Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất, bị hỏng, rách? Chí phí bao nhiêu?

Nếu mất sổ đỏ thì cần làm gì? Nhà nước có cấp lại sổ đỏ khi bị mất không? Hàng loạt các câu hỏi xoay quanh vấn đề mất sổ đỏ luôn là vấn đề gây lo lắng cho người dân vì sợ sợ sẽ gặp những người xấu sử dụng nó vào mục đích không đúng như chuyển nhượng hay thế chấp nhà đất của họ. Trong bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã, Luật sư sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến việc cấp lại sổ đỏ mới chính xác nhất theo quy định pháp luật. Trường hợp bạn đọc cần trao đổi với Luật sư, hãy gọi ngay đến số hotline 0977.523.155 để được Luật sư tư vấn kịp thời và chính xác nhất!

cap-lai-so-do-bi-mat-bi-hong
Thủ tục yêu cầu cấp lại sổ đỏ do bị mất, bị hỏng, rách năm 2023

Sổ đỏ bị mất có nguy hiểm không? Có bị mất quyền sử dụng đất không?

>>> Luật sư tư vấn chính xác mất sổ đỏ có bị mất quyền sử dụng đất không, đặt lịch ngay!

Đặt lịch tư vấn

Sổ đỏ trong quan niệm của nhiều người là vật hữu hình tượng trưng cho tài sản tích góp của cả học và gia đình. Khi phát hiện cuốn sổ đỏ bỗng nhiên bị mất, chủ sở hữu có tâm lý rất hoang mang và lo sợ. Họ sợ rằng tài sản của mình sẽ “không cánh mà bay” cũng như sẽ rơi vào tay người xấu khiến cho họ bị mất quyền sử dụng nhà đất của mình. Vậy, có thực sự khi mất sổ đỏ sẽ bị mất quyền sử dụng đất không? Và nó có nguy hiểm đến quyền sở hữu của người mất không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, Căn cứ Luật Đất đai, điều luật thể hiện về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”

Căn cứ khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Căn cứ Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”

Với các quy định pháp lý nêu trên, nhận định được rằng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản mà chỉ là giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được Nhà nước công nhận hợp pháp. Nói một cách dễ hiểu, mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người có tên trên Giấy chứng nhận đó vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất, nhà ở đó, người khác có được nó không thể thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho cũng như thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở nếu không có sự ủy quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến cấp lại sổ đỏ cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 0977.523.155 để được tư vấn chính xác nhất!

Mất sổ đỏ cấp lại được không?

Như đã phân tích ở trên, mặc dù mất sổ đỏ không phải là việc cần phải quá lo lắng, tuy nhiên, theo tâm lý thì người dân luôn có mong muốn có lại được sổ đỏ. Vậy câu hỏi đặt ra là Nhà nước có cấp lại sổ đỏ khi bị mất hay không? Câu trả lời của chúng tôi là hoàn toàn có thể, căn cứ tại Điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, đây là điều luật quy định rõ về căn cứ Nhà nước cấp lại sổ đỏ mới trong trường hợp người dân bị thất lạc chúng “Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất”.

Như vậy, khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất làm mất, bị thất lạc sổ đỏ thì người đó có quyền đề nghị Nhà nước cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo trình tự, thủ tục của pháp luật.

Thêm vào đó, khi bị mất sổ đỏ người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được quyền đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ như sau:

· Khi phát hiện mất sổ đỏ, chủ sở hữu phải khai báo với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ.

· UBND xã, phường, thị trấn phải niêm yết thông báo mất sổ đỏ theo đúng trình tự, thủ tục.

· Nếu sau 30 ngày vẫn chưa tìm lại được, hộ gia đình, cá nhân bị mất sổ đỏ nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ cho Cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến thủ tục xin cấp lại sổ đỏ khi bị mất cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 0977.523.155 để được tư vấn luật đất đai chính xác nhất!

co-duoc-cap-lai-so-do-bi-mat-khong
Có được cấp lại sổ đỏ do bị mất hay không?

Cấp lại sổ đỏ bị mất cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Cơ quan Nhà Nước cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tuy nhiên, theo quy định pháp luật về đất đai, cá nhân, hộ gia đình nêu trên phải chuẩn bị hồ sơ tài liệu theo mẫu và đầy đủ như luật định.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ được quy định rõ tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, gồm có:

– Đơn đề nghị cấp lại sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK;

– Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc:

Niêm yết thông báo mất trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;

Giấy tờ chứng minh đã thực hiện việc đăng tin báo mất sổ đỏ 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

– Có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó nếu việc mất sổ đỏ là do sự kiện thiên tai, hỏa hoạn xảy ra;

– Bản sao chứng thực Căn cước công dân / Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu để nộp cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ.

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ cần thiết nêu trên, người dân đến nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người dân khi nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức:

(1) Nộp bản sao giấy tờ đã công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;

(2) Nộp bản sao giấy tờ kèm xuất trình bản chính để bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;

(3) Nộp bản chính giấy tờ.

Trong trường hợp bạn đọc cần Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ cấp lại sổ đỏ, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 0977.523.155 để được Luật sư hướng dẫn cách soạn thảo đầy đủ, được pháp luật công nhận!

Cấp lại sổ đỏ bị mất thì nộp hồ sơ ở đâu?

>>> Luật sư hướng dẫn cách nộp hồ sơ cấp lại sổ đỏ bị mất để được giải quyết nhanh nhất, liên hệ ngay với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi!

Đặt lịch tư vấn

Nơi nộp hồ sơ yêu cầu cấp lại sổ đỏ bị mất được quy định tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP, theo đó, người có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại các nơi sau đây:

– Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

– Ủy ban nhân dân cấp xã (chỉ cho phép áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong trường hợp có nhu cầu).

Ở các tỉnh, thành phố chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, người dân tiến hành nộp hồ sơ tại:

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh (tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam).

Trong quá trình nộp hồ sơ cấp lại bìa sổ đỏ do mất, nếu bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 0977.523.155 để được Luật sư hỗ trợ miễn phí!

Mất sổ đỏ xin cấp lại như thế nào? – Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất

Quy trình thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất được quy định như sau:

Bước 1: Khai báo cho chính quyền địa phương về việc mất sổ đỏ

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư phải đến UBND cấp xã nơi có đất để khai báo về việc bị mất sổ đỏ. UBND cấp xã có nhiệm vụ niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp lại sổ đỏ

Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ hoặc quá thời hạn đăng tin báo mất lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng, người bị mất sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ như đã nêu ở mục 2 để đề nghị cấp lại sổ đỏ.

Người dân nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất như chúng tôi đã nêu ở phần trên. Người dân nên nộp hồ sơ vào đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết để tránh lãng phí thời gian và thủ tục được giải quyết nhanh chóng.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư về việc đề nghị cấp lại sổ đỏ , cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Kiểm tra hồ sơ địa chính;

– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;

– Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy sổ đỏ bị mất, đồng thời ký cấp lại sổ đỏ;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; và

– Trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Bước 4: Nhận kết quả

Người sử dụng đất nhận kết quả theo giấy hẹn khi nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, người dân phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Trong quá trình thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất, nếu bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 0977.523.155 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!

thu-tuc-cap-lai-so-do-bi-mat
Bị mất Sổ đỏ, thủ tục xin cấp lại thế nào?

Cấp lại sổ đỏ bị mất bao lâu thì lấy được?

Căn cứ quy định theo Nghị định 10/2023/NĐ-CP, “thời gian cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày”

“Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn thì thời gian được tăng thêm 10 ngày, tức thời hạn là 40 ngày”.

Người dân lưu ý rằng, thời gian nêu trên là tính theo ngày làm việc, không tính ngày lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, trưng cầu giám định. Do đó, để biết chính xác thời gian mà cơ quan có thẩm quyền trả kết quả, người dân cần hỏi cán bộ xử lý hoặc căn cứ theo phiếu hẹn trả kết quả khi nộp hồ sơ.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến thời gian cấp lại sổ đỏ bị mất cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 0977.523.155 để được tư vấn chính xác nhất!

Chi phí cấp lại sổ đỏ bị mất phải nộp những khoản phí nào? – Cấp lại sổ đỏ mất bao nhiêu tiền?

Khoản phí bắt buộc phải nộp khi có đề nghị cấp lại sổ đỏ bị mất là Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, “Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất là khoản thu mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất”.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất (còn được gọi là sổ đỏ và một số loại chứng nhận khác.

Nhà nước căn cứ tình hình thực tế của địa phương, điều kiện về văn hoá – xã hội của địa phương mà quy định mức thu lệ phí cụ thể nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc: đối với hộ gia đình, cá nhân ở một số quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị trấn trực thuộc tỉnh có mức thu cao hơn mức thu tại những nơi khác và mức thu đối với doanh nghiệp cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân “.

Như vậy, theo quy định trên, khi người dân cần cấp lại sổ đỏ bị mất, Nhà nước sẽ thu một khoản lệ phí, tuy nhiên, tùy từng khu vực, địa phương, Nhà nước sẽ cân nhắc mức thu khác nhau đảm bảo với nguyên tắc công bằng cho người dân.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến lệ phí cấp lại sổ đỏ bị mất cần Luật sư giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 0977.523.155 để được tư vấn miễn phí!

Như vậy, nội dung bài viết trên đây của Luật Thiên Mã đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích liên quan đến việc cấp lại sổ đỏ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thể áp dụng và giải quyết những tình huống có liên quan trong thực tế một cách hiệu quả và đúng pháp luật. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ, quý bạn đọc hãy gọi ngay đến đường dây nóng 0977.523.155 để được đội ngũ Luật sư chúng tôi sẵn sàng tư vấn các quy định của pháp luật về đất đai và được hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng, chính xác nhất!

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch