action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Quy Định Về Vốn Điều Lệ Của Công Ty Hợp Danh

Mỗi một loại hình doanh nghiệp khác nhau thì vốn điều lệ tương ứng sẽ khác nhau. Vốn điều lệ trong công ty hợp danh thì sao? Thủ tục cần có để thay đổi là gì? Hãy cùng tham khảo bài chia sẻ sau của Công Ty Luật Thiên Mã.

Vốn điều lệ trong công ty hợp danh là gì

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014: Vốn điều lệ trong công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty công ty hợp danh.

Theo đó, tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty hợp danh đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập chính là vốn điều lệ của công ty hợp danh.

Tương tự những loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ của công ty hợp danh có thể được thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi thay đổi vốn điều lệ, công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.

Để hiểu rõ hơn về vốn điều lệ cũng như những quy định về nó mời bạn tham khảo thêm tại đây.

Vốn điều lệ khi thành lập công ty hợp danh là bao nhiêu?

vốn điều lệ trong công ty hợp danh
Vốn điều lệ trong công ty hợp danh. Nguồn Internet

Là dạng thức công ty đối nhân, trong công ty hợp danh yếu tố được quan tâm hàng đầu là yếu tố nhân thân. Quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty.

Theo đó, thành viên công ty hợp danh có hai loại là thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. Bên cạnh sự khác nhau về tên gọi, chế độ trách nhiệm, về hình thức góp vốn vào công ty giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn cũng có sự khác nhau.

Đối với thành viên góp vốn phải góp vốn vào công ty bằng tài sản hữu hình như tiền,tài sản tương đương khác. Còn thành viên hợp danh có thể góp vốn vào công ty bằng những thứ mang tính phi vật chất như uy tín, kinh nghiệm, bí quyết, …

Tài sản Công ty hợp danh bao gồm những loại tài sản sau: Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty. Tài sản góp vốn ở đây là vốn góp của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. 

Thủ tục góp vốn thành lập công ty hợp danh

Để thực hiện góp vốn thành lập công ty hợp danh, cần:

Trước hết, định giá tài sản góp vốn. Theo Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014

Thứ nhất, Tài sản góp vốn bao gồm là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Thứ hai, tiến hành góp vốn. Tùy thuộc tài sản góp vốn mà thủ tục tiến hành sẽ khác nhau. Đối với tài sản phải đăng ký sở hữu thì thành viên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu  việc góp vốn được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Thứ ba, cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Vào thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.

Đó là những thủ tục quan trọng đối với công ty hợp danh. Vậy nếu trường hợp bạn là một công ty TNHH thì sao? Thủ tục góp vốn điều lệ trong công ty TNHH như thế nào? Để nắm được điều này bạn hãy tham khảo nhé.

 

so-dien-thoai-tu-van

 

Chuyển nhượng vốn góp trong công ty hợp danh

Theo quy định tại khoản 3, Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2014 về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh. Đối với phần vốn góp của thành viên hợp danh, thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Quy định này xuất phát từ bản chất đối nhân của công ty hợp danh. Do giữa các thành viên hợp danh có sự liên kết, kết nối trên một nền tảng nhất định. Vậy nên khi chuyển nhượng vốn góp thành viên hợp danh sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi. Bởi vậy, thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp cho người khác khi nhận được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng đối với thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, bởi tính chất đối vốn nên việc chuyển nhượng phần vốn góp của loại thành viên này cho người khác là khá tự do và dễ dàng. Điều này cũng dễ hiểu bởi thành viên góp vốn chỉ là những nhà trợ lực về vốn cho công ty, giúp công ty có khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh của mình, còn thay đổi loại hình thành viên này cũng không làm ảnh hưởng đến cơ cấu nhân sự, sự tồn tại của công ty cũng như tính đối nhân của nó.

Huy động vốn trong công ty hợp danh

Trước khi thành lập một doanh nghiệp, chắc hẳn bạn phải xác định vốn điều lệ là bao nhiêu. Nếu nguồn lực bạn không đủ thì chỉ có một giải pháp là huy động vốn.

Công ty hợp danh, bên cạnh những ưu điểm về cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, có độ tin cậy cao cũng tồn tại một số hạn chế. Mà cụ thể là hạn chế về huy động vốn. Khoản 3 Điều 172 Luật Doanh nghiệp có quy định công ty hợp danh không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Với quy định này, đưa lại một hạn chế lớn cho công ty hợp danh về khả năng huy động vốn. Nếu công ty hợp danh được phát hành chứng khoán sẽ ảnh hưởng tới công ty, bởi cũng xuất phát từ bản chất của công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp đối nhân.

Tuy vậy, trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh vẫn có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của các thành viên trong công ty hoặc tiếp nhận thành viên mới, kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn và trở thành thành viên góp vốn theo quy định cảu pháp luật và điều lệ công ty.

Đó là giải pháp khi bạn huy động vốn trong công ty hợp danh, nếu bạn đang theo một loại hình doanh nghiệp cổ phần, thì làm thế nào để xác định mức vốn điều lệ trong công ty cổ phần?

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp năm 2014
  • Luật đầu tư năm 2014
  • Các văn bản pháp luật khác liên quan

Với những thông tin các biên tập viên Luật đưa ra trên đây, hi vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về vốn điều lệ trong công ty hợp danh.

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7