action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Bùng nợ app có sao không? Hậu quả của bùng nợ app?

Bùng nợ app có sao không? Vậy cụ thể bùng nợ app là gì? Bùng nợ app sẽ gặp phải những vấn đề nào? Hậu quả mà người vay sẽ phải đối mặt khi thực hiện việc bùng nợ?… Hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều các app vay tiền online với thủ tục nhanh gọn và nhận được ngay số tiền lớn chỉ trong vòng vài phút đã khiến nhiều người cả tin và bị cuốn vào vòng xoáy này.  Bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã sẽ thông tin cụ thể đến các bạn về vấn đề này. Để được chúng tôi tư vấn, giải đáp một cách nhanh chóng về bùng nợ app có sao không vui lòng liên hệ số hotline: 1900.6174

 >>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí hành vi bùng nợ app có sao không? Gọi ngay: 1900.6174

 Bùng nợ app là gì?

Bùng nợ app hay còn được hiểu là hành vi xù nợ app, đây là hiện tượng người vay trễ hạn nợ hoặc không có ý định trả nợ, tìm cách lẩn trốn để không phải thanh toán tiền vay. Bùng nợ app online là việc làm mà những người vay không thanh toán đầy đủ các gói vay cho các app, hoặc đơn giản là trễ hạn trả lãi hàng tháng, các khoản trả góp…

bung-no-app-co-sao-khong

Việc bùng nợ vốn là một việc làm trái với pháp luật và trái với đạo đức, hậu quả để lại là rất lớn. Chính vì vậy, trước khi thực hiện hành vi này hãy suy nghĩ về lâu dài để có quyết định sáng suốt, tránh những hậu quả không đáng có về sau.

>>> Xem thêm: Nợ xấu bao lâu thì bị kiện theo quy định mới nhất

Lý do bùng nợ app ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người vay tiền qua app trốn tránh việc trả nợ, nguyên nhân này có thể là khách quan hoặc chủ quan của người vay tiền. Một số lý do mà người vay tiền bùng nợ qua app có thể kể đến như sau:

Chưa đủ tiền trả nợ

Chưa đủ tiền trả nợ là lý do đầu tiên và chủ yếu dẫn đến tình trạng bùng nợ qua app xảy ra thường xuyên. Vì không có đủ tiền cho app khi đã hết hạn nên người vay đã cắt đứt mọi liên lạc với bên cho vay nhằm bùng nợ.

Thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn qua hình thức online

Khi không có tiền trả nợ, người vay nghĩ đến việc cắt đứt mọi liên lạc với người cho vay nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của mình. Họ cho rằng việc không gặp trực tiếp người cho vay, thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng như vậy khi người cho vay sẽ không đủ thông tin để có thể tìm tới mình để đòi lại số tiền nợ. Khi đó, những người “bùng nợ” nghĩ rằng mình sẽ không bị truy cứu hay đe dọa từ những người cho vay

Lãi suất quá cao hoặc vi phạm điều khoản vay

Khi vay tiền qua app, người vay nhận lại được ưu điểm là thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức vay này là lãi suất quá cao là lý do chủ yếu của những người bùng nợ khi vay qua app. Khi vay tiền qua app đều phải chịu khoản lãi suất vay trong 1 tháng hoặc 1 năm, có những app cho vay biến tướng của hình thức tín dụng đen có lãi suất lên tới 300%/tháng… Lãi suất “cắt cổ” này khiến cho người vay không thể có đủ tiền để trả cả gốc và lãi nên dẫn tới ý định bùng nợ.

Trong một vài trường hợp, khi bạn không tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng, hậu quả có thể rất nặng nề. Trong trường hợp này, việc vi phạm có thể dẫn đến việc phải bồi thường cho nhiều người và gây ra những vấn đề phức tạp hơn. Bạn có thể bị đòi nợ từ ứng dụng vay tiền, và điều này có thể tạo ra hậu quả không lường trước được. Việc bùng nợ app vay tiền không chỉ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân mà còn có thể ảnh hưởng đến cá nhân của bạn.

Vay một lúc quá nhiều app

Các app vay tiền online thường có giới hạn khoản vay cụ thể từ 1 – 10 triệu đồng với số tiền nhỏ như vậy, người vay sẽ không đủ để giải quyết các vấn đề của mình. Do vậy, người vay thường đăng ký liền lúc từ 2-3 app vay tiền để vay với con số nhiều hơn.

Đến cuối tháng các khoản tiền vay từ các app sẽ chồng chất lại với nhau, với số tiền lớn khiến họ không thể xoay xở được nếu không có sự chuẩn bị trước. Khi đó những người vay đã trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của mình

Đôi khi trong cuộc sống, bạn phải lo toan nhiều việc cùng một lúc mà quên mất việc mình đã vay tiền từ những app nào và vay bao nhiêu app nên không nhớ được đúng hạn phải trả. Dẫn đến việc nợ tiền app. Còn một số trường hợp do hồ sơ cá nhân đã từng có nợ xấu nên nhiều người có hành vi vay tiền một lúc trong nhiều app để được tăng tỷ lệ duyệt hồ sơ.

Vay phải các trang tín dụng đen không uy tín

Dịch vụ vay tiền online ngày càng được nhiều người sử dụng, đây cũng chính là cơ hội của các nhóm tín dụng đen hoạt động. Dấu hiệu của các trang tín dụng đen này là đưa ra lời mời chào “chỉ cần CMND là bạn có thể vay tới 10 triệu đồng” “thủ tục vay nhanh gọn lẹ”…., nếu bạn không chú ý sẽ rơi vào bẫy của chúng. Sau khi ký kết hợp đồng mới nhận ra là lãi suất quá cao, cuối hạn vay lại không đủ số tiền để trả nợ.

>>> Những ký do dẫn đến bùng nợ app là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Bùng nợ app có sao không?

Bùng nợ app có sao không? Việc bùng nợ app để lại rất nhiều hậu quả, vi phạm pháp luật. Dưới đây là thông tin Luật Thiên Mã cung cấp đến bạn đọc về hậu quả của việc bùng nợ app:

Về trách nhiệm dân sự

Hoạt động vay qua app là một hình thức của giao dịch dân sự và có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức thỏa thuận khác nhau. Theo Điều 119 của Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS), giao dịch dân sự có thể được thể hiện qua lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Giao dịch qua phương tiện điện tử, theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, được xem là giao dịch bằng văn bản. Vì vậy, việc vay tiền thông qua các ứng dụng trực tuyến được xem là một giao dịch dân sự.

Theo điều 463 của BLDS, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cho vay cung cấp tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải có trách nhiệm trả lại tài sản, đúng số lượng và chất lượng. Lãi suất chỉ áp dụng khi có thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật. Vì vậy, dù việc vay tiền qua ứng dụng trực tuyến, người vay vẫn có trách nhiệm trả lại số tiền và lãi suất theo đúng quy định.

Trong phạm vi luật dân sự, hành vi vay tiền qua ứng dụng trực tuyến là một hình thức giao dịch được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, người vay tiền phải đảm bảo trả lại số tiền và lãi suất mà mình đã vay theo như quy định. Việc vay mà không trả, hoặc cố tình không trả nợ đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Xử lý vi phạm hành chính

Việc xử phạt hành chính đối với hành vi bùng nợ phụ thuộc vào thủ đoạn, lý do dẫn tới việc bùng nợ. Thủ đoạn của những người vay là gian dối hoặc cố tình bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, cùng với đó người bùng nợ có đủ điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả sẽ được xác định là hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác theo Điểm c của khoản 1 Điều 15 trong Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Theo đó, bên vay tài sản là cá nhân có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với hành vi vi phạm của tổ chức mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, do đó đối với tổ chức bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000. Tuy nhiên, khi vay tiền qua app, người vay thường lấy tư cách pháp lý là cá nhân nên đối với trường hợp bùng nợ khi vay tiền qua app, mức xử phạt hành chính chủ yếu từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

>>> Xem thêm: Bùng nợ app không trả phải làm như thế nào?

Về trách nhiệm hình sự

Căn cứ vào mục đích, thủ đoạn, hậu quả của người bùng nợ để xác định tội danh của người này theo Bộ Luật hình sự 2015 như sau:

(1) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Nếu người có ý định vay tiền qua ứng dụng và sử dụng thủ đoạn gian dối như làm giả giấy tờ tùy thân, bao gồm chứng minh nhân dân/căn cước công dân, chứng minh thu nhập giả, cung cấp thông tin số điện thoại giả, và danh mục điện thoại ảo để đăng ký vay, sau đó chiếm đoạt số tiền vay mà không trả lại được xác định là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Điều 174 BLHS 2015, hình phạt cao nhất mà người bùng nợ khi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác là tù chung thân.

(2) Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Trong tình huống người vay ban đầu cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ, nhưng sau đó, dưới tác động của người khác, người đó quyết định quỵt nợ và không trả lại tài sản đã vay, có thể bị kết án với tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản

Theo Điều 175 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 hình phạt tù cao nhất mà  người bùng nợ phải chịu là 20 năm.

(3) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – vai trò đồng phạm:

Đối với những người khuyến khích, tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ cách “bùng tiền” hoặc quỵt nợ trong các hội nhóm trên mạng xã hội, có thể bị khởi tố hình sự với tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản theo Điều 174 của Bộ Luật Hình sự năm 2015. Các đối tượng này, nếu cơ quan điều tra xác định có đủ căn cứ, có thể bị xem xét vai trò đồng phạm trong việc chiếm đoạt tài sản.

Hiện nay, trên nhiều phương tiện truyền thông và báo chí đã cảnh bảo rất nhiều về sự nguy hiểm của đội nhóm lôi kéo, dụ dỗ và hướng dẫ người dân thực hiện vay tiền qua ứng dụng, nhưng những hội nhóm vẫn dạy cách quỵt tiền qua ứng dụng vẫn xuất hiện rộng rãi. Những vụ việc này vẫn được diễn biến theo chiều hướng phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Do đó, việc tăng cường sự cảnh giác và tính kỹ lưỡng trước khi quyết định vay tiền thông qua các ứng dụng trực tuyến là cực kỳ quan trọng vì nó giúp ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn như lãi suất vay cao, rơi vào các hợp đồng vay không rõ nguồn gốc hoặc rơi vào bẫy của các dịch vụ giả mạo thông tin và tài liệu để thực hiện vay nợ. Bên cạnh đó, việc tránh tham gia vào các nhóm chia sẻ tiền tệ qua ứng dụng cũng là biện pháp quan trọng để ngăn chặn các tác động xấu không mong muốn.

bung-no-app-co-sao-khong

Như vậy, tóm lại việc bùng nợ là việc không nên làm bởi những phiền toái và những mất mát về lâu về dài mà nó mang lại cho bạn, gia đình, bạn bè. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi làm điều này nhé!

 >>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí hành vi bùng nợ app có sao không? Gọi ngay: 1900.6174

Hậu quả bùng nợ app phải đối mặt?

Bùng nợ app có sao không? Hậu quả khi bùng nợ app phải đối mặt như thế nào? Đến nay có rất nhiều người nghĩ rằng sẽ không có hậu quả gì nghiêm trọng khi thực hiện hành vi bùng nợ các app online. Tuy nhiên, khi bạn không trả nợ cho các bên vay thì có thể chịu một số hậu quả như sau, vừa ảnh hưởng đến bản thân, vừa liên lụy đến bạn bè, người thân.

Gọi điện làm phiền

Vì trên hồ sơ tín dụng sẽ có lưu các thông tin liên lạc của bạn, nên bên cho vay sẽ liên tục tra tấn tinh thần bạn bằng cách gọi điện yêu cầu bạn trả tiền liên tục khi đến hạn. Chính điều này sẽ gây đảo lộn và gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống của bạn.

Gửi tin nhắn, spam mạng xã hội

Gửi tin nhắn, spam mạng xã hội cũng là một cách đòi tiền phổ biến mà các app cho vay online thực hiện. Người vay sẽ nhận được rất nhiều tin nhắn đòi tiền, đe dọa từ bên cho vay online này. Đồng thời, nếu như bên này biết được mạng xã hội của bạn thì sẽ liên tục spam đòi nợ bằng cách đăng tải hình ảnh và thông tin cá nhân lên đây.

>>> Xem thêm: Fe Credit đòi nợ như thế nào? Các hình thức đòi nợ?

Ảnh hưởng đến người thân, bạn bè

Sử dụng ứng dụng vay tiền có thể ảnh hưởng đến người thân của bạn, và điều này là câu trả lời cho câu hỏi về hậu quả của việc bùng nợ qua các ứng dụng này. Đa số các hồ sơ tín dụng yêu cầu cung cấp thông tin về người thân. Trong trường hợp bạn không thể hoặc không trả nợ và không thể liên lạc được, bên cung cấp vay tiền có thể quyết định gọi điện cho người thân hoặc bạn bè của bạn để yêu cầu trả nợ. Điều này không chỉ tạo áp lực và phiền toái cho người thân mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình và cá nhân của bạn.

Có nên bùng nợ app hay không?

Có rất nhiều người tìm cách để thoát khỏi các app vay tiền và băn khoăn có nên trốn nợ hay không. Theo đó, thì việc trốn nợ là một điều vi phạm pháp luật, khi thực hiện hành vi này bạn sẽ phải chịu các mức độ xử phạt khác nhau từ nhẹ đến nặng theo đúng như quy định hiện hành. Ngoài ra bạn sẽ phải sống trong tình cảnh khó khăn, lẩn trốn hay bị đe dọa bản thân, gia đình về tính mạng…

Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi là có nên bùng nợ app hay không thì bạn không nên trốn nợ, không nên có cho mình một tâm lý xù nợ, vẫn nên thanh toán đầy đủ các khoản vay nợ đúng thời hạn. Điều này vừa đảm bảo được bạn sẽ không rơi vào nợ xấu, vừa đảm bảo bạn có thể vay tiếp vào những lần sau khi cần thiết.

bung-no-app-co-sao-khong

Lưu ý trước khi vay để tránh bùng nợ app vay tiền

Điều đầu tiên khi quyết định vay app, người vay cần cân nhắc khả năng tài chính, hiện tại đã có bao nhiêu, mức vay nào là phù hợp?

Các ứng dụng vay tiền đáng tin cậy có thể bao gồm:

  1. Doctor Đồng: Hạn mức vay từ 500.000 đến 10 triệu đồng, thời hạn vay từ 3 đến 12 tháng, với lãi suất tối thiểu là 12% và tối đa là 20%.
  2. Tamo: Hạn mức vay từ 1 triệu đến 15 triệu đồng, kỳ hạn vay từ 3 đến 6 tháng, với lãi suất hàng năm là 20%.
  3. Moneycat: Hạn mức vay từ 1 triệu đến 10 triệu đồng, thời hạn vay từ 3 đến 6 tháng, với mức lãi suất cho vay dao động từ 12% đến 18.25%.

Bên cạnh đó, để tránh được các rủi ro vay phải app tín dụng đen, người vay cần tìm hiểu thông tin các app vay tiền uy tín, lãi suất cả trong hạn và quá hạn để tính toán đến trường hợp xấu nhất là không trả được nợ đúng hạn.

Ngoài ra, người vay cần lưu trữ thông tin, hợp đồng vay để phòng đối tượng cho vay có hành vi dối trá và là chứng cứ khi 1 trong 2 bên vi phạm hợp đồng.

 >>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí hành vi bùng nợ app có sao không? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ nội dung đã được chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu để thông tin đến các bạn về các vấn đề liên quan đến việc “Bùng nợ app có sao không?Nếu như có bất kì ý kiến đóng góp hay thắc mắc nào khác cần được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ thì vui lòng liên hệ với Tổng đài Luật Thiên Mã thông qua số hotline: 1900.6174

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7