action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức được giải quyết như thế nào?

Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức giải quyết như thế nào? có cần phải hoà giải không? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức. Sau đây Luật Thiên Mã sẽ tư vân chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức? Gọi ngay: 1900.6174

Thế nào là tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức?

Tranh chấp, mâu thuẫn thường xuất hiện trong quan hệ xã hội, theo đó đối với đất đai, được xem như là một loại tài sản có giá trị cao thì việc xảy ra tranh chấp liên quan đến loại tài sản này thường phổ biến và hiện nay cũng không còn là chủ đề mới lạ. Việc có những quy định về việc tranh chấp đất đai được nêu trong pháp luật như sau:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong các quan hệ liên quan đến đất đai”,

tranh-chap-dat-dai-giua-ca-nhan-voi-to-chuc

Đây là nội dung được giải thích cho tranh chấp đất đai được quy định tại Khoản 24 Điều 3 của Bộ luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018).

Như vậy có thể hiểu tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ đối với đất đai tranh chấp này diễn ra giữa cá nhân với cá nhân với nhau hoặc có thể diễn ra giữa cá nhân với 1 tổ chức.

Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức là tranh chấp đất đai giữa hai bên, trong đó 1 bên là cá nhân và một bên là tổ chức, tổ chức được nói đến có thể là công ty, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức tôn giáo, cả hai xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ đối với đất đai.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không có di chúc được giải quyết như thế nào?

Đặc điểm của tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức

Đất đai được xem như là một loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân và chịu sự quản lý từ nhà nước, vì thế việc xảy ra tranh chấp liên quan đến loại tài sản này luôn được nhà nước quản lý nghiêm ngặt. Việc tranh chấp đất đai thường có một số đặc điểm nói chung và các đặc điểm về tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức nói riêng sau:

– Đối tượng tranh chấp của đất đai là quyền quản lý sử dụng, lợi ích phát sinh khi sử dụng đất đai loại tài sản mà không thuộc quyền sở hữu giữa các bên tranh chấp. 

– Đối tượng chủ thể trong tranh chấp đất đai với tổ chức thường là hai bên, trong đó có 1 bên là cá nhân 1 bên là tổ chức có tư cách pháp nhân.

– Các chủ thể trong tranh chấp đất đai là chủ thể quản lý đất đai, được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, các chủ thể này không có quyền sở hữu đất.

– Tranh chấp liên quan đến đất đai chú trọng việc giải quyết bằng hòa giải, đây cũng là biện pháp được nhà nước khuyến khích đối với tranh chấp liên quan đến đất đai.

Như vậy có thể thấy đất đai là một loại tài sản đặc biệt về khâu quản lý lẫn giá trị thế nên khi có việc tranh chấp xảy ra cần lưu ý đến một số đặc điểm được nêu để có thể phân biệt nó với các tranh chấp trong dân sự.

Trên thực tế các vấn đề xảy ra trong tranh chấp giữa người sử dụng đất với cơ quan có thẩm quyền giao đất cũng được lầm hiểu là tranh chấp về đất đai, tuy nhiên đây không được xem là tranh chấp đất đai mà đây được xem là tranh chấp về khiếu kiện hành chính.

Dựa trên một số đặc điểm của tranh chấp đất đai để có thể biết được giải quyết vụ tranh chấp theo hướng nào là một điều hết sức cần thiết.

>>> Tư vấn giải quyết Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức. Liên hệ ngay: 1900.6174 

Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức giải quyết như thế nào?

Anh Đông ở Thanh Hóa có câu hỏi như sau:

“anh có một mảnh đất vườn được thừa kế từ cha anh, sau khi làm giấy tờ anh mới biết mảnh đất này trước kia từng được đền bù do một nửa diện tích của mảnh đất nằm trong khu dự án của một công ty X tuy nhiên họ đã đền bù và sử dụng phần diện tích không đúng,

Vì khi đo đạc làm lại giấy tờ anh nhận ra phần diện tích sử dụng lớn hơn. Anh muốn biết cách giải quyết tranh chấp về diện tích sử dụng đất với tổ chức thì giải quyết như thế nào, mong được sự tư vấn từ luật sư.”

 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức? Gọi ngay: 1900.6174

Chào anh Đông, nhận được câu hỏi từ anh, sau khi xem xét và phân tích vấn đề anh đang gặp phải, chúng tôi xin được thông tin đến anh phần trả lời như sau:

Việc anh và công ty X có tranh chấp về diện tích sử dụng đất có thể xem là tranh chấp liên quan đến đất đai vì thuộc vào trường hợp tranh chấp về quyền và nghĩa vụ lợi ích đối với đất đai. Theo đó đối với các vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai thường được hướng dẫn giải quyết như sau:

tranh-chap-dat-dai-giua-ca-nhan-voi-to-chuc

 Trên tinh thần khuyến khích của nhà nước giải quyết vấn đề trong tranh chấp đất đai, cả hai bên khi có tranh chấp xảy ra thì:

Bước đầu tiên: nên lựa chọn phương pháp hòa giải để giải quyết vấn đề, hoặc gửi đơn yêu cầu UBND xã phường để xin hòa giải.

Bước thứ hai: Nếu trường hợp hòa giải không thành, thì nên thu thập chuẩn bị bằng chứng , giấy tờ chứng minh bên đối phương đang thực hiện hành vi lấn chiếm trái pháp luật phần đất thuộc quyền sở hữu của mình để chuẩn bị cho bước tiếp theo là chuẩn bị khởi kiện hoặc nộp đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cao hơn giải quyết.

Bước thứ ba: Khởi kiện lên Tòa án với hình thức khởi kiện vụ việc dân sự, hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cao hơn là UBND cấp tỉnh giải quyết trong trường hợp theo quy định của Điều 203 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018). Lưu ý: việc tham gia khởi kiện cần chuẩn bị các điều như: hồ sơ khởi kiện và thủ tục các bước khởi kiện theo hướng dẫn.

Nếu thật sự có căn cứ tin rằng việc sử dụng phần đất của công ty X là không hợp lý, và có căn cứ tin rằng diện tích đền bù và diện tích sử dụng là sai lệch thì: trường hợp cả hai bên cần sự chắc chắn và giảm rủi ro có thể yêu cầu UBND cấp xã chứng kiến hòa giải.

Nếu sau khi hòa giải không đạt được mong muốn tiếng nói chung, anh có thể áp dụng các bước theo trình tự pháp luật để tiếp tục khởi kiện vụ việc ra Tòa án hoặc cấp thẩm quyền cao hơn.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai có được xây dựng không? Giải thích chi tiết nhất

Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức có cần phải hoà giải không?

“Chị Hân ở Cà Mau có mảnh đất tại quê nhà, do công nghiệp phát triển nên một phần trong diện tích đất của chị được công ty A ngỏ ý mua lại để tiến hành dự án. Chị đồng ý bán ¼ diện tích đất cho công ty A.
Tuy nhiên khi thực hiện cắm cột mốc phân chia công ty A đã cố tình lần thêm phần diện tích được bán, chị không biết điều này cho đến khi bắt đầu thực hiện giấy tờ tiến hành sang nhượng toàn bộ mảnh đất cho một người khác.
Chị muốn hỏi đây có được xem là tranh chấp đất đai và cần hòa giải hay không, mong được sự tư vấn từ luật sư.”

 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức? Gọi ngay: 1900.6174

Chào chị Hân, nhận được câu hỏi từ chị về lĩnh vực đất đai, sau khi nghiên cứu và xem xét dựa trên thông tin chị cung cấp, chúng tôi xin được thông tin đến chị phần trả lời như sau:

Việc công ty A lấn thêm phần diện tích đất được bán đã xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chị đối với mảnh đất, thế nên đây được xem như tranh chấp đất đai, đối với tranh chấp liên quan đến đất đai thì nhà nước cơ quan quản lý đất đai thường chủ trương giải quyết vấn đề bằng việc hòa giải, nếu thật sự không thể hòa giải được thì mới nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chức trách giải quyết.

Trên thực tế, đất đai là loại tài sản quý giá và ngày càng khan hiếm việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến loại tài sản này khi khởi kiện thường bao gồm những giấy tờ chứng minh phức tạp và kéo dài

Vì thế nhà nước luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp này bằng con đường hòa giải, một phần vì đỡ phải phức tạp về thủ tục cho các bên phần khác vì tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên.

Đối với trường hợp của chị Hân nếu thương lượng thực hiện hòa giải đối với công ty A không thành thì mới nên thực hiện giải quyết vấn đề đối với cấp giải quyết cao hơn.

>>> Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức có cần phải hoà giải không? Gọi ngay: 1900.6174

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức.

“Anh Hà ở Bến Tre hiện đang có mảnh đất trong khu dự án của công ty M. hiện nay hai bên đang có tranh chấp về diện tích sử dụng đất, anh muốn biết thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ diễn ra như thế nào, mong nhận được câu trả lời từ luật sư.”

 

>>Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức, liên hệ ngay  1900.6174 

Chào anh Hà, nhận được câu hỏi từ anh, sau khi xem xét tìm hiểu chúng tôi xin được thông tin đến anh phần trả lời như sau:

Theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

Bước 1: Hòa giải tại cơ sở

– Các bên có thể tự hòa giải về  tranh chấp đất đai. Nếu không thỏa thuận hòa giải được thì đương sự có quyền nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã giải quyết trên cơ sở hòa giải.

– UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập các tài liệu có liên quan. Tổ chức cuộc họp, trước đó thành lập một hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai, và cuộc họp có sự tham gia của hội đồng mới thành lập và hai bên đương sự liên quan.

– Hòa giải bắt đầu khi các bên tranh chấp đều có mặt, trường hợp một trong hai bên tranh chấp được mời đến lần thứ hai nhưng không có mặt thì được xem là hòa giải không thành. Thủ tục này diễn ra không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn, không tính ngày nghỉ, lễ tết.

tranh-chap-dat-dai-giua-ca-nhan-voi-to-chuc

Bước 2: Khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Trường hợp hòa giải không thành, một trong hai bên tranh chấp có thể khởi kiện lên UBND cấp huyện hoặc tỉnh theo các bước:

– Nộp hồ sơ khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh vụ việc, tham vấn các ban ngành liên quan chỉnh lý hồ sơ để trình lại cho chủ tịch UBND cấp đang quyền giải quyết.

– Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ TN&MT

– Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết

– Bộ trưởng Bộ TN&MT nếu Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh giải quyết.

– Cuối cùng nếu không giải quyết ở các cấp ủy ban được thì khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết theo quy định.

– Dựa trên các bước được hướng dẫn trên, theo đó mong anh Hà có thể giải quyết được tranh chấp giữa mình với công ty M một cách sớm nhất.

>>> Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức

Tại điều 203 của Bộ luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018) có nêu:

Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ nêu tại Điều 100 của luật này thì do Tòa án giải quyết.

Với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của BLTTDS.

>>> Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Các tranh chấp về quyền sử dụng đất của cá nhân và tổ chức có được giải quyết như tranh chấp đất đai không?

Trong các vụ việc tranh chấp đất đai thì tranh chấp về quyền sử dụng đất xảy ra phổ biến nhất, theo đó các tranh chấp này đương nhiên được giải quyết theo trình tự thủ tục theo Luật đất đai, bước đầu tiên là tiến hành hòa giải, khi có cơ sở hòa giải không thành thì mới tiến hành thực hiện bước tiếp theo.

>>>Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức, liên hệ ngay  1900.6174 

Những thông tin liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức, được chúng tôi tổng hợp và thông tin phía trên, mong rằng có thể giúp bạn tìm được hướng giải quyết đúng đắn khi gặp phải vấn đề này. Nếu có thêm thắc mắc cần giải đáp, để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ: 1900.6174 đến dịch vụ tư vấn tại Công ty Luật Thiên Mã đã nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi.

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7