action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Cố ý gây tai nạn giao thông trong trương hợp nào sẽ bị phạt tù?

Cố ý gây tai nạn giao thông hiện nay ngày càng phổ biến và nhiều người vi phạm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích các mặt cấu thành lỗi cố ý gây ra tai nạn giao thông, bao gồm: Mặt chủ thể; khách thể; khách quan; chủ quan; người cố ý gây ra tai nạn giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm gì?. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến những quy định về việc cố ý gây ra tai nạn giao thông, hay các vấn đề pháp luật khác, hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900 6174. Đội ngũ luật sư và tư vấn viên sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Cấu thành tội phạm giết người

 

Giết người là một trong những tội gây nguy hiểm cho xã hội, được định khung mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tội giết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự

Một trong những yếu tố để xác định tội danh nói chung, hay tội giết người nói riêng là cấu thành tội phạm. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích các cấu thành tội phạm giết người.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí cấu thành tôi giết người được xác định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Chủ thể

 

Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội, các điều kiện để được xem là chủ thể của tội phạm là người phạm tội cụ thể đang sống. Là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và nhận thức được hành vi của mình, không mắc bệnh tâm thần hay những bệnh liên quan đến khả năng nhận thức. Bên cạnh đó, chủ thể của tội phạm phải là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự.

Như vậy, chủ thể của cố tội giết người phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sư, và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí chủ thế là gì? Gọi ngay 1900.6174

Khách thể

 

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, gồm quan hệ sở hữu, quan hệ nhân thân. Tội phạm nào cũng xâm phạm một hoặc nhiều quan hệ xã hội, khách thể của tội phạm còn là căn cứ để xác định giữa tội phạm và các hành vi vi phạm khác. Là căn cứ dùng để định tội.

Khách thể của tội phạm cố ý giết người xâm phạm tới tính mạng của người khác

>>Xem thêm: Thủ tục – Dịch vụ luật sư bào chữa tội giết người – Tư vấn có tâm

Mặt khách quan

 

Bất ký tội phạm nào cũng có mặt khách quan thể hiện ra bên ngoài, mặt khách quan của tội phạm thường bao gồm các dấu hiệu như: Hành vi phạm tội, Hậu quả của hành vi phạm tội và Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; đôi khi mặt khách quan còn bao gồm thời gian; địa điểm phương pháp và phương tiện thực hiện hành vi phạm tội. Dấu hiệu hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc của hành vi phạm tội.

co-y-gay-tai-nan-giao-thong-hien-nay

Mặt khách quan của tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi này có thể là hành vi có khả năng gây ra chết người; chấm dứt sự sống của người khác, bằng những hành động như: đâm, chém, thuê giết;…Có thể là hành vi hành động hoặc không hành động.

Hậu quả của hành vi cố ý giết người là nạn nhân chết

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí mặt khách quan là gì? Gọi ngay 1900.6174

Mặt chủ quan

 

Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện ý chí chủ quan, trạng thái tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm thường biểu hiện ở ba yếu tố: Lỗi; mục đích phạm tội; động cơ phạm tội. Yếu tố lỗi ở hành vi chủ quan được biểu hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp; lỗi cố ý gián tiếp; lỗi vô ý phạm tội do quá tự tin; lỗi vô ý do cẩu thả.

Yếu tố động cơ là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi tội phạm và yếu tố mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan của người phạm tội

Mặt chủ quan của tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp là người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội; nhận thức được hậu quả chết người xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra

Hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, gây hậu quả chết người, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra, nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí mặt chủ quan là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất

Cố ý gây tai nạn giao thông là tội gì

 

Theo như cấu thành tội phạm trên, lỗi cố ý gây ra tai nạn giao thông cấu thành tội giết người. Cụ thể:

– Mặt khách thể: Xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác

– Mặt khách quan: hành vi dùng xe tông người khác được xem là hành vi tước đoạt mạng sống;

– Mặt chủ quan: lỗi cố ý. Cố ý thực hiện hành vi tông người.

co-y-gay-tai-nan-giao-thong-hien-nay-2

Tuy nhiên ở lỗi cố ý gây ra tai nạn giao thông, cần chú ý các điều sau:

– Chủ thể: Là người đủ từ 16 tuổi trở nên, có khả năng nhận thức được hành vi của mình và điều khiển hành vi dựa trên sự nhận thức đó.

>>Xem thêm:Vô ý gây tai nạn giao thông chết người xử phạt như thế nào?

Cố ý gây tai nạn giao thông gây hậu quả có trách nhiệm gì

 

Trường hợp nếu cấu thành tội giết người, sẽ truy cứu trách nhiệm Theo Điều 123 Bộ luật hình sự, quy định:

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi có các tình tiết sau:

– Giết 02 người trở lên;

– Giết người dưới 16 tuổi;

– Giết phụ nữ mà biết là có thai;

– Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

– Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;…

– Phạm tội không thuộc các trường hợp trên: phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

– Chuẩn bị phạm tội: phạt tù từ 1 năm đến 5 năm

– Nếu đủ các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định giao thông, sẽ xử lý theo Điều 260 Bộ luật hình sự:

– Hành vi vi phạm gây tổn hại để lại thương tích trên 61%

– Gây thương tích, tổn hại đến sức khoẻ từ 2 người trở nên, thương tích 61% – 121%

– Thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Người gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt từ 3 đến 10 năm, nếu:

– Không có giấy phép lái xe

– Điều khiển phương tiện giao thông trong trường hợp sử dụng rượu bia; ma túy; chất kích thích

– Gây thương tích từ 2 người trở nên, tỷ lệ cơ thể từ 100% – 200%

– Gây thiệt hại tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng

Người gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tù từ 7 đến 15 năm, nếu :

– Gây thương tích cho 3 người trở nên, tổng thương tích là 201%

– Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở nên

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí cố ý gây ra tai nạn giao thông gây hậu quả thì phải làm sao ? Gọi ngay 1900.6174

Vai trò của luật sư khi tham gia bào chữa vụ cố ý gây tai nạn giao thông

 

Vai trò của luật sư khi tham gia vào các vụ bào chữa cho tội phạm cố ý gây ra tai nạn giao thông:

– Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ

– Đứng ra bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giam; người phạm tội

– Bào chữa cho thân chủ trong quá trình điều tra, xét xử

– Bên cạnh đó, cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Trên đây, là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp cho quý vị về những quy định  của pháp luật về cố ý gây tai nạn giao thông. Tỷ lệ tai nạn giao thông ngày càng cao, và số lượng người tử vong do tai nạn giao thông cũng ngày một lớn. Mỗi chúng ta cần chuẩn bị tốt kiến thức, cũng như kỹ năng khi tham gia giao thông. Tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông, chấp hành tốt, không thực hiện các hành vi vi phạm, nhằm đảm bảo tính mạng, sức khoẻ của bản thân và mọi người xung quanh. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho quý vị. Nếu có thắc mắc về các quy định về giao thông, hay các vấn đề pháp luật khác, hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi để được Luật thiên mã tư vấn, số điện thoại liên lạc 1900 6174.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7