action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Tư vấn tranh chấp đất đai trong gia đình – Giữa anh em, quyền thừa kế

Tranh chấp đất đai trong gia đình đã trở thành vấn đề khá phổ biến khi mà giá trị bất động sản ngày càng tăng cao. Thông thường, ở Việt Nam khi các anh em trong nhà tranh chấp đất đai, họ thường tự thỏa thuận và thống nhất với nhau để giữ gìn mối quan hệ và tình cảm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp 2 anh em tranh chấp đất đai thừa kế và không thể tự hòa giải mà phải nhờ vào sự can thiệp của pháp luật. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả tất cả những thông tin chi tiết về việc giải quyết tranh chấp đất đai anh em trong nhà.

Thế nào là tranh chấp đất đai trong gia đình

Tranh chấp đất đai trong gia đình hay anh chị em tranh chấp đất đai là sự mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa quyền và nghĩa vụ giữa hai hay nhiều bên khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

Như vậy, có thể hiểu tranh chấp đất đai trong gia đình là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa những người có quan hệ huyết thống ruột thịt với nhau trong gia đình. Có thể là 2 anh em tranh chấp đất đai hoặc anh chị em tranh chấp đất đai với nhau

Các trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình giữa anh em phổ biến

Tranh chấp đất đai thừa kế quyền sử dụng đất

Tranh chấp đất đai trong gia đình mà đất là đất thừa kế là một trong những loại tranh chấp có liên quan đến đất đai phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, loại tranh chấp này thường xảy ra khi ông bà, cha mẹ đã qua đời mà không để lại di chúc. Vì vậy không thể xác định và phân chia rõ ràng phần đất cho từng người điều này dễ xảy ra tình trạng 2 anh em trong nhà tranh chấp đất đai thừa kế.

Trong trường hợp xảy ra tình trạng anh em trong nhà tranh chấp đất đai hoặc 2 anh em tranh chấp đất đai thừa kế với nhau thì có thể áp dụng các quy định của Luật đất đai 2013 và áp dụng luật thừa kế theo quy định của pháp luật để phân chia tài sản đất đai.

Trong đó, người có quyền được thừa kế sẽ được sắp xếp theo từng hàng cụ thể như sau:

  • Hàng thứ kế nhất gồm vợ, chồng, mẹ ruột, cha ruột, mẹ nuôi, cha nuôi, con ruột, con nuôi của người đã chết
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
  • Hàng thừa kế thứ 3 gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Những người thuộc cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản như nhau và hàng sau chỉ được thừa kế di sản nếu những người ở hàng thừa kế phía trước đã chết, từ chối quyền hưởng và nhận di sản, hoặc bị truất quyền hưởng di sản.

 

 

Tranh chấp đất đai hương hỏa

Tranh chấp đất đai hương hỏa là tranh chấp về phần đất đai dùng để làm nhà thờ chung, thờ cúng hương hỏa ông bà tổ tiên của cả gia tộc. Những hộ gia đình đông người hoặc các gia tộc lớn thường để lại một phần đất để thờ cúng và cũng là nơi để con cháu trong gia đình tụ tập vào những ngày lễ Tết. Phần đất này thường được cấp quyền giấy chứng nhận quyền sử dụng chung và có phân công người quản lý cụ thể. Do đã được xác định rõ ràng nên trường hợp anh chị em tranh chấp đất đai hương hỏa thường ít xảy ra.

Tuy nhiên ở những gia đình quy mô nhỏ, vẫn có một số trường hợp anh chị em tranh chấp đất đai hương hỏa do

  • Ông bà, cha mẹ qua đời không để lại di chúc và các đồng thừa kế tự thỏa thuận bằng miệng với nhau về diện tích để lại thờ cúng dẫn đến việc anh em trong nhà tranh chấp đất đai hương hỏa ông bà hoặc bố mẹ để lại.
  • Ông bà cha mẹ qua đời có để lại di chúc nhưng trong đó không xác định rõ phần di sản nào dùng để thờ cúng dẫn đến tình trạng anh em trong nhà tranh chấp đất đai hương hỏa.

Tranh chấp đất liền kề

Tranh chấp đất liền kề là loại tranh chấp phát sinh mâu thuẫn xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa hai hoặc nhiều chủ thể sử dụng đất liền kề. Loại tranh chấp này thường xảy ra khi các bên chủ thể không phân định được ranh giới phân chia quyền sử dụng đất rõ ràng với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này có thể do một bên cho rằng bên kia có hành vi xâm chiếm, vượt quá ranh giới sang phần đất thuộc quyền sử dụng của nhà mình.

Tranh chấp lối đi chung

Lối đi chung luôn là vấn đề bức bối giữa các gia đình ở gần nhau. Tranh chấp có thể xảy ra khi các bên không thống nhất được việc làm hoặc sử dụng một lối đi chung. Nguyên nhân của tranh chấp này có thể là do một bên tự ý làm một lối đi chung trên diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bên còn lại hoặc các bên liên quan. Thông thường, với những vụ việc tranh chấp lối đi chung thì giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất không quá lớn. Nhưng, quyền lợi mà các bên được hưởng lại rất lớn bởi lối đi chung là thứ có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống thường ngày của các bên.

Tranh chấp khi đất có sổ đỏ bị trùng diện tích

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp khi đất sổ đỏ có diện tích bị trùng thường thường do sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến việc diện tích đất đã được cấp cho người này lại ghi vào sổ đỏ của người khác. Loại tranh chấp này thường thấy nhất khi mua đất từ bên thứ ba. Trong những trường hợp này, hai bên có thể thỏa thuận với nhau để đi đến thống nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ thỏa thuận thành công là rất thấp bởi không có ai muốn bản thân bị thiệt và tranh chấp đến cùng để bảo vệ quyền lợi của mình.

Tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ

Tình huống tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ thường xảy ra giữa những người đã có quen biết với nhau từ trước. Có thể là 2 anh em tranh chấp đất đai, cũng có thể là họ hàng, hoặc bạn bè người quen với nhau. Vì có mối quan hệ quen biết, tình cảm nên việc cho ở nhà thường được thực hiện thông qua lời nói, không có giấy tờ có giá trị chứng minh và thời gian ở thường khá dài. Sổ đỏ có thể được cấp cho bên ở nhờ hoặc bên được ở nhờ. Vì vậy, giữa 2 bên có thể xảy ra tranh chấp với nhau trong việc xác định bên nào là người được quyền sử dụng với đất đã được cấp giấy chứng nhận.

Cách giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình giữa anh em

Đàm phán hòa giải khi 2 anh em trong nhà tranh chấp đất đai

Đối việc anh em  trong nhà tranh chấp đất đai, nhà nước ta khuyến khích khi xảy ra tranh chấp đất đai anh em nên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Đây là biện pháp pháp tốt nhất để tránh làm rạn nứt mối quan hệ tình cảm giữa anh chị em trong nhà.
Nếu tranh chấp đất đai anh em không thể tự hòa giải, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của mặt trận cùng một số tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai anh em trong gia đình tại cơ sở địa phương.

Có hai kết quả hòa giải:

  • Hòa giải thành công: Trường hợp này cần phải có biên bản có đầy đủ chữ ký của các bên và xác nhận hòa giải thành công của bên Ủy ban nhân dân cấp xã. Đồng thời gửi biên bản này đến các bên tranh chấp và lưu lại một bản tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp đất. Nếu hòa giải thành nhưng có sự thay đổi về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã phải gửi biên bản hòa giải đến cơ quan có thẩm quyền để được công nhận sự thay đổi đó và cấp giấy tờ liên quan mới như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu hoặc các tài sản khác liên quan đến đất.
  • Hòa giải không thành công hoặc có một bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải: UBND xã phải lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

 

 

Khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ ra tòa án

Tranh chấp đất đai có sổ đỏ là tranh chấp mà đương sự có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ điều 100 của Luật đất đai 2013 nếu anh em trong nhà tranh chấp đất đai và đã hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành công hoặc một trong 2 bên đã có sổ đỏ thì có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết. Theo đó, trình tự thủ tục khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ như sau:

  • Làm và nộp đơn khởi kiện và đơn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất kèm theo giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh cho yêu cầu khởi kiện
  • Toà án tiến hành xem xét đơn của đương sự và thụ lý vụ án
  • Tiến hành xét xử sơ thẩm tại tòa án và đưa ra bản án
  • Nếu kháng nghị bản án sơ thẩm thì đương sự phải làm đơn yêu cầu toà án xét xử phúc thẩm
  • Hai bên tranh chấp có nhiệm vụ thi hành bản án có hiệu lực theo quy định của pháp luật

 

 

Dịch vụ luật sư tư vấn trường hợp anh em trong nhà tranh chấp đất đai tại Luật Thiên Mã

 

Luật Thiên Mã là công ty luật uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý thuộc đa dạng lĩnh vực. Đặc biệt, chúng tôi đã từng tư vấn và trực tiếp tham gia giải quyết những vụ anh em tranh chấp đất đai trong nhà hay tranh chấp đất đai hương hỏa trong gia đình. Với kinh nghiệm lâu năm của mình, chúng tôi cam kết sẽ bảo vệ tối đa quyền và lợi ích cho khách hàng. Các dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai của chúng tôi bao gồm:

 

Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai anh em trong gia đình

  • Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ mà khách hàng cung cấp, đánh giá giá trị pháp lý của các bằng chứng và tài liệu đã có
  • Hướng dẫn soạn thảo văn bản, hồ sơ, đơn từ và những thủ tục cần thiết để trình lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  • Tư vấn những điểm yếu và lợi thế mà khách hàng đang có
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp tốt nhất, đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích của khách hàng

 

Luật trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình

  • Luật Thiên Mã cử luật sư trực tiếp đại diện khách hàng đàm phán và giải quyết tranh chấp về đất đai với các bên có liên quan
  • Giúp khách hàng nghiên cứu hồ sơ, tìm kiếm và thu thập chứng cứ có lợi trong việc giải quyết tranh chấp đất đai
  • Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ để xây dựng phương án giải quyết tốt nhất nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng
  • Trực tiếp soạn thảo và chuẩn bị đơn từ, hồ sơ cần thiết phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp trước toàn hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Giúp khách hàng kháng cáo, gửi yêu cầu xem xét giám đốc thẩm và tái thẩm nếu phát hiện bản án không hợp lý
  • Tham gia giai đoạn yêu cầu thi hành án với những bản án đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền

Án phí tranh chấp đất đai thừa kế giữa hai anh em trong gia đình

Nếu 2 anh em tranh chấp đất đai trong nhà không thể tự hòa giải mà cần phải tòa án giải quyết, thì phải nộp án phí – một khoản tiền để tòa án xử lý những tranh chấp đã có sổ. Án phí bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp, tài sản có giá trị càng lớn thì án phí càng nhiều. Thông thường, trong các vụ án anh em trong nhà tranh chấp đất đai sẽ có hai loại án phí mà đương sự phải nộp:

 

Tiền tạm ứng án phí để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai trong gia đình

Điều 7 nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, với các vụ án dân sự sơ thẩm không có giá ngạch, tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức án phí dân sự sơ thẩm. Với vụ án dân sự sơ thẩm có giá ngạch, tiền tạm ứng án phí này bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm. Tòa án tính phí dựa vào giá trị tài sản mà đương sự có tranh chấp yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, phí này không được thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

 

Tiền án phí trong giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình:

Theo khoản 2 điều 27 nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất được quy định như sau:

 

Trường hợp không cần xác định giá trị tài sản: Với vụ án tranh chấp đất đai anh em không thể tự hòa giải và Toà án không cần xem xét giá trị mà chỉ cần xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai thì đương sự phải chịu án phí là 300.000 đồng. Mức án phí dân sự sơ thẩm này tương đương với án phí trong các vụ án không có giá ngạch.

 

Trường hợp Tòa án phải xác định giá trị tài sản tranh chấp hoặc quyền sở hữu sử dụng đất theo phần: Trong trường hợp này, đương sự phải chịu án phí dân sự theo giá trị phần tài sản mà mình được hưởng.
Trong nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 đã quy định rõ mức tạm ứng án phí và án phí đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

  • Tài sản tranh chấp có giá trị dưới 6 triệu đồng: án phí sơ thẩm là 300.000 đồng
  • Tài sản tranh chấp có giá trị từ 6-400 triệu đồng: Án phí sơ thẩm bằng 5% giá trị của tài sản
  • Tài sản tranh chấp có giá trị từ 400-800 triệu đồng: Đương sự phải nộp 20 triệu và 4% giá trị tài sản có tranh chấp lớn hơn 400 triệu đồng làm án phí sơ thẩm
  • Tài sản tranh chấp có giá trị trên 800 triệu đồng – 2 tỷ đồng: án phí sơ thẩm = 36 triệu đồng + 3% giá trị tài sản > 800 triệu đồng.
  • Trên 2 tỷ đồng – 4 tỷ đồng: án phí sơ thẩm là 72 triệu và phải nộp thêm 2% giá trị của những tài sản > 2 tỷ đồng
  • Tải sản tranh chấp có giá trị trên 4 tỷ đồng: đương sự phải nộp 112 triệu đồng và nộp thêm 0,1% giá trị của những tài sản lớn hơn 4 tỷ đồng

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về việc tranh chấp đất đai thừa kế, anh chị em tranh chấp đất đai hay tranh chấp đất đai hương hỏa trong gia đình và một số loại tranh chấp đất đai trong gia đình khác. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến tranh chấp đất đai hay việc anh chị em tranh chấp đất đai, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất!

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7