action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Không vay tiền mà vẫn bị đòi nợ thì xử lý như thế nào [2023]

Không vay tiền mà vẫn bị đòi nợ thì nên xử lý như thế nào? Tình trạng bị gọi điện, nhắn tin làm phiền đòi nợ đã không còn xa lạ trong xã hội ngày nay, khi mà những thông tin cá nhân của chúng ta bị lan truyền khắp nền tảng mạng xã hội, kể cả những trường hợp không vay tiền mà vẫn bị đòi nợ. Để làm rõ vấn đề này, mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã 1900.6174

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về việc không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ phải làm sao? Gọi ngay 1900.6174

Chị Tâm đến từ TP.HCM có gửi đến Luật Thiên Mã câu hỏi như sau:

Xin chào Luật sư, dạo gần đây tôi thường nhận được những cuộc gọi đòi nợ trong khi tôi đang không vay nợ bất kỳ ai. Người ta còn biết một số thông tin cơ bản của tôi nữa. Tôi đang rất hoang mang.

Mong sớm được Luật sư giải đáp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư Trả lời:

Cảm ơn chị Tâm đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Luật Thiên Mã. Sau những nghiên cứu cũng như tìm hiểu pháp luật, chúng tôi xin được giải pháp cho anh về thắc mắc không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ như sau:

Quyền đòi nợ là gì?

Quyền đòi nợ là quyền yêu cầu trả nợ và được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu. 

Quyền đòi nợ cũng là một quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

khong-vay-tien-ma-van-bi-doi-no-3

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Quyền đòi nợ là gì? Gọi ngay 1900.6174

Người không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì có phải trả khoản tiền đó không? 

Hiện trạng ngày nay có rất nhiều người phàn nàn vì bị những số lạ gọi điện đòi nợ. Một số app cho vay tiền còn đăng hình ảnh, thông tin cá nhân vay mượn tiền lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người được cho là đi vay.

Vì mang tâm lý hoang mang, lo sợ, nhiều người dù không vay nhưng họ vẫn lựa chọn cách trả nợ những khoản tiền vốn dĩ mình chưa từng vay mượn để đỡ ảnh hưởng đến danh tiếng, công việc, gia đình mình.

Vậy thì theo quy định pháp luật, việc người không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì có phải trả khoản tiền đó không? Căn cứ tại Khoản 1 Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015, trong hợp đồng vay thì người đi vay chỉ phát sinh nghĩa vụ khi có tham gia mượn tiền hay có thỏa thuận để thanh toán tiền. Đường nhiên, nếu không vay tiền hay bất cứ thỏa thuận nào thì người bị đòi nợ vô lý không có nghĩa vụ phải trả số tiền đó.

khong-vay-tien-ma-van-bi-doi-no-1

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì có phải trả khoản tiền đó không? Gọi ngay 1900.6174

Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì nên xử lý như thế nào?

Ấy vậy, việc thông tin cá nhân của người bị đòi nợ bị lộ ra và lan truyền khắp mạng xã hội bởi những đối tượng xấu là một vấn đề hết sức nguy hiểm. Để giảm thiểu tình trạng lộng hành, vô tổ chức này, pháp luật có quy định đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Căn cứ tại điểm g Khoản 3 Điều 102 NĐ 15/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 14/2022/NĐ-CP, hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ.

Một số phương án mà người không vay tiền mà vẫn bị đòi nợ bao gồm:

  • Ghi âm, quay phim lại những cuộc gọi bị đòi nợ để làm bằng chứng
  • Chụp lại những tin nhắn, lời đe dọa đòi nợ
  • Lưu lại thông tin của bọn đòi nợ, tài khoản đăng tải thông tin cá nhân của mình lên.
  • Lập vi bằng ghi nhận các thông tin bị đe doạ, đòi nợ, bị vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Sau khi đã có những bằng chứng như vậy, người bị đòi nợ có thể thực hiện một số cách như sau:

  • Liên hệ giải quyết trực tiếp với bên app vay tiền, tổ chức tín dụng
  • Trình báo cơ quan công an
  • Đề nghị sở Thông tin và truyền thông xử lý
  • Gửi đơn trình báo đến Thanh tra, giám sát ngân hàng

khong-vay-tien-ma-van-bi-doi-no-2

>>>Xem thêm: Đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào?

Nguyên nhân xảy ra tình trạng không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ

Như đã nêu, tình trạng không còn quá xa lạ với bất kỳ ai và những nguyên nhân dẫn đến việc không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ có thể kể đến:

  • Bị rò rỉ thông tin cá nhân: nguyên nhân phổ biến và không thể tránh khỏi những thông tin cá nhân của mình bị rò rỉ khi mà ai cũng sử dụng mạng xã hội hay những giao dịch mua hàng trên mạng cũng phải cung cấp thông tin cá nhân cơ bản.  Từ đó những kẻ gian lợi dụng để thực hiện hành vi sai trái.
  • Bị sử dụng thông tin của khoản vay trước đó: Nhiều người từng đi vay trả góp, vay tín chấp và có bị lưu lại hồ sơ cá nhân và kẻ gian lợi dụng làm giả hồ sơ tạo các khoản vay mới để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Đã thanh toán khoản vay nhưng được báo khoản vay chưa được tất toán, còn những khoản phí chưa thanh toán. 

Chính vì vậy, bạn cần phải tỉnh táo, giữ được cái đầu lạnh khi nhận được những cuộc gọi đòi nợ. Bản thân mình không mắc nợ ai thì bạn không việc gì phải lo sợ cả. Thêm vào đó, bạn cũng cần nhắc nhở người thân, bạn bè về tình trạng này để họ cũng có thể phòng tránh.

>>>Xem thêm: Rủi ro khi thế chấp quyền đòi nợ năm 2023

Và trên đây là tất cả những thông tin mà Luật Thiên Mã đã tìm hiểu và cung cấp tới các bạn vấn đề không vay tiền mà vẫn bị đòi nợ, cũng phần nào giải đáp được thắc mắc của chị Tâm. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay cần được hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ qua 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7