action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Trốn nợ FE có sao không? Các hình thức trốn nợ FE phổ biến

Trốn nợ FE có sao không? Nguyên nhân dẫn đến việc trốn nợ FE? Trốn nợ FE bằng các hình thức nào phổ biến hiện nay? Và có nên trốn nợ FE không?….Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc trốn nợ FE bởi đây là hình thức vay bằng thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh. Do đó, để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về hình thức vay nợ này và có được câu trả lời cho những thắc mắc trên thì Luật Thiên Mã 1900.6174  mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề liên quan đến trốn nợ FE? Gọi ngay 1900.6174

Anh Hoài đến từ Hà Nội có gửi đến Luật Thiên Mã câu hỏi như sau:

Xin chào Luật sư, khoảng 6 tháng trước tôi có biết đến FE Credit và liên hệ để vay xử lý việc riêng. Tuy nhiên, đến hạn trả lãi suất, tôi lại không thể thanh toán nên bạn tôi khuyên tôi bỏ số điện thoại đã đăng ký khi vay đi rồi người ta không liên lạc được cho tôi thì tôi sẽ không phải thanh toán nhưng tôi cũng hơi sợ không biết làm gì. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi nên làm gì? Và việc trốn nợ FE Credit có sao không?

Mong sớm được Luật sư giải đáp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư Trả lời:

Cảm ơn anh Hoài đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Luật Thiên Mã. Sau những nghiên cứu cũng như tìm hiểu pháp luật, chúng tôi xin được giải pháp cho anh về thắc mắc “Trốn nợ FE có sao không?”

Trốn nợ FE có sao không?

Trước khi giải đáp thắc mắc trốn nợ FE có sao không thì chúng ta cần hiểu FE là gì? FE Credit là Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) được thành lập năm 2010 và đến 2015 chuyển đổi hoạt động tín dụng tiêu dùng sang một pháp nhân độc lập thành Công ty tài chính FE Credit như hiện nay.

FE Credit hiện có những sản phẩm nổi bật như vay tiền mặt; vay tín dụng; vay mua xe máy trả góp, vay mua hàng gia dụng trả góp,… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, tỷ lệ nợ xấu tại FE Credit rất cao dẫn đến việc nhiều khách trốn nợ, bùng nợ không chịu trả.

tron-no-fe-co-sao-khong-1

Người vay mà muốn trốn nợ FE có thể sẽ bị: rơi vào danh sách nợ xấu, chi phí mức phạt trả chậm cực cao, bị khủng bố gọi điện, làm phiền liên tục và thậm chí là bị khởi kiện ra tòa.

Rơi vào danh sách nợ xấu

Bên vay và FE Credit xác lập mối quan hệ vay mượn khi ký hợp đồng vay. Nếu bên vay không thanh toán tiền cho Công ty thì đương nhiên bên vay vi phạm thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng và bên vay trở thành đối tượng nợ xấu và gặp khó khăn, tệ hơn là không vay được từ ngân hàng hay công ty tài chính khác.

Ở một kỳ thanh toán trả góp tại FE, nếu chậm thanh toán quá 10 ngày, lịch sử tín dụng của người đi vay sẽ được ghi nhận trên hệ thống Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và được cảnh báo đang ở mức nợ xấu nhóm 2 – nợ xấu cần chú ý ngay.

Đến mức vào nhóm nợ xấu 3 và đỉnh điểm là nhóm 5 thì người đi vay buộc phải tất toán khoản vay hoặc thanh toán đến kỳ cuối cùng và phải chờ 60 tháng nợ xấu mới được xoá hẳn. 

Chính vì vậy, thời gian chậm trả càng lâu thì khi vay tiền hay mở thẻ tín dụng sau này càng dễ gặp rủi ro. 

Ngoài ra, hiện nay, căn cứ theo Thông tư 03/2013/TT-NHNN và Thông tư 27/2017/TT-NHNN thì CIC là cơ quan đầu mối để lưu trữ các hoạt động thông tin tín dụng có khả năng hỗ trợ hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh cho các tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ, quản lý rủi ro tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác.

Bởi thế, nếu khách hàng có nợ xấu thì rất khó khăn để được vay tại các ngân hàng thương mại khác sau này.

Đối mặt với nguy cơ bị xử lý hình sự

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về về xử phạt hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:

” Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Vì vậy, trường hợp người đi vay trốn nợ trong khi vẫn có khả năng trả nợ với mục đích quỵt tiền thì có thể bị khởi tố hình sự và khung phạt cao nhất của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lên đến 20 năm tù giam.

Bị khủng bố, gọi điện làm phiền liên tục

Khi đến hạn phải thanh toán khoản vay, nhân viên bên FE Credit sẽ thực hiện việc gọi điện/nhắn tin nhắc nhở khách hàng trả nợ và thậm chí là gọi điện nhắc nhở liên tục. 

Tuy nhiên, hiện nay có những trường hợp không đi vay nhưng vẫn bị FE gọi điện làm phiền. Thêm vào đó là những cuộc gọi lừa đảo bảo anh/chị có người thân này vay cần thanh toán gấp. Nhiều người cứ tưởng thật và vô tình mất tiền vào tay bọn xấu.  Chính vì thế, khi bị gọi hay nhắn tin đòi thanh toán khoản nợ, bạn cần tỉnh táo và chặn những đầu số lừa đảo đó lại để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè xung quanh.

Bị khởi kiện buộc phải thi hành án

Hợp đồng vay giữa phía Fe Credit và khách hàng là một hợp đồng dân sự. Nếu phía đi vay không có điều kiện thanh toán nợ thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án dân sự. 

Không chỉ mất thời gian lên Toà án mà trong trường hợp thua kiện, người đi vay còn phải đóng án phí. Sau đó, bên đi vay vẫn không trả nợ thì bên cho vay sẽ yêu cầu thi hành án.

tron-no-fe-co-sao-khong-2

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề liên quan đến trốn nợ FE có sao không? Gọi ngay 1900.6174.

Nguyên nhân dẫn đến việc trốn nợ FE?

FE Credit mang lại hình thức vay dễ dàng, không cần thế chấp, được duyệt nhanh nên thu hút được nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ. Ấy vậy, việc bùng nợ FE vẫn diễn ra rất nhiều. Điều đó có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Tiền lãi suất quá cao khiến khách hàng không có khả năng thanh toán. Một phần là do vốn dĩ các công ty tài chính nói chung, FE Credit nói riêng đều có mức lãi suất khá cao. Thêm vào đó, khách hàng không tính toán kỹ hay ảnh hưởng từ yếu tố như nguồn thu nhập,…
  • Đứng ra vay giúp người khác như người thân, bạn bè. Khách hàng không nắm rõ là người kia đã đóng tiền cho FE hay chưa. Và nếu chưa thì đương nhiên chính người đi vay sẽ bị nhắc nhở vì việc chưa thanh toán.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về nguyên nhân dẫn đến trốn nợ FE Credit? Gọi ngay 1900.6174.

Trốn nợ FE bằng các hình thức nào phổ biến hiện nay?

Hiện nay, có nhiều khách hàng lựa chọn việc trốn nợ FE như là giải pháp tạm thời với nhiều hình thức phổ biến như:

  • Bỏ số điện thoại đã dùng để đăng ký vay

Thường khi đến hạn trả nợ, nhân viên FE Credit sẽ liên hệ người đi vay qua điện thoại đã đăng ký. Việc ngưng sử dụng số điện thoại đó coi như người đó không nhận được cuộc gọi nhắc nhở nào hết và họ nghĩ rằng mình đã có thể trốn được nợ.

  • Thay đổi địa điểm cư trú

Tương tự như việc bỏ số điện thoại, nhiều người đi vay đổi luôn địa điểm cư trú thì cắt đứt liên lạc hoàn toàn với FE Credit. Điều đó khiến bên phía FE gặp nhiều khó khăn để có thể liên lạc khách hàng thanh toán nợ phải trả.

  • Thông báo người thân, bạn bè không nghe điện thoại từ số lạ

Nhiều người còn chắc ăn hơn là dặn dò người thân, bạn bè xung quanh mình không nghe máy từ người lạ. Bởi vì, để hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại FE Credit thì khách hàng cần cung cấp số điện thoại tham chiếu của người quen để làm người đại diện. 

Những hình thức này chỉ mang tính chất tạm bợ và người đi vay không thể nào trốn tránh mãi. Hơn nữa, chính người đi vay đã lựa chọn việc đi vay tại FE Credit dù biết lãi suất cao đến như vậy. Ắt hẳn, họ cũng phải lường trước được việc phải trả một khoản nợ khổng lồ như vậy. 

tron-no-fe-co-sao-khong-3

>>>Xem thêm: Vay tiền Fe Credit không trả có sao không?

Trốn nợ FE, có nên hay không?

Và sau tất cả, câu hỏi được đặt ra có nên trốn nợ FE hay không? Liệu rằng trốn nợ FE có khả thi hay không? Hay có thể trốn được mãi hay không? Và câu trả lời mà chúng tôi dành cho bạn là không. 

Bởi lẽ, việc trốn nợ vừa không khiến số nợ của bạn biến mất mà số nợ đó còn có thể nảy sinh nhiều vấn đề như chúng tôi đã đề cập ở trên. Bạn sẽ phải sống cuộc đời trốn chui trốn lủi suốt đời và nghiêm trọng là bạn có thể phải chịu án phạt nặng nề.

Chính vì thế, trong quá trình đi vay FE Credit hay bất kỳ ngân hàng, công ty tài chính nào khác bạn cần cân nhắc đến khả năng thanh toán sau này và nếu đến hạn phải trả nợ thì hãy trả đúng hạn.

Tuy nhiên, nếu có xảy ra trường hợp không đủ khả năng trả nợ thì bạn có thể liên hệ trực tiếp FE Credit để được hỗ trợ và đưa ra giải pháp phù hợp với hoàn cảnh của mình. 

>>>Xem thêm: Nợ Fe bao lâu thì bị cưỡng chế? Giải đáp nhanh chóng nhất

Và trên đây là tất cả những thông tin mà Luật Thiên Mã đã tìm hiểu và cung cấp tới các bạn vấn đề “Trốn nợ FE có sao không?”, cũng phần nào giải đáp được thắc mắc của anh Hoài. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay cần được hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ qua 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7