Các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập chi nhánh khác tỉnh?
Bạn có ý định thành lập chi nhánh khác tỉnh? Người kinh doanh là kẻ thức thời, biết nắm bắt cơ hội. Công ty bạn đang trên đà phát triển vững mạnh, bạn nhận thấy tiềm năng kinh doanh ở tỉnh khác. Bạn có muốn mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh bằng việc mở thêm chi nhánh.
Tuy nhiên, bạn vẫn chưa rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập chi nhánh ở tỉnh. Qua bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ hướng dẫn bạn về hồ sơ, quy trình thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập chi nhánh tại tỉnh khác.
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ chi nhánh là gì? Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Ngành nghề của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề của công ty mẹ. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh ở tỉnh khác như thế nào, chúng tôi xin trình bày ở những phần tiếp theo.
Thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thành lập chi nhánh ở tỉnh khác thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ theo đúng quy định pháp luât.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tại tỉnh khác trên cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.
Bước 4: Lấy kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh.
Bước 5: Đặt khắc con dấu và công bố về việc sử dụng mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 6: Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài cho chi nhánh
Thời gian thực hiện các thủ tục trên là từ 05-07 ngày làm việc, phụ thuộc vào ý kiến của chuyên viên trên Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội về tính hợp lệ của bộ hồ sơ thành lập chi nhánh ở tỉnh khác. Các thủ tục này, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho Luật Thiên Mã.
Các vấn đề pháp lý mà Luật Thiên Mã sẽ hỗ trợ bạn khi thành lập chi nhánh ở tỉnh khác.
Đầu tiên, chúng tôi yêu cầu bạn cung cấp các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, người đứng đầu chi nhánh, số lượng lao động, hình thức hạch toán của chi nhánh, số điện thoại và email của chi nhánh.
Sau khi đã được cung cấp các thông tin nói trên, Luật Thiên Mã sẽ tư vấn từng nội dung pháp lý cho bạn liên quan đến thành lập chi nhánh khác tỉnh:
Thứ nhất, về tên chi nhánh: Không được trùng với tên công ty đã đăng ký (phải có từ “chi nhánh”). Thường tên chi nhánh được đặt theo công thức: Tên công ty + chi nhánh + địa chỉ (ví dụ: công ty cổ phần tập đoàn IDD- Chi nhánh Đà Nẵng).
Về trụ sở: Chi nhánh không được đặt trụ sở công ty tại nhà chung cư (Khoản 11 điều 6 Luật Nhà ở 2014).
Về ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ (có thể giống hoặc ít hơn nhưng phải trong phạm vi ngành nghề của công ty mẹ).
Về người đứng đầu chi nhánh: Phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.
Về hình thức hạch toán của chi nhánh: Khi thành lập chi nhánh ở tỉnh khác, có 2 hình thức hạch toán để bạn lựa chọn: Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc. Chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh tự kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của công ty hay các chi nhánh khác. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty, để kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty để kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi đã tư vấn cho bạn các vấn đề cần lưu ý khi thành lập chi nhánh khác tỉnh, chúng tôi chỉ cần bạn cung cấp giấy tờ chứng thực của người đứng đầu chi nhánh. Nếu trụ sở hoạt động của chi nhánh nằm trong tòa nhà thì cần cung cấp thêm phương án kiến trúc của tòa nhà (để chứng minh trụ sở chi nhánh không phải nhà chung cư). Sau khi đã có đủ thông tin giấy tờ, Luật Thiên Mã sẽ tiến hành soạn hồ sơ thành lập chi nhánh tại tỉnh khác cho bạn. Vậy thành phần bộ hồ sơ này gồm những gì?
Hồ sơ thành lập chi nhánh tại tỉnh khác:
Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh sẽ có sự khác biệt giữa các loại hình công ty khác nhau, cụ thể như sau:
*Với công ty cổ phần, hồ sơ bao gồm:
- Biên bản họp của Hội đồng quản trị về thành lập chi nhánh khác tỉnh;
- Quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần;
- Thông báo thành lập chi nhánh công ty ở tỉnh khác (Theo mẫu ii-13);
- Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
*Với công ty TNHH một thành viên, hồ sơ thành lập chi nhánh gồm các giấy tờ sau:
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về thành lập chi nhánh tại tỉnh khác;
- Thông báo thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
*Với hồ sơ mở chi nhánh công ty TNHH 2 TV cần thêm biên bản họp của Hội đồng thành viên về mở chi nhánh công ty. Quyết định của chủ sở hữu về thành lập chi nhánh khác tỉnh sẽ thay thế bằng quyết định của hội đồng thành viên công ty.
Bài viết này của Luật Thiên Mã xin gửi đến quý khách hàng nào có ý định thành lập chi nhánh khác tỉnh. Chúng tôi rất mong muốn rằng qua bài viết này doanh nghiệp sẽ phần nào hiểu được các quy định của pháp luật về điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh tại tỉnh khác. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Hãy để Luật Thiên Mã thực hiện sứ mệnh của mình – Là người bạn, đối tác tin cậy đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn 24/7 và trực tiếp thực hiện thay bạn các thủ tục với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thành lập chi nhánh ở tỉnh khác.
– Bích Thảo –
Nguồn: luatthienma.com.vn