Những câu hỏi xoay quanh vấn đề bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không được nhiều bạn trẻ đặt ra trong thời gian gần đây. Để trả lời cho những câu hỏi này thì trước tiên bạn cần phải nắm được những quy định tuyển chọn nhập ngũ của Nhà nước trong bài viết sau đây.
Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo quy định tại điểm c Điều 4 Thông tư 140/2015 về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, thì công dân đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ thì đi thực hiện nghĩa vụ quân sự:
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS).
- Bảng tiêu chuẩn đo thị lực các bệnh về mắt tại Bảng số 2, Phụ lục ban hành ban kèm theo Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về quy định việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định sau đây:
Căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ trên thì đối với trường hợp công dân có sức khỏe loại 3, nhưng bị mắc tật khúc xạ từ 1,5 điop trở lên sẽ được miễn đi nghĩa vụ quân sự. Cùng với đó, trường hợp bị cận thị cả hai mắt là 2,75 nhưng trong đó một bên loạn thị 0,75 và một bên là 0,5 cũng sẽ không được gọi nhập ngũ theo đúng quy định pháp luật đưa ra.
Các tiêu chuẩn sức khỏe và mắt theo đúng luật nghĩa vụ quân sự quy định
Theo luật nghĩa vụ quân sự quy định sẽ phân chia thành nhiều loại sức khỏe khác nhau, như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đặt ra đều đạt điểm 1, có thể tham gia nghĩa vụ và phục vụ hầu hết ở binh chủng hay quân binh nào cũng phù hợp.
- Loại 2: Có ít nhất một trường hợp bị điểm 2 nên phần lớn sẽ phục vụ nhiệm vụ ở các quân binh chủng.
- Loại 3: Có ít nhất một trường hợp bị điểm 3 thì một số người có thể đi nghĩa vụ ở quân binh chủng.
- Loại 4: Có ít nhất một trường hợp bị điểm 4 nên sẽ bị hạn chế phục vụ ở các quân binh chủng.
- Loại 5: Có ít nhất một trường hợp bị điểm 5 sẽ thuộc sức khỏe yếu và được miễn nghĩa vụ quân sự.
- Loại 6: Có một trường hợp bị điểm 6 thuộc loại sức khỏe được miễn đi nghĩa vụ hoàn toàn.
Dựa vào những tiêu chí trên, nếu sức khỏe của bạn thuộc loại 4 trở đi kèm theo mắt bị tật khúc xạ từ 1,5 điop trở lên sẽ thuộc vào diện không phải nhập ngũ. Tuy nhiên các bước khám sức khỏe tiếp theo cũng cần phải được tiến hành theo đúng quy định đưa ra.
Không phải mọi trường hợp cận thị đều được miễn nghĩa vụ quân sự
Theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được gọi nhập ngũ khi đáp ứng đủ 04 tiêu chuẩn:
- Có lý lịch rõ ràng.
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định.
- Có trình độ văn hóa phù hợp.
Trong đó, tiêu chuẩn “đủ sức khỏe” được hướng dẫn bởi Điều 4 của Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau: Chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ và không gọi nhập ngũ đối với những công dân có sức khỏe loại 3 mắc tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ).
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mang tính chất bắt buộc
Công dân nào đang ở trường hợp cận thị từ 1,5 điop trở lên và sức khỏe loại 3 được miễn nghĩa vụ quân sự nhưng nếu công dân nhận được giấy gọi khám sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự thì yêu cầu công dân vẫn phải chấp hành đến khám.
Theo khoản 4 Điều 40 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, lịch khám nghĩa vụ quân sự bắt đầu từ ngày 01/11 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Trước tiên, công dân đến khám sơ tuyển tại trạm y tế xã để phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Nếu công dân không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe khi đã có giấy gọi, mà không có lý do chính đáng có thể sẽ bị phạt từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP).
→ Lưu ý: Bạn vẫn phải tham gia kiểm tra, sơ tuyển, khám nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi khám sức khỏe theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, nhiều trường hợp chỉ thuộc diện bị tạm hoãn do chưa đủ điều kiện, nên vẫn có thể bị gọi kiểm tra sức khỏe và thực hiện lệnh nhập ngũ bất kỳ lúc nào.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp các thắc mắc về vấn đề bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Chắc hẳn với chia sẻ trên, hoàn toàn giúp mọi người có thêm kiến thức để biết được loại sức khỏe và tình trạng mắt của mình có thể được nhập ngũ hay không chính xác nhất.
Bạn đang xem bài viết “bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không” tại chuyên mục “pháp luật đời sống”