Đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế và những vấn đề không thể bỏ qua

Trong cuộc sống hợp đồng là một trong những hình thức thỏa thuận pháp lý có vai trò quan trọng. Trong đó hợp đồng kinh tế là một trong những loại hợp đồng xuất hiện rất nhiều hiện nay. Trong nhiều trường hợp, đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế xảy ra. Điều đó khiến cho bạn không biết đâu là căn cứ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và hậu quả là gì?

Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng

 

CÔNG TY ………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……………….

…….., ngày ….. tháng …. năm ……

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Kính gửi: Ông/bà (1) ………………………

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18 tháng  6 năm 2012;

Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),

Công ty xin thông báo nội dung như sau:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………………….……….

Chức vụ (2): ……………………………

  1. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
  2. Lý do (3): ………………………………………………………………………

Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng (4) …………… tiếp nhận công việc.

Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.

Trân trọng!

Nơi nhận:

– Ông/bà (5): …………(thực hiện);

– Phòng (6) …………(thực hiện);

– Lưu: VT.

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Chủ đầu tư đơn phương chấm dứt hợp đồng

Về vấn đề việc chủ đầu tư đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế hiện nay pháp luật có rất nhiều quy định rõ ràng. Đó là những vấn đề về trường hợp có thể tiến hành đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế, hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng kinh tế, cũng như các quy định về các mức phạt tương đương theo đúng cam kết đưa ra.

Trường hợp được đơn tự phương chấm dứt hợp đồng kinh tế

Đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế hiện nay có hai trường hợp xảy ra đó là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật và đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trường hợp đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế đúng pháp luật sẽ không phải tiến hành bồi thường. 

Cả Bộ luật dân sự 2015 và luật thương mại 2005 đều đề cập cụ thể về những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng như:

  • Bên còn lại vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng một cách nghiêm trọng.
  •  Các bên thỏa thuận về vấn đề trong dứt hợp đồng
  • Pháp luật có quy định cho phép chấm dứt hợp đồng trong một số điều kiện hoàn cảnh nhất định.

Làm sao để đơn phương tự chấm dứt hợp đồng đúng luật?

Bộ luật dân sự 2015 quy định về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật là:

  • Việc thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng có cần cứu cụ thể theo quy định của pháp luật.
  • Nên có thông báo cho đối phương khi chấm dứt hợp đồng. Cần phải thông báo cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định. Khoản 2 Điều 428 BLDS 2015 quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại khi không thông báo việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng có bị phạt không?

Hiện nay, trong luật Lao Động có những quy định rõ ràng về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, có những trường hợp sẽ bị xử phạt cũng như không bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật như:

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không bị phat

  • Người lao động không hoàn thành trách nhiệm trong công việc theo đúng hợp đồng đã ghi, bị người sử dụng lao động sa thải.
  • Người lao động gặp tai nạn, đau ốm có thời gian điều trị liên tục trong 12 tháng đối với dạng hợp đồng không khác định thời hạn, mất khả năng lao động chưa phục hồi quá nửa thời hạn trong hợp đồng.
  • Bị tai nạn do hỏa hoạn, thiên tai hay những lý do bất khả kháng mà người lao động đã cố gắng khắc phục nhưng vẫn không thể tránh khỏi, thu hẹp khả năng làm việc.
  • Sau 15 ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp động, người lao động không đến nơi làm việc.
  • Phải thông báo trước cho người sử dụng lao động về thời gian chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bị xử phạt

Ngoài những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không bị xử phạt, nếu người lao động vi phạm những quy định sau sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật:

  • Người lao động đang bị đau ốm, tai nạn lao động trừ những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng trên.
  • Người lao động tự ý nghỉ việc và những trường hợp nghỉ việc được người sử dụng lao động không đồng ý.
  • Đối với lao động nữ chấm dứt hợp đồng vì lý do mang thai, kết hôn, nuôi con dưới 12 tháng,… trừ trường hợp người có cá nhân mất, bị tòa án tuyên bố mất khả năng lao động, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích,…
  • Người lao động nghỉ việc khi hưởng các chế độ chính sách của công ty như thai sản theo đúng quy định của pháp luật.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng bị phạt như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp vi phạm, cũng như từng đối tượng sẽ có những mức xử phạt khác nhau. Được pháp luật quy định như sau:

Người sử dụng lao động

Nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ bị xử phạt như sau:

  1. Người sử dụng lao động phải bồi thường các khoản chi phí thiệt hại phát sinh và mời người lao động quay trở lại làm việc.
  2. Nếu người lao động quay trở lại làm việc, người sử dụng lao động bắt buộc phải chi trả các khoản tiền từ tiền lương, bảo hiểm trong những ngày mà người lao động bị chấm dứt hợp đồng.
  3. Trong trường hợp vị trí và công việc được giao kết hợp trong hợp đồng lao động không còn, bên phía người sử dụng lao động bắt buộc phải bồi thường các khoản tiền bảo hiểm và tiền lương cho người lao động. Cùng với đó, người sử dụng lao động phải thương thảo lại với người lao động để chỉnh sửa hoặc bổ sung hợp đồng mới.
  4. Nếu người lao động không đồng ý làm việc, ngoài các khoản phí bồi thường trên thì người sử dụng lao động phải trả thêm tiền trợ cấp thôi việc theo đúng quy định.
  5. Nếu bên phía người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động về làm việc theo quy định, bắt buộc họ phải bồi thường thêm khoản tiền như trường hợp người lao động không đồng ý làm việc đã quy định trên.
  6. Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng thời hạn báo trước, thì phải bồi thường cho người lao động số tiền lương tương ứng với những ngày không được thông báo từ trước.

Người lao động

Đối với trường hợp bên phía người lao động tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng vi phạm pháp luật sẽ không được hưởng các khoản bồi thường, từ tiền lương, bảo hiểm và trợ cấp thôi việc. Ngay cả khi người lao động thực hiện theo đúng quy định đi làm thường xuyên từ 12 tháng trở lên. 

Bên cạnh đó, người lao động sẽ phải bồi thường một khoản chi phí là nửa tháng tiền lương cho người sử dụng lao động theo đúng quy định. Ngoài ra, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng và vi phạm về thời hạn báo trước thì sẽ phải bồi thường một khoản chi phí tương ứng với những ngày không được báo trước trực tiếp vào lương. 

Còn trường hợp người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng, cũng như vi phạm hợp đồng đào tạo bắt buộc phải chịu trách nhiệm hoàn trả mọi chi phí đào tạo cho bên sử dụng lao động, đúng quy định.

Hiện nay hợp đồng kinh tế đã được đổi tên thành hợp đồng thương mại. Đây là một trong các loại hợp đồng cực kỳ quan trọng đối với người kinh doanh. Chính vì thế, tất cả mọi người không nên bỏ qua những thông tin về trường hợp đơn phương tự chấm dứt hợp đồng kinh tế. 

Hi vọng những thông tin được cung cấp trên đây sẽ là những thông tin hữu ích để mọi người trang bị thêm cho mình những kiến thức về pháp luật vững chắc nhất. Đồng thời, nên quan tâm thêm về những vấn đề pháp lý xoay quanh thuật ngữ đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế này để tránh gặp rủi ro. 

Bạn đang xem bài viếtđiều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế – BLDS 2020 tại chuyên mục “kiến thức chung”