action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Quy định thay đổi chỉ huy trưởng công trình cập nhật đầy đủ, chi tiết

Quy định thay đổi chỉ huy trưởng công trình là một trong những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ của công trình đó. Thông tin đặc biệt liên quan tới vấn đề này sẽ có trong bài viết dưới đây.

Chỉ huy trưởng công trình là khái niệm được hiểu như thế nào?

Trước khi tìm hiểu rõ hơn về quy định thay đổi chỉ huy trưởng công trình, bạn cần hiểu rõ chỉ huy trưởng công trình là gì để có một cái nhìn khái quát nhất về vấn đề này.

Theo đó, chỉ huy trưởng công trình là nhà tổ chức sản xuất xây dựng, có nhiệm vụ tổ chức nhân lực, huy động thiết bị, thực thi công nghệ tác động vào vật tư xây dựng, nhằm tạo ra sản phẩm xây dựng bán cho chủ đầu tư.

Điều kiện để có thể trở thành chỉ huy trưởng công trình

Theo Điều 53 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP, để có thể trở thành chỉ huy trưởng công trình, cần đáp ứng những yêu cầu, điều kiện như sau:

  • Hạng I: Những người có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; từng làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại;
  • Hạng II: Những người có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc những người có chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã từng làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
  • Hạng III: Những người có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc có chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

Mẫu công văn thay đổi chỉ huy trưởng công trình

Theo Điều 64 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì năng lực của chỉ huy trưởng công trường ngày 07/02/2005 của Chính phủ quy định, chỉ huy trưởng công trình chính là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cũng như quyết định tới kết quả dự thầu của đơn vị/tổ chức thi công xây dựng công trình.

Cũng tương tự như khi thiết lập hồ sơ năng lực của chỉ huy trưởng công trình, nhà thầu cần bố trí được chỉ huy trưởng thay thế có những điều kiện, tiêu chí đã được nêu trong phần trên.

Trên cơ sở văn bản do nhà thầu đề nghị, chủ đầu tư sẽ căn cứ vào đó để xem xét, cân nhắc và chấp thuận đề nghị thay đổi chỉ huy trưởng công trình. Theo quy định, đề nghị của nhà thầu chỉ được chấp thuận khi chủ đầu tư xét thấy chỉ huy thay thế có đủ điều kiện, năng lực đáp ứng đầy đủ tiêu chí của vị trí này.

Trách nhiệm của các chỉ huy trưởng công trình 

Quy định thay đổi chỉ huy trưởng công trình đã được chia sẻ trong phần trên của bài viết. Ở phần này, chúng tôi muốn chia sẻ về trách nhiệm của những người làm chỉ huy trưởng công trình để giúp bạn đọc có được hình dung bao quát về vị trí này. Theo đó, nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình gồm 2 nhóm nhiệm vụ chính:

  • Nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, tổ chức, đảm bảo đời sống toàn công trường:
  • Đốc thúc tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý;
  • Xây dựng tiến độ thi công theo tuần hoặc hàng tháng;
  • Kiểm soát cán bộ kỹ thuật thực thi và tiến độ, chất lượng của các nhà thầu phụ (nếu có);
  • Tổ chức họp định kỳ hoặc đột xuất để kiểm soát tiến độ, phương thức triển khai thi công cũng như khi có thông báo mới.
  • Kiểm tra, ký khối lượng thanh toán công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu tư;
  • Tổ chức, kiểm soát, đôn đốc đời sống và sinh hoạt cho cán bộ trên phạm vi toàn công trường.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quy định thay đổi chỉ huy trưởng công trình. Rất mong gặp lại bạn đọc ở những nội dung chia sẻ trong các loạt bài tiếp theo của chúng tôi.

Bạn đang xem bài viết “các quy định thay đổi chỉ huy trưởng công trình bạn phải biếttại chuyên mụcluật xây dựng

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7