Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp trọn gói 2021

Như các bạn đã biết, doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Thành lập công ty/ doanh nghiệp là bước đi đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp, nó giúp chúng ta tiến hành việc kinh doanh một cách hợp pháp, đầy đủ tư cách pháp nhân khi làm việc với đối tác. Hiện nay, trên thị trường các bạn dễ dàng tìm thấy các công ty cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ, siêu rẻ. Tuy nhiên chúng tôi khuyến khích khách hàng nên tìm những công ty có năng lực, trách nhiệm trong lĩnh vực tư vấn và đại diện pháp lí để để việc kinh doanh của bạn không bị gián đoạn.

Điều cần biết trước khi thành lập công ty/ doanh nghiệp

Xác định đúng loại hình doanh nghiệp.

Theo như luật doanh nghiệp 2020 quy định thì có các loại hình doanh nghiệp được áp dụng bao gồm: Các công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Khái niệm, đặc điểm, ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH 1 thành viên vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH một thành viên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Căn cứ theo quy định của Điều 74, Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm những đặc điểm sau:

  1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
  2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  4. Được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Công ty tnhh một thành viên là gì? Đặc điểm? Cơ cấu tổ chức

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

so-dien-thoai

Căn cứ theo điều 46, Luật Doanh nghiệp 2020 thì Công ty TNHH Hai thành viên bao gồm những đặc điểm sau:

  1. Đây là loại hình doanh nghiệp mà trong đó từ 2- 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
  2. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần).
  4. Được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Khái niệm & đặc điểm Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần.

Căn cứ theo quy định tại điều 111, Luật Doanh nghiệp 2020  thì Công ty cổ phần bao gồm những đặc điểm sau:

  1. Công ty cổ phần là một doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy khác của pháp luật;

2. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ theo quy định tại điều 88, Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:

  1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ các quy định khác.
  •      Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật gồm: Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ công ty con
  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của pháp luật gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ theo quy định tại điều 188, Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:

Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu
  1.  Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Không được phát hành bất kỳ các loại chứng khoán nào.
  3. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân (không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh)
  4. Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Công ty hợp danh

Căn cứ theo quy định của điều 177, Luật Doanh nghiệp 2020 thì Công ty Hợp Danh được hiểu là

Đây là loại hình doanh nghiệp mà trong đó:

Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay
  1. Đây là một loại hình danh nghiệp
  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  •  Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ đối với công ty;
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

       2. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Đăt tên cho công ty/ doanh nghiệp.

Làm thế nào để đặt được 1 cái tên vừa ấn tượng, vừa dễ nhớ??? Có một số người lại muốn đặt tên công hợp với phong thủy…chung quy lại đây là vấn đề không hề dễ dàng. Chúng tôi có thể gợi ý cho bạn 1 số quy tắc đặt tên công ty như sau:

Đăt tên công ty
Làm sao đặt tên công ty cho doanh nghiệp thật hay và ý nghĩa và nhất là hợp phong thủy
  • Đặt theo tên chủ sở hữu công ty
  • Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số
  • Đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh
  • Đặt tên công ty thể hiện sự quyết tâm
  • Đặt tên công ty để truyền cảm hứng

Xác định rõ địa chỉ, trụ sở công ty

Căn cứ vào điều 42 luật doanh nghiệp 2020 về quy định khi chọn trụ sở chính của công ty. Do đó khi chọn hoặc đặt trụ sở chính công ty các bạn cần tuân theo các quy tắc sau:

  • Được đặt ở lãnh thổ Việt Nam.
  • Là địa chỉ liên lạc của công ty/ doanh nghiệp.
  • Được xác định theo địa giới hành chính.
  • Có số điện thoại, số fax và thư điện tử nếu có.

Vốn điều lệ thành lập công ty

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ
Tại sao góp vốn điều lệ thành lập công ty TNHH 1TV, 2TV, Cổ phần không đủ mà công ty vẫn hoạt động

Điều kiện thành lập công ty

Theo quy định tại Điều 17, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể thành lập công ty/ doanh nghiệp. Một số cá nhân, tổ chức không được phép thành lập công ty. Do đó khi muốn thành lập công ty/ doanh nghiệp thì cần phải tìm hiểu kỹ càng. 

Điều kiện thành lập công ty
Tìm hiểu kĩ về điều kiện về chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam

Hồ sơ thành lập công ty TNHH Một thành viên

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có bộ hồ sơ riêng, tuy nhiên ở đây chúng tôi sẽ nói đến bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN hồ sơ bao gồm:

hồ sơ thành lập công ty
Nếu như bạn đang có ý định thành lập công ty, doanh nghiệp trong năm 2020 và đang hoàn toàn bế tắt về hồ sơ, thủ tục
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty (theo mẫu quy định) 
  • Điều lệ công ty
  • Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (theo mẫu quy định)
  • Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật

Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ cần bổ sung thêm các giấy tờ liên quan khác, do đó để có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ thì cần phải đọc kỹ các quy định của pháp luật về vấn đề này.

Quy trình, thủ tục (các bước) thành lập công ty.

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định 
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký
  • Bước 3: Bổ sung hồ sơ, giấy tờ còn thiếu theo quy định trong trường hợp hồ sơ còn thiếu trong thời gian quy định
  • Bước 4: Chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  • Bước 5: bạn sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh sau 5 ngày làm việc.

Ngoài ra đối với từng trường hợp cụ thể, bạn có thể thực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thực hiện giải quyết trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia. Ngoài ra, việc nộp hồ sơ cũng có thể được gửi thông qua dịch vụ bưu chính.

Đăng ký thành lập công ty ở đâu.

Căn cứ theo nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc thành lập doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tới cơ quan như sau:

luật thiên mã
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại luật thiên mã rẻ – nhanh – uy tín
  • Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Ở huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Điều cần biết sau khi thành lập công ty

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục về giấy tờ thì coi như bạn đã hoàn được 3/4 chặng được trong việc tạo dựng doanh nghiệp của bạn. Vậy, việc tiếp theo bạn cần phải làm là gì?

Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Nội dung của bố cáo bao gồm:

  • Nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Ngành, nghề kinh doanh.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Bạn có quyền quyết định về số lượng, hình thức và nội dung con dấu mà không cần báo với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, sau khi tiến hành khắc dấu, bạn phải tiến hành thông báo mẫu con dấu vói cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia.

Đăng ký thuế (ở đây là thuế môn bài)

  • Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế, việc này chậm trễ có thể bạn sẽ bị xử phạt rất nặng được quy định cụ thể tại điều 13 nghị định 125/2020/NĐ-CP.
  • Sau khi có đăng ký thuế, bạn phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Những câu hỏi gặp phải trong quá trình thành lập công ty.

Thành lập công ty mất bao lâu

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 về trình tự và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì thời gian là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ( trong trường hợp hồ sơ đầy đủ không cần bổ sung). 

Thành lập công ty có cần bằng cấp không

Việc thành lập công ty không cần bằng cấp, trừ những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

Trên đây là kiến thức từ A – Z trong quá trình thành lập công ty/ doanh nghiệp đúng luật để các bạn tham khảo. Hoặc dành cho những trường hợp hạn chế về kinh phí thì các bạn có thể tự tiến hành xây dựng “đế chế” cho riêng mình được. Chúng tôi không đảm bảo cho các bạn những gói giá dịch vụ rẻ, siêu rẻ nhưng sẽ cung cấp cho các bạn gói dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và sẽ luôn bên bạn suốt chặng đường.

Bạn đang xem bài viết “dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại hà nội & HCMtại chuyên mụcdịch vụ doanh nghiệp