Lấn chiếm đất công là thực trạng vẫn còn đang diễn ra rất thường xuyên. Hành vi này đã làm ảnh hưởng và gây nên thiệt hại lớn đối với một số tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời còn xâm phạm đến các quyền và lợi ích cơ bản của người sử dụng đất. Vậy, cụ thể pháp luật quy định như thế nào về hành vi lấn chiếm đất? Lấn, chiếm đất công sẽ bị xử phạt như thế nào? Quy trình xử lý lấn, chiếm đất công? v.v…
Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc nêu trên. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi ngay sau đây. Để được Tổng đài Luật Thiên Mã hỗ trợ và tư vấn chuyên sâu, vui lòng gọi đến số hotline sau đây 1900.6174.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi lấn chiếm đất công. Gọi ngay: 1900.6174
Lấn chiếm đất công là gì?
Lấn chiếm đất công được hiểu là sự dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất đó trên thực tế so với các biên bản bàn giao đất ban đầu nhận được từ Uỷ ban nhân dân cấp xã, với mục đích để mở rộng diện tích đất thực tế, sử dụng trái phép phần đất này.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thì hành vi lấn, chiếm đất công được hiểu là hành vi cố tình làm dịch chuyển mốc giới, ranh giới thửa đất sang phần đất thuộc quyền sử dụng của Nhà nước. Nhằm mở rộng diện tích đất và tự ý sử dụng khi chưa được chủ sử dụng đất cho phép.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí lấn chiếm đất công là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Quy định về hành vi lấn chiếm đất
Thứ nhất, lấn chiếm đất đai được xem là một trong những hành vi bị cấm theo như quy định tại khoản 1, điều 12 của Luật Đất đai 2013.
Giải thích và định nghĩa về các hành vi lấn chiếm đất đai được thể hiện cụ thể tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
– Lấn đất là việc mà một người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất đó để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép thực hiện việc này.
– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp được nêu sau đây:
- Tự ý sử dụng đất mà không được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai;
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác mà không được những chủ thể đó cho phép;
- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng tiếp (trừ trường hợp các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp đó);
- Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục về việc giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí quy định về hành vi lấn, chiếm đất công. Gọi ngay: 1900.6174
Lấn chiếm đất công bị xử phạt như thế nào?
Tình huống:
Chào Luật sư, Tôi tên Hào sống tại Đắk Lắk, hiện nay tại xã của tôi một số diện tích đất công đang được người dân sử dụng một cách bất hợp pháp, khiến cho diện tích đất công không thể nào triển khai các dự án xây dựng các công trình công cộng để phục vụ cho đời sống của người dân. Vậy luật sư có thể cho tôi biết hành vi lấn chiếm đất công bị xử phạt như thế nào không? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho tổng đài của chúng tôi. Việc sử dụng trái phép diện tích đất của người khác nói chung và lấn, chiếm đất công nói riêng là một hành vi đáng lên án. Chính vì vậy khi phát hiện các hành vi sai trái này người dân cần trình báo ngay với phía cơ quan địa phương một cách nhanh chóng và kịp thời. Về câu hỏi của anh đặt ra, Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 xin được trả lời như sau:
Nếu như các cá nhân, tổ chức nào mà thực hiện một trong các hành vi trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này căn cứ dựa theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 ha cho đến dưới 0,1 ha;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 ha cho đến dưới 0,5 ha;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 ha cho đến dưới 01 ha;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 70.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên.
– Đối với trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp mà không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 ha cho đến dưới 0,1 ha;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 ha cho đến dưới 0,5 ha;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 ha cho đến dưới 01 ha;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 120.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên.
– Đối với các trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 ha;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 7.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 ha cho đến dưới 0,05 ha;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 ha cho đến dưới 0,1 ha;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 ha cho đến dưới 0,5 ha;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 60.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 ha cho đến dưới 01 ha;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng – 150.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên.
– Đối với trường hợp mà lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 6 của Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt sẽ như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 ha cho đến dưới 0,1 ha;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 ha cho đến dưới 0,5 ha;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng – 200.000.000 đồng nếu phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 ha cho đến dưới 01 ha;
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng – 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên.
– Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại các khu vực đô thị thì mức xử phạt sẽ bằng 02 lần mức xử phạt đối đối với các loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này và mức phạt tối đa không được quá 500.000.000 đồng đối với các cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với các tổ chức.
– Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn của công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức theo như quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo như quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản để làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; trong các lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và một số lĩnh vực chuyên ngành khác.
>>>Xem thêm: Lấn chiếm lối đi chung có bị xử phạt theo quy định pháp luật không?
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1 đến 5 của Điều này và buộc phải trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp được quy định tại các điểm b và điểm c của khoản này;
– Buộc đăng ký đất đai theo như quy định đối với các trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo như quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc thực hiện tiếp các thủ tục về việc giao đất, thuê đất theo đúng như quy định đối với các trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 đến 5 của Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
Theo đó, căn cứ vào từng loại đất cụ thể khác nhau cũng như diện tích đối với hành vi lấn,chiếm để đối chiếu với mức xử phạt nêu trên.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về mức xử phạt hành vi lấn, chiếm đất công. Gọi ngay: 1900.6174
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất công là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp được nêu sau đây:
- Vi phạm hành chính về kế toán; về các hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; quản lý lao động ngoài nước v.v… thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ là 02 năm.
- Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật về việc quản lý thuế;
– Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đó.
- Đối với các vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
– Trường hợp xử phạt các vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b của khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét sẽ được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
– Trong thời hạn được quy định tại các điểm a và điểm b của khoản này mà các cá nhân, tổ chức vẫn cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt này.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi lấn chiếm đất công theo đúng quy định sẽ là 02 năm.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí thời hiệu xử phạt hành chính của hành vi lấn, chiếm đất công. Gọi ngay: 1900.6174
Quy trình xử lý lấn chiếm đất công
Theo như quy định của pháp luật về đất đai thì việc xử lý lấn chiếm đất công được thực hiện theo quy trình như sau:
- Tại thời điểm phát hiện ra các vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm. Việc buộc chấm dứt có thể được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Lập biên bản về các vi phạm hành chính
- Xác định giá trị của các tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính, đối với các vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 1 tháng.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho các cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan sẽ tiến hành thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có).
- Các cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
- Tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt này được áp dụng trong trường hợp các cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt đưa ra.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí quy trình xử lý lấn, chiếm đất công. Gọi ngay: 1900.6174
Lấn, chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bạn Lài ở Nghệ An gửi câu hỏi về cho luật sư như sau:
Chào luật sư! Tôi đang làm bài nghiên cứu pháp luật về vấn đề “lấn, chiếm đất” để phục vụ cho việc học tập của mình. Tôi có câu hỏi thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn đó là: Liệu các hành vi lấn, chiếm đất thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Và nếu như có truy cứu hình sự thì khi nào sẽ áp dụng mức xử phạt này? Tôi xin cảm ơn, mong luật sư giải đáp.
Tổng đài đã nhận được câu hỏi của bạn, rất vui vì bạn đã luôn tin tưởng và ủng hộ Luật Thiên Mã 1900.6174. Sau đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn về việc lấn chiếm đất thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Đồng thời cung cấp đến bạn những thông tin pháp luật mới nhất liên quan đến việc xử phạt các hành vi lấn, chiếm đất nói trên.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi lấn, chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Điều 228 của Bộ luật Hình sự 2015 ( được sửa đổi, bổ sung 2017):
– Người nào có hành vi lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về việc quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vẫn còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ cho đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng cho đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm cho đến 07 năm:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Hành vi tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, theo như quy định vừa nêu trên thì hành vi lấn, chiếm đất công nếu ở mức độ vi phạm nặng thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>>Xem thêm: Thu hồi đất công là gì? thủ tục và trình tự thu hồi theo quy định pháp luật Việt Nam
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Lấn chiếm đất công” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định pháp luật đối với việc xử phạt các hành vi lấn chiếm đất công, quy trình xử lý hành vi lấn chiếm này, v.v…
Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc.