Xử lí gấp các trường hợp chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính có thể bị xử lý gì không? Nếu có sẽ bị xử lý như thế nào? Đó là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn trong bài viết hôm nay.

Chậm nộp phạt vi phạm hành chính thuế

Việc chậm nộp tiền vi phạm hành chính có thể phát sinh khi cá nhân, tổ chức thực thi quyết định nộp phạt sau khi có các hành vi vi phạm ở một số lĩnh vực nhất định.

Khi nảy sinh các vấn đề về vi phạm hành chính và bị xử phạt, bạn cần phải tiến hành việc nộp tiền phạt tại các cơ quan đã được yêu cầu trong thời gian đã được ấn định. Bạn cần thực hiện đúng về thời gian cũng như địa điểm nộp tiền phạt để đảm bảo quyết định xử phạt được thực thi.

Thời gian bị tính chậm nộp phạt

Theo quy định, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị quá hạn thời gian nộp tiền sẽ bị tính là chậm nộp phạt tiền vi phạm hành chính. Khi bị tính thêm lỗi quá hạn, người có hành vi vi phạm bị xử phạt trước đó sẽ phải nộp thêm khoản tiền do chậm nộp phạt. Theo đó, người nộp phạt chậm sẽ bị tính thêm 0,05% trên tổng số tiền nộp phạt bị muộn.

Các trường hợp bị xác định nộp tiền phạt chậm

Cách xác định việc chậm nộp tiền phạt được quy định trong khoản 4 Điều 1 Thông tư 105/2014/TT-BTC như sau:

Nếu việc xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp thì kể từ ngày nhận quyết định xử phạt hành chính, cá nhân, tổ chức sẽ phải nộp tiền vi phạm ít nhất là đúng ngày cuối cùng theo quyết định xử phạt. Theo đó, thời gian là 10 ngày kể từ ngày cuối cùng trong quyết định xử phạt (gồm cả ngày lễ và ngày nghỉ).

Nếu quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi qua bưu điện thì sau 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo Luật bưu chính (gồm cả ngày lễ và ngày nghỉ) sẽ bị tính là nộp chậm.

Với các cá nhân, tổ chức cố tình không nhận quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế xử phạt về thời gian chậm nộp tiền phạt kể từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền xác định. 

Xử lý không nộp phạt vi phạm hành chính

Theo quy định, nếu cá nhân, tổ chức chậm nộp tiền phạt sẽ bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành việc xử phạt này. Đồng thời, phí nộp chậm sẽ bị tính tăng thêm 0,05% trên tổng số tiền chưa nộp phạt sau mỗi ngày nộp phạt chậm.

Số tiền nộp phạt chậm sẽ được tính theo công thức sau:

Số tiền nộp phạt = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp).

Địa điểm nộp tiền phạt và một số trường hợp ngoại lệ

Để tránh việc bị chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính đối với một số trường hợp có thể bị chậm do điều kiện đi lại khó khăn hoặc một số trường hợp đặc biệt, Luật cũng quy định cách thức đối với một số trường hợp cụ thể dưới đây.

Địa điểm nộp phạt khi nhận quyết định vi phạm hành chính

Khi đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có trách nhiệm thực thi quyết định đó tại các cơ quan có thẩm quyền được chỉ định trong quyết định nộp phạt.

Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước. Để tiết kiệm thời gian di chuyển, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền qua tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Tất cả thông tin về tài khoản đã được ghi rõ trong quyết định xử phạt người vi phạm.

Một số trường hợp được phép nộp phạt vi phạm tại chỗ

Đối với một số trường hợp đặc biệt, người vi phạm có thể được linh hoạt trong hình thức nộp phạt tiền vi phạm. Vậy những trường hợp nào có thể được linh động trong việc nộp phạt?

Theo đó, đối với người vi phạm và nhận quyết định xử phạt ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi, khó khăn trong việc đi lại có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với bạn về vấn đề chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính cũng như các thông tin liên quan như cách thức tính ngày chậm nộp phạt, số tiền nộp quá hạn… Hy vọng đây sẽ thông tin hữu ích với bạn!

Bạn đang xem bài viếtchậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính xử lý theo thông tư 153/2013/tt-btc tại chuyên mục pháp luật hành chính