action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Bản tường trình tai nạn giao thông theo mẫu mới nhất hiện nay

 

Bản tường trình tai nạn giao thông là gì? Mỗi năm, hàng nghìn người mất mạng và bị thương do tai nạn giao thông, gây ra những tổn thất về kinh tế và xã hội đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, việc điều tra và làm rõ những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là rất cần thiết. Trong quá trình này, tường trình về tai nạn giao thông là một trong những bằng chứng quan trọng để giúp cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân của tai nạn và xác định trách nhiệm của các bên liên quan.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bản tường trình về tai nạn giao thông, những yêu cầu và quy định về việc lập tường trình, cũng như vai trò của tường trình trong quá trình điều tra và giải quyết vụ tai nạn giao thông. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của Luật Thiên Mã qua hotline: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí bản tường trình về tai nạn giao thông? Gọi ngay: 1900.6174

 

Anh Trọng (TPHCM) gọi điện tới Tổng đài Luật Thiên Mã với câu hỏi như sau:
“Tôi là một người lái xe kinh nghiệm, đã có hơn 10 năm lái xe. Tuy nhiên, tôi vừa bị tai nạn giao thông khi đang lái xe trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Sau vụ tai nạn, tôi được yêu cầu lập bản tường trình về sự việc.
Mong phía luật sư sẽ giúp tôi viết bản tường trình về tai nạn giao thông!”

Luật sư trả lời:

Chào Anh Trọng, Luật Thiên Mã cảm ơn anh vì đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Sau khi tiếp nhận câu hỏi của Anh Trọng căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, luật sư của chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Bản tường trình tai nạn giao thông là gì?

Bản tường trình tai nạn giao thông là một tài liệu mô tả chi tiết về sự việc tai nạn giao thông, bao gồm các thông tin về thời gian, địa điểm, các phương tiện tham gia và hành vi của các bên liên quan trong tai nạn. Bản tường trình thường được lập ra bởi những người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn, bao gồm các tài xế, nhân chứng hoặc người đi đường.

dich-ban-tuong-trinh-tai-nan-giao-thong

Bản tường trình khi tai nạn giao thông có vai trò quan trọng trong quá trình điều tra và giải quyết vụ tai nạn giao thông. Thông qua bản tường trình, cơ quan chức năng có thể thu thập được các thông tin chi tiết về tai nạn, giúp xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan. Bản tường trình cũng là một trong những bằng chứng quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình giải quyết vụ tai nạn.

Các thông tin cần có trong bản tường trình khi tai nạn giao thông bao gồm: thời gian, địa điểm, các phương tiện tham gia, số lượng và tình trạng của các bên liên quan, hành vi của các bên liên quan, các chứng cứ và tài liệu liên quan đến sự việc. Việc lập bản tường trình nên được thực hiện ngay sau khi xảy ra sự việc để đảm bảo tính chính xác và khách quan của thông tin.

>>> Xem thêm: Tai nạn giao thông là gì? Ở Việt Nam quy trình giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?

Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

– Tổ chức điều tra và giải quyết tai nạn giao thông phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo an toàn giao thông. Cảnh sát giao thông phải khẩn trương báo cáo về vụ tai nạn để cán bộ đến hiện trường để giải quyết.

– Các cơ quan chức năng phải điều tra và giải quyết tai nạn giao thông dựa trên các quy định của pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp, công bằng giữa các bên tham gia giao thông và minh bạch, giải quyết trong thời hạn 07 ngày. Trong trường hợp tai nạn giao thông có quá nhiều diễn biến phức tạp thì việc giải quyết có thể kéo dài hơn không quá thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận thông báo về vụ TNGT. Khi vụ tai nạn giao thông có thời hạn kéo dài 30 ngày thì cần phải báo cáo văn bản cho thủ trưởng của mình để xin gia hạn tuy nhiên thời gian gia hạn không được quá 30 ngày. 

– Cảnh sát giao thông phải có trách nhiệm thu thập đầy đủ các thông tin, chứng cứ và tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan trong tai nạn giao thông. 

– Các cơ quan chức năng như lực lượng cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận giải quyết khác để tập trung, thống nhất theo sự lãnh đạo của Thủ trưởng Công an các cấp để hiệu quả hơn trong việc điều tra và giải quyết tai nạn giao thông.

– Các cá nhân, cơ quan, đơn vị cấp dưới phải chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên để giải quyết, điều tra vụ việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong quá trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

– Lực lượng cảnh sát giao thông và các lực lượng Công an nhân dân khi điều tra không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Những nguyên tắc trên giúp đảm bảo tính khách quan, toàn diện, công bằng và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình điều tra và giải quyết tai nạn giao thông.

Thủ tục hành chính giải quyết vụ tai nạn giao thông

Theo Điều 19 của Thông tư số 63/2020/TT-BCA, khi giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính, cán bộ Cảnh sát giao thông sẽ thực hiện các công việc sau:

– Mời các bên đến trụ sở để thông báo kết quả điều tra: Sau khi thu thập, điều tra và xác minh những tình tiết liên quan đến vụ tai nạn giao thông. Cán bộ Cảnh sát giao thông sẽ mời các bên liên quan quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để nhận kết quả của vụ tai nạn giao thông đó bao gồm thông báo nguyên nhân, diễn biến vụ TNGT, xác định lỗi của bên tham gia đồng thời xử phạt hành chính đối với người có lỗi. Cuối cùng lập biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 15/TNĐB. Trong trường hợp một bên liên quan vắng mặt vì lý do chính đáng thì phải có đơn ghi nhận vắng mặt và hẹn thời gian khác để giải quyết. 

– Nếu vụ tai nạn giao thông có vi phạm hành chính hay một bên gây ra lỗi được quy định trong Luật pháp sẽ báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Các bên liên quan đến tai nạn giao thông sẽ đến trụ sở cơ quan, đơn vị để tự giải quyết và bồi thường thiệt hại dân sự. Những người có hành vi xâm phạm đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, uy tín, tài sản  và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ phải bồi thường thiệt hại dân sự. Nếu các bên liên quan không đồng ý với quyết định hoà giải về bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản và được lựa lượng cảnh sát công an hướng dẫn liên hệ với Toà án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. 

– Sau khi vụ tai nạn giao thông được giải quyết, hoàn thành điều tra, kết thúc vụ án, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý có nhiệm vụ hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo vụ tai nạn giao thông cho lãnh đạo đơn vị để hoàn tất việc xác minh, kết thúc điều tra tiến hành lưu hồ sơ theo quy định của Bộ công an và pháp luật liên quan.

– Nếu vụ tai nạn giao thông được thông báo, yêu cầu giải quyết nhưng sau đó người đề nghị lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, huỷ bỏ yêu cầu khởi tố vụ án hình sự chỉ quyết định điều tra hoặc đình chỉ vụ án những hành vi của bên tham gia có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao tiếp nhận thụ lý báo cáo người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

– Kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, nếu phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện, cán bộ Cảnh sát giao thông có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.

Bản tường trình tai nạn giao thông số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG

Hôm nay, vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm … , tại địa chỉ……………………………….

Chúng tôi gồm có:

  1. Ông/bà:……………. Chức vụ:……………………
  2. Ông/bà:……………. Chức vụ:……………………
  3. Ông/bà:……………. Chức vụ:……………………

Cùng lập biên bản về vụ tai nạn giao thông:

Của ông/bà ……………………………………………

CMND/CCCD số: ……………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………

Nơi xảy ra tai nạn:………………………………………

Ngày xảy ra tai nạn:……………………………………

Diễn biến vụ tai nạn (nêu sơ bộ):

……………………………………………………………

Nguyên nhân vụ tai nạn (nêu chi tiết):

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Hậu quả:

……………………………………………………………

Những người chứng kiến vụ tai nạn (nếu có):

  1. Ông/bà:……………………………………………
  2. Ông/bà:……………………………………………
  3. Ông/bà:……………………………………………

Tôi cam đoan những thông tin được kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thực và cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin.

Biên bản tường trình được lập xong vào lúc: … giờ …, ngày … tháng … năm… tại……….

 

XÁC NHẬN

( Chữ ký và dấu của đơn vị tham gia bảo hiểm/cơ quan chủ quản hoặc chính quyền, công an nơi xảy ra tai nạn/người làm chứng)

NGƯỜI LẬP

(Ký, ghi rõ họ tên)        

 

Bản tường trình tai nạn giao thông số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________

BIÊN BẢN/BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN

 

Hôm nay, vào hồi………..giờ…… ngày……….tháng……. năm………..

Tại:     ……………………………………

Chúng tôi gồm có:

  1. ……………………………… Chức vụ: ……………………..
  2. ………………………………. Chức vụ: …………………….
  3. ……………………………… Chức vụ: ……………………..

Cùng lập biên bản về vụ tai nạn:

Của:   ………………………………….

Địa chỉ thường trú           …………………………………..

Ngày, giờ xảy ra tai nạn ………………………………….

Nơi xảy ra tai nạn           ……………………………………

Diễn biến vụ tai nạn (nêu chi tiết): …………………………….

……………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………

Nguyên nhân vụ tai nạn (nêu chi tiết): …………………………

……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

Hậu quả: …………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

Những người chứng kiến vụ tai nạn (nếu có):

  1. Người thứ 1  ………………………………………….
  2. Người thứ 2  ………………………………………….

Cam đoan: Tôi/chúng tôi cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này.

Biên bản/Bản tường trình được lập xong vào hồi:….giờ…, ngày…..tháng….năm….tại

…………………………………………………………………………………………………….

Cách viết bản tường trình tai nạn giao thông

– Quốc hiệu tiêu chữ: Bắt đầu bằng một tiêu đề ghi rõ thông tin về tai nạn giao thông, bao gồm địa điểm, thời gian, số người thương vong, phương tiện tham gia, v.v. Ví dụ: “BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI ĐƯỜNG XYZ, HUYỆN ABC, TỈNH DEF, LÚC 8H SÁNG NGÀY 15/7/2023”

– Tên bản tường trình: Tên bản tường trình thường ghi bằng chữ in hoa có dấu (Ví dụ: BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG) 

– Mục thời gian: Ghi rõ thời gian, ngày, địa chỉ xảy ra vụ tai nạn 

– Mục chúng tôi gồm có: Ghi họ tên những người tham gia lập biên bản tường trình 

– Mục cùng lập biên bản về vụ tai nạn giao thông: Tới đây, bạn sẽ điền thông tin cá nhân của người bị tai nạn 

– Mục diễn biến vụ tai nạn: Nêu sơ bộ, khái quát qua vụ tai nạn diễn ra như thế nào, ở đâu vào thời gian là khi nào

– Mục nguyên nhân vụ tai nạn: Nêu chi tiết vì sao lại xảy ra vụ tai nạn, nếu ai đó vi phạm giao thông đường bộ khiến cho vụ tai nạn xảy ra thì ghi cụ thể tên người đó và những hành động khiến cho vụ tai nạn xảy ra. 

– Mục hậu quả: Vụ tai nạn xảy ra để lại hậu quả gì, những ai bị thương hay có bị tổn hại về tài sản không. Cần ghi rõ chi tiết hậu quả tai nạn xảy ra. 

– Mục những người chứng kiến: Khai báo họ tên của những người đã chứng kiến vụ tai nạn xảy ra để căn cứ vào đó Cơ quan Cảnh sát giao thông xác nhận thực hư vụ việc. 

– Ký tên của người viết tường trình: Cuối cùng là người viết tường trình ký tên và đưa ra thông tin liên hệ của mình, cũng như chữ ký của những người chứng kiến.

uy-ban-tuong-trinh-tai-nan-giao-thong

Cần lưu ý rằng trong nội dung của bản tường trình cần trình bày ngắn gọn nhưng vẫn chính xác sự việc, nếu không cung cấp thông tin nội dung đúng sự thật sẽ bị chịu phạt trước pháp luật, tránh sử dụng những từ ngữ gây hiểu nhầm hoặc gây tranh cãi.

Mục đích của bản tường trình tai nạn giao thông

Điều tra và xử lý vụ tai nạn: Bản tường trình khi tai nạn giao thông là một tài liệu quan trọng trong quá trình điều tra và xử lý vụ tai nạn. Việc ghi nhận chính xác sự việc tai nạn xảy ra trong bản tường trình sẽ giúp cho cơ quan chức năng có thể điều tra và xử lý vụ án một cách chính xác và hiệu quả hơn. Nếu bản tường trình không được viết đúng sự thật, có thể dẫn đến sai sót trong quá trình điều tra và xử lý, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.

Triển khai các công tác điều tra và xử lý vụ án được thuận tiện hơn: Bản tường trình khi tai nạn giao thông còn giúp cho việc triển khai các công tác điều tra và xử lý vụ án được thuận tiện hơn. Trong trường hợp không có camera giao thông hoặc thiết bị ghi hình, bản tường trình sẽ là nguồn thông tin chính xác để cơ quan chức năng có thể tìm hiểu và giải quyết vụ án một cách nhanh chóng.

Xác định trách nhiệm của các bên liên quan: Dựa vào biên bản tường trình có thể xác định được trách nhiệm của các bên liên quan thông qua thông tin được khai báo như người điều khiển phương tiện, người gây tai nạn, người bị tai nạn hay các sự việc liên quan… 

Xác định nguyên nhân vụ tai nạn để phòng tránh việc xảy ra tương tự cho tương lai: Biên bản tường trình tai nạn giao thông là việc mô tả tái hiện lại sự việc, có thể nhìn khái quát rõ  để xác định được nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn. Do đó, có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh những sự việc xảy ra tương tự. 

Việc viết bản tường trình khi tai nạn giao thông cần được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ và trung thực, tránh sử dụng những từ ngữ gây hiểu nhầm hoặc gây tranh cãi, đồng thời cần lưu ý đến quyền riêng tư của các bên liên quan.

Trên thực tế, rất khó điều tra một vụ tai nạn khi không có nhân chứng hay camera ghi lại quá trình diễn ra vụ tai nạn. Vì vậy, nếu bạn là người có mặt chứng kiến vụ tai nạn xảy ra thì có thể giúp một phần quá trình điều tra diễn ra dễ dàng hơn thông việc kể lại toàn bộ vụ tai nạn qua bản tường trình. 

Vậy nên, bản tường trình là một nhân tố rất quan trọng để điều tra một vụ tai nạn giao thông, giúp quá trình điều tra dễ dàng hơn, tạo cơ sở để cơ quan có thẩm quyền căn cứ để tiến hành xem xét điều tra một cách nhanh chóng.

Lưu ý khi viết bản tường trình tai nạn giao thông

Khi viết bản tường trình khi tai nạn giao thông, cần lưu ý một số điểm sau đây:

– Sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp: Bản tường trình khi tai nạn giao thông cần sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp, tránh sử dụng những từ ngữ gây hiểu nhầm hoặc gây tranh cãi.

– Trình bày thông tin chính xác: Bản tường trình khi tai nạn giao thông cần trình bày thông tin chính xác về các thông tin liên quan đến tai nạn, bao gồm thời gian, địa điểm, các phương tiện và người tham gia, diễn biến tai nạn, nguyên nhân gây ra tai nạn, tình trạng của các phương tiện và người tham gia, số người thương vong và mức độ thiệt hại, v.v.

– Tránh phán đoán: Bản tường trình khi tai nạn giao thông cần tránh sử dụng những từ ngữ mang tính phán đoán, tránh đưa ra những suy luận chưa rõ ràng.

– Trình bày ngắn gọn, rõ ràng: Bản tường trình khi tai nạn giao thông cần trình bày ngắn gọn, rõ ràng, không dài dòng, tránh sử dụng các từ ngữ không cần thiết.

– Lưu ý về quyền riêng tư: Khi viết bản tường trình khi tai nạn giao thông, cần lưu ý đến quyền riêng tư của các bên liên quan, không nên đưa ra các thông tin riêng tư không cần thiết.

– Ký tên và đưa ra thông tin liên hệ: Cuối cùng, người viết bản tường trình khi tai nạn giao thông cần ký tên và đưa ra thông tin liên hệ của mình, cũng như chữ ký của những người chứng kiến.

mau-ban-tuong-trinh-tai-nan-giao-thong

Tóm lại, viết bản tường trình tai nạn giao thông đòi hỏi sự chính xác, ngắn gọn, rõ ràng và sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp. Cần lưu ý đến các quy định về quyền riêng tư và ký tên để đảm bảo tính xác thực và chính xác của bản tường trình. Ngoài những nội dung tư vấn trong bài viết của Luật Thiên Mã nếu bạn có bất kỳ nội dung nào chưa rõ cần được giải đáp đừng ngần ngại nhấc điện thoại lên và gọi điện ngay cho luật sư của chúng tôi qua điện thoại 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7