Tin pháp luật

Phòng chống tham nhũng là gì? Mẫu đơn tố cáo tham nhũng 2023

Phòng chống tham nhũng là gì? Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ “Tham nhũng” được biết đến rộng rãi và quen thuộc đối với mọi người. Tham nhũng là một vấn nạn gây nhức nhối, làm rối loạn kinh tế, chính trị của đất nước. Để thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước đã ban hành những quy định, nghị định chặt chẽ để phòng chống tham nhũng.

Bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến vấn nạn tham nhũng, cũng như những quy định về phòng chống tham nhũng. Nếu quý độc giả có thắc mắc, hay câu hỏi liên quan về vấn đề tham nhũng, hay những vấn đề pháp luật khác, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900 6174, để được hỗ trợ giải đáp. 

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về vấn đề phòng chống tham nhũng là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Tham nhũng là gì?

Có thể nói, tham nhũng là vấn nạn mang tính lịch sử, len lỏi trong sự tồn tại và phát triển của  bộ máy Nhà nước từ. Tham nhũng được định nghĩa tại Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng, cụ thể: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. 

Những người có chức vụ, quyền hạn là những cán bộ, công chức, viên chức, được bổ nhiệm và có quyền hạn trong nhiệm vụ được giao. Thực hiện hành vi vụ lợi, là lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất một cách không chính đáng.

Các hành vi chống tham nhũng, bao gồm: Tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ…Tham nhũng là quốc nạn của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – chính trị, len lỏi và ăn mòn lợi ích của tất cả người dân. 

Như vậy, có thể thấy tham nhũng là hành của những người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để đạt những mục đích, lợi ích bất hợp pháp. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay đáng báo động, nghiêm trọng.

phong-chong-tham-nhung-la-gi-6

>>>Luật sư giải đáp miễn phí tham nhũng là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Hành vi nào bị coi là tham nhũng?

Những hành vi được coi là tham nhũng được quy định tại Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, bao gồm:

– Tội nhận hối lộ 

– Tội tham ô tài sản 

– Tội lạm dụng quyền hạn, chức vụ chiếm để đoạt tài sản 

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hành trong quá trình thực hiện, vì mục đích vụ lợi 

– Tội lạm dụng quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, vì mục đích vụ lợi 

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác, vì mục đích lợi ích cá nhân

– Tội giả mạo công tác để trục lợi 

– Tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ để để giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức vi mục đích vụ lợi 

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản, mục đích vụ lợi

– Tội nhũng nhiễu với mục đích vụ lợi 

– Tội không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm vì mục đích vụ lợi 

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật, vì mục đích vụ lợi 

Như vậy, nhưng hành vi trên sẽ được xem là tội phạm tham nhũng, sẽ bị xử lý các hình phạt theo quy định của luật hình sự. 

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các hành vi được coi là tham nhũng? Gọi ngay: 1900.6174

Phòng chống tham nhũng là gì?

Cho tới hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật, hay Nghị định nào quy định hay định nghĩa về khái niệm phòng chống tham nhũng.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, phòng chống tham nhũng là việc của toàn công dân, của cơ quan Nhà nước và người dân, tham gia phòng chống và ngăn chặn những hành vi tham nhũng, Nhà nước ban hành những quy định pháp luật để thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, xử lý những hành vi tham nhũng và cảnh cáo, răn đe những hành vi khác, những người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để trục lợi cá nhân 

Vì vậy, có thể hiểu phòng chống tham nhũng là việc của tất cả mọi người, là trách nhiệm và nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước, thực hiện công tác phòng chống vấn nạn tham nhũng, của các cán bộ, công chức có quyền hạn, thực hiện hành vi tham nhũng để vụ lợi. 

phong-chong-tham-nhung-la-gi-2

>>>Chuyên viên tư vấn giải đáp miễn phí phòng chống tham nhũng là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Giải pháp phòng chống tham nhũng

Một số giải pháp phòng chống tham nhũng, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, cụ thể: 

– Thứ nhất, chú trọng và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, gắn với thực hiện tốt chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng. Cán bộ, Đảng viên thực hiện công tác đẩy mạnh học tập, tư tưởng, đạo đức, học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường xây dựng đội ngũ, hình ảnh, chỉnh đốn tác phong, đẩy lùi những tư tưởng suy thoái đạo đức, lối sống cá nhân hoá, vật chất hoá. 

– Thứ hai, xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử của cán bộ, Đảng viên trong công việc và trách nhiệm đối với cơ quan, Nhà nước, thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao. Có các cơ chế khen thưởng phù hợp, đúng quy định đối với những tấm gương tiêu biểu, có công tác tốt trong quá trình làm việc; Nâng cao mức sống cho cán bộ thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, chế độ đãi ngộ xứng đáng 

– Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, các cán bộ công chức; siết chặt kỷ luật; kỷ cương của Đảng. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, và thực hiện một cách nghiêm minh, công khai, công bằng. Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên, đối với những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng; phát huy hơn nữa vai trò của Nhân dân 

– Thứ tư, thực hiện cải cách chính quyền quyết liệt hơn, chú trọng công tác rà soát; mở rộng các lĩnh vực công trực tuyến công khai, văn minh. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và pháp luật, kỷ luật đối với hành vi vi phạm. 

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về giải pháp phòng chống tham nhũng? Gọi ngay: 1900.6174

Mẫu đơn tố cáo tham nhũng

 Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

  Độc lập – Tự do – hạnh phúc 

 

            ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG  

 

Kính gửi: – Công an quận/huyện: 

Tôi là: 

Năm sinh :

CCCD:                              Cấp ngày.

Hộ khẩu thường trú:

Địa chỉ hiện tại: 

Nghề nghiệp: 

Số điện thoại: 

Tôi làm đơn này tố giác hành vi vi phạm của ông/bà …….sinh năm trú tai:… Nội dung vụ việc như sau: Ngày …/…/20. Hành vi vi tham nhũng của đối tượng …………… được thể hiện như sau: 2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ông/bà.. đã vi phạm điều .. luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Chúng tôi xin tường trình, báo cáo sự việc và đề nghị các Quý cơ quan điều tra các nội dung liên quan tới những hành vi phạm pháp của đối tượng bằng văn bản để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Ông/bà.. Nay bằng đơn này và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, kính đề nghị các Quý cơ quan xác minh điều tra làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng……để đảm bảo việc tuân theo pháp luật được thực thi nghiêm túc.

Đề nghị Quý cơ quan giải quyết, xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh …… về hành vi tham nhũng. 

Lời cam kết: 

 

Người tố giác (ký họ tên) 

phong-chong-tham-nhung-la-gi-1

>>>Xem thêm: Tham nhũng phi vật chất – Thực trạng, trách nhiệm pháp lý

Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo tham nhũng

Nội dung đơn tố cáo tội phạm phải đảm bảo đầy đủ nội dung, nơi gửi đơn, thông tin người gửi đơn, đơn gửi đến cơ quan nào; thông tin người bị tố giác; ghi rõ và đầy đủ nội dung tố giác; nội dung yêu cầu giải quyết; 

Cơ quan điều tra sẽ dựa vào nội dung ghi trên tố cáo, để tố giác hành vi vi phạm pháp luật, điều tra hành vi và xử lý theo quy định của pháp luật. 

Đơn tố cáo thể hiện quyền của công dân, trong việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước và người dân. 

>>>Xem thêm: Chủ thể tham nhũng là ai? Tham nhũng bị xử lý như thế nào?

 Những thông tin trên là toàn bộ những vấn đề liên quan, những quy định về công tác phòng chống tham nhũng là gì? Tham nhũng là quốc nạn đang diễn ra ngày càng phức tạp, trên tất cả mọi lĩnh vực, không chỉ Trung ương mà các địa phương, hình thức tham nhũng, bòn rút nhỏ lẻ vẫn đang diễn ra. Tham nhũng kéo nền kinh tế của một đất nước đi xuống, làm rối loạn, bất ổn định về mặt chính trị, kinh tế và xã hội, là nguồn gốc và mầm mống của những tội phạm khác.

Vì vậy, cần có những biện pháp, hình thức xử lý, hình phạt chặt chẽ hơn, nghiêm khắc, công khai và dân chủ hơn. Nếu các bạn có thắc mắc về vấn đề tham nhũng, hay bất cứ vấn đề pháp luật khác hãy gọi cho Luật Thiên Mã theo số điện thoại 1900 6174.     

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7