Công chức tham nhũng bị kỷ luật là một trong những nội dung trọng tâm trong công cuộc phòng, chống tham nhũng trong khu vực nhà nước. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành, hành vi tham nhũng của công chức không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn chịu các hình thức kỷ luật nghiêm khắc về hành chính – chính trị, tùy theo mức độ vi phạm.
Các hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi tham nhũng bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Trong trường hợp có đủ dấu hiệu tội phạm, công chức sẽ bị tạm đình chỉ công tác, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 – Điều 354 (tội nhận hối lộ) hoặc các điều luật liên quan.
📌 Trong giai đoạn 2025–2030, với xu hướng siết chặt kỷ luật hành chính và tăng cường xử lý trách nhiệm người đứng đầu, hành vi tham nhũng, tiêu cực của công chức – dù xảy ra ở cấp cơ sở hay trung ương – đều có thể bị xử lý nghiêm minh và công khai theo quy trình kỷ luật Đảng, Nhà nước và pháp luật hình sự.
👉 Trong nội dung dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ phân tích cụ thể:
✅ Thế nào là công chức tham nhũng?
✅ Các hình thức kỷ luật hành chính theo quy định
✅ Khi nào bị truy cứu hình sự và bị buộc thôi việc
✅ Các trường hợp thực tế và khung hình phạt tương ứng
>>> Hành động ngay để không mất thêm thời gian, tiền của và sức lực vì rắc rối pháp lý! Đặt lịch tư vấn với Luật sư hôm nay – chỉ một khoản phí nhỏ mang lại giá trị lớn: giải pháp nhanh, lợi ích tối ưu. Hoàn phí nếu chọn gói trọn gói khi thuê luật sư sau thanh toán. Thanh toán và đặt lịch ngay!
Tham nhũng là gì?
Khái niệm tham nhũng cần được hiểu gồm hai yếu tố la “tham” và “nhũng”. Tham là hám lợi, vụ lợi, tư lợi; nhũng là lợi dụng quyền hạn, chức vụ được giao để thỏa mãn lòng tham, lợi ích cá nhân, tư lợi cá nhân. Hai yếu tố “tham” và “nhũng” gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng là tiền đề của nhau thúc đẩy nhau.
Định nghĩa về tham nhũng hiện nay được pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cụ thể như sau:
“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”
Trong đó:
- Cán bộ, công chức, và viên chức đều là những đối tượng có chức vụ và quyền hạn. Họ được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng để thực hiện các nhiệm vụ và công việc được giao, có thể có hoặc không nhận lương, nhưng đều có quyền hạn trong việc thực hiện trách nhiệm của mình.
- Vụ lợi là khi những người có quyền lực lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để tìm kiếm lợi ích cá nhân, bất chấp có hợp pháp hoặc không hợp pháp của hành động đó. Đây có thể là lợi ích về vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
Theo đó tham nhũng là việc một người lợi dụng quyền lực Nhà nước để thực hiện việc trục lợi riêng bao gồm các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô, hoặc lợi dụng địa vị công tác của mình để lợi iêng hoặc tạo ra sự xung đột về thái độ quan tâm giữa lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân để mưu cầu tư lợi.
>>> Nhanh tay đặt lịch tư vấn với luật sư hình sự của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc pháp lý, đảm bảo quyền lợi và sự an tâm cho bạn!
Tham nhũng là các hành vi như thế nào?
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao phó để thực hiện những mục đích, những mưu cầu về lợi ích cá nhân.
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có quy định cụ thể về các hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức khu vực nhà nước thực hiện sẽ bao gồm các hành vi sau đây:
– Tham ô tài sản
– Nhận hối lộ;
– Lạm dụng chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ hoặc công vụ vì vụ lợi
– Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm thực hiện việc trục lợi;
– Giả mạo trong công tác nhằm mục đích vụ lợi
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc sử dụng trái phép tài sản công vì mục đích vụ lợi
– Nhũng nhiễu vì vụ lợi
– Không thực hiện, thực hiện không đúng không đầy đủ các nhiệm vụ, công vụ được giao vì mục đích vụ lợi
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì mục đích vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào công việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì mục đích vụ lợi.
Tại khoản 2 Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng có nêu ra các hành vi tham nhũng do người có chức vụ quyền hạn trong tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện sẽ bao gồm:
– Tham ô tài sản
– Nhận hối lộ
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì mục đích vụ lợi
Tệ nạn tham nhũng ngày càng phát triển rất mảnh trên tất cả các lĩnh vưc của đời sống xã hội với quy mô lớn, tính chất và mức độ nguy hiểm, và được xem như một hiểm họa đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, do đó việc phòng, chống tội phạm tham nhũng hiện nay và vấn đề cấp bách được đặt ra.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 92 của Luật Phòng chống Tham Nhũng, việc xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến hành vi tham nhũng được quy định: Những cá nhân có hành vi tham nhũng được quy định tại Khoản 2 của Luật này, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ của vi phạm, sẽ phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc đối diện với trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều này rõ ràng thể hiện rằng những cá nhân phạm phải một trong 12 hành vi tham nhũng, không phân biệt vị trí chức vụ hoặc công việc mà họ đang đảm nhận. Quy định này cũng áp dụng cho cả những người đã nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc thôi việc, không phân biệt về tình trạng làm việc hiện tại của họ. Điều này nhấn mạnh sự nghiêm túc và không khoan nhượng trong việc xử lý các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trong Luật Phòng chống Tham Nhũng năm 2018, việc xử phạt các hành vi tham nhũng hành chính sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm cụ thể. Điều này có thể dẫn đến các biện pháp xử phạt tương ứng với mức độ vi phạm mà người có hành vi tham nhũng đã phạm. Điều này đặc biệt quan trọng vì đây là điều khoản trong Luật năm 2018 đề cập đến việc xử phạt vi phạm hành chính cho những hành vi tham nhũng chưa đạt đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điểm này là điểm mới so với Luật Phòng chống Tham Nhũng năm 2005. Thể hiện sự cải cách trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với các trường hợp tham nhũng không đạt đến mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự, tập trung vào xử phạt hành chính tương xứng với cấp độ của vi phạm.
>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
Hạn chế trong quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi tham nhũng
Có thể thấy, pháp luật hiện hành đã có những quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn cũng như phòng chống tệ nạn tham nhũng. Tuy nhiên, do xã hội ngày càng phát triển, những hành vi phạm tội trở lên tinh vi hơn vì vậy, một số quy định của pháp luật hiện hành đã không còn phù hợp thậm chí còn có thể gây khó khăn trong công tác phát hiện và xử lý người có hành vi vi phạm. Những hạn chế trong quy định của pháp luật có thể kể đến như:
Thứ nhất, trên thực tế sẽ rất khó để có thể xác định được chính xác tính chất cũng như mức độ vi phạm của chủ thể khi thực hiện các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018. Không có một công cụ xác định hoặc quy định cụ thể nào nhằm phân tách các tính chất cũng như mức độ vi phạm hành chính của chủ thể có hành vi tham nhũng. Điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng của cơ quan xử lý vi phạm trên thực tiễn.
Thứ hai, những quy định về phòng, chống tham nhũng được xem như những quy định gốc nhằm đối chiếu cũng như so sánh với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về việc xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng. Song những quy định về phòng, chống tham nhũng hiện nay mới chỉ quy định rất chung về việc xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng theo lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thì các hành vi tham nhũng khác của cá nhân chưa có quy định cụ thể là sẽ bị xử lý như thế nào. Đây là một thiếu sót rất lớn của pháp luật trong việc phòng, chống tham nhũng.
Thứ ba, đối với trường hợp xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý. Luật Phòng, chống tham nhũng hiện nay mới chỉ có quy định về xử lý kỷ luật đối với đối tượng này. Trên thực tế thì hình thức xử lý này vẫn được xem là quá nhẹ nhàng.
Tóm lại những quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với chủ thể có hành vi tham nhũng chưa được thể hiện rõ ràng và đầy đủ. Quy định hiện nay còn mang tính hình thức, sự viện dẫn đến các văn bản pháp luật có liên quan vẫn còn mờ nhạt, thiếu sự gắn kết dẫn đến mơ hồ, lúng túng khi áp dụng.
>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
Công chức tham nhũng bị kỷ luật thế nào?
Tại khoản 1 Điều 92 Luật phòng chống tham nhũng có quy định: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì dù công chức đã nghỉ hưu, thôi việc, hay đã chuyển công tác và dù giữ bất kỳ chức vụ nào nếu phát hiện có hành vi tham nhũng thì đều sẽ bị xử phạt theo quy định.
Tùy vào tính chất cũng như múc độ của hành vi vi phạm thì công chức thực hiện hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính hoặc nặng nhất là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, trường hợp công chức có hành vi tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì sẽ bị tăng nặng hình thức kỷ luật, cụ thể như sau:
Đối với công chức tham nhũng
Công chức tham những sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:
Công chức bị kết án về tội phạm tham nhũng sẽ chịu các hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Nếu bị buộc thôi việc từ ngày bản án có hiệu lực, theo khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức. Nếu bị kỷ luật cách chức do tham nhũng, họ sẽ không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, theo khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
Ngoài ra, Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi tham nhũng:
- Khiển trách: Đối với vi phạm lần đầu và gây hậu quả ít nghiêm trọng.
- Cảnh cáo: Cho những trường hợp đã bị khiển trách trước đó, hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
- Giáng chức: Dành cho những người đã bị cảnh cáo trước đó hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Cách chức: Áp dụng khi người vi phạm đã bị giáng chức trước đó hoặc vi phạm lần đầu với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc. Điều này cũng áp dụng khi người vi phạm thể hiện thái độ tiếp thu, sửa chữa hậu quả và có những tình tiết giảm nhẹ.
- Buộc thôi việc: Đối với trường hợp vi phạm lần sau khi đã bị cách chức, hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Mức độ vi phạm được xác định theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
- Hậu quả ít nghiêm trọng: Có tác động không lớn, chỉ ảnh hưởng nội bộ và uy tín của cơ quan.
- Hậu quả nghiêm trọng: Gây tác động rộng ra ngoài cơ quan, tạo ra dư luận xấu và làm giảm uy tín.
- Hậu quả rất nghiêm trọng: Ảnh hưởng đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín cơ quan.
- Đặc biệt nghiêm trọng: Tác động rất lớn đến xã hội, tạo ra dư luận cực kỳ bức xúc và làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức.
Đối với người đứng đầu cơ quan có công chức tham nhũng
>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!
Tham nhũng có bị đi tù không?
Nếu hành vi tham nhũng có đủ các dấu hiệu cấu thành các tội phạm được quy định từ điều 353 đến điều 359 Bộ luật hình sự 2015 thì người vi phạm rất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nhẹ nhất là 1 năm tù giam và cao nhất là tử hình, đối với các tội phạm về tham nhũng sau đây:
– Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015
– Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015
– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 355 Bộ luật hình sự 2015
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự 2015
– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 357 Bộ luật hình sự 2015
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi quy định tại Điều 358 Bộ luật hình sự 2015
– Tội giả mạo trong công tác quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015
>>> Thanh toán nhanh, nhận tư vấn chất lượng từ luật sư, giải quyết vấn đề hiệu quả – tất cả chỉ trong một cuộc hẹn!
Kết luận của luật sư tư vấn luật hình sự
Công chức có hành vi tham nhũng không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn phải đối mặt với các hình thức kỷ luật nghiêm khắc như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc – tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả gây ra. Trong nhiều trường hợp, quá trình xử lý kỷ luật song song với điều tra hình sự, khiến người liên quan gặp áp lực lớn cả về pháp lý lẫn tâm lý.
Do đó, việc có luật sư hình sự am hiểu pháp luật cán bộ – công chức đồng hành từ sớm là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và định hướng chiến lược xử lý phù hợp.
Với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự – công vụ, Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng hỗ trợ công chức, viên chức và cá nhân liên quan trong các vụ việc có yếu tố sai phạm, kỷ luật hoặc truy tố.
👉 Đặt lịch tư vấn với Luật sư hình sự tại Luật Thiên Mã ngay hôm nay để được hướng dẫn và hỗ trợ cụ thể.
📞 Gọi ngay hotline 0977.523.155 để kết nối trực tiếp với luật sư phụ trách vụ việc!