia sẻ của Luật Thiên Mã về vấn đề tham nhũng là gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về tham nhũng từ đó có thể tự điều chỉnh được hành vi của mình tránh phải chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật khi vi phạm. Nếu các bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất. 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7