action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn? Cách thay đổi ý kiến của chồng nhanh nhất

Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn? Ai có quyền yêu cầu ly hôn? Làm thế nào để thay đổi ý kiến khi chồng muốn ly hôn? Chồng nộp đơn ly hôn, vợ không muốn ly hôn phải làm sao? Sau đây Luật Thiên Mã sẽ tư vân chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ.

>>> Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Chị Xuân ở Đồng Tháp và chồng đã kết hôn được 10 năm, có với nhau 1 con chung là bé gái năm nay 4 tuổi. Khoảng 2 năm gần đây, chị thấy được sự thay đổi từ chồng mình, cảm thấy tình cảm đã không còn như xưa, nhưng không ngờ có một ngày chồng chị lại đề nghị ly hôn, chị hỏi lý do thì chồng thú nhận là đã không còn yêu chị nữa và hiện tại anh đang yêu một người phụ nữ khác.
Chị đang rất bế tắc, một phần vì chị vẫn còn yêu chồng và không muốn ly hôn, phần khác vì con chị còn nhỏ nên nếu ly hôn sẽ ảnh hưởng đến bé, chị không biết phải làm thế nào trong hoàn cảnh này, hiện mong rằng luật sư có thể cho chị lời khuyên.

 

>> Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Ly hôn là gì?

Hôn nhân là mối quan hệ được công nhận bởi pháp luật, nhưng được xây dựng và phát triển dựa trên tình yêu. Bước vào hôn nhân đồng nghĩa với việc bạn và người kia sẽ cùng nhau có trách nhiệm xây dựng đóng góp tình cảm vật chất để làm nó trở thành hôn nhân hạnh phúc.

Khi quyết định kết hôn là khi cả hai muốn cùng nhau chung sống, cùng nhau chăm sóc lẫn nhau thế nhưng lâu dài, việc đó sẽ có nhiều thay đổi, tình cảm có lúc sẽ sâu đậm hơn hoặc có khi sẽ nhạt dần đi theo thời gian. Khi đã không còn tình cảm nữa, không còn muốn cùng đối phương chung sống nữa, thì cả hai bên có thể giải quyết bằng việc ly hôn.

vo-nen-lam-gi-khi-chong-muon-ly-hon

Cũng như kết hôn ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân trên mặt pháp luật theo quyết định của Tòa án, nội dung được nêu tại Khoản 14 Điều 3 của Luật hôn nhân và Gia đình 2014. Theo đó việc ly hôn được Tòa án phán quyết dưới 2 hình thức là: quyết định và bản án. 

+ Đối với việc ly hôn không có tranh chấp, còn gọi là thuận tình ly hôn, thì Tòa án sẽ công nhận và đưa ra phán quyết là quyết định khi ly hôn

+ Đối với việc ly hôn có tranh chấp cần đến sự can thiệp của pháp luật thì Tòa án ra phán quyết ly hôn với hình thức là bản án.

Tòa án được xem là cơ quan duy nhất có thẩm quyền và trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng theo pháp luật. Tóm lại ly hôn là sự kiện kết thúc hôn nhân dựa trên pháp luật và tự nguyện của hai bên vợ chồng, kết thúc quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân của cả hai, trả lại cuộc sống độc thân cho mỗi người.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí về thủ tục tiến hành ly hôn. Gọi ngay: 1900.6174

 Ai có quyền yêu cầu ly hôn

Ly hôn không giống với kết hôn, khi ly hôn ngoài vợ và chồng là những người có quyền trực tiếp yêu cầu ly hôn thì còn có người thứ 3 gián tiếp yêu cầu thực hiện việc này theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình :

“Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.

Như vậy ngoài người trong cuộc là vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn thì người thân hoặc cha mẹ của hai bên cũng có quyền yêu cầu cho con cái người thân của mình được ly hôn nếu thuộc một trong những trường hợp đã nêu tại quy định của điều này.

Có thể thấy hôn nhân được xây dựng không chỉ có mỗi màu hồng của tình yêu mà còn dựa trên màu xám của trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đối phương và gia đình hai bên, thế nên để hôn nhân không dẫn đến sự tan vỡ cần sự cố gắng của từ hai phía.

>>> Quyền yêu cầu trong khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn?

Cuộc sống hiện đại ngày nay việc phụ nữ là người nhún nhường chịu đựng đã không còn nữa, thay vào đó là sự độc lập và mạnh mẽ. Thế nhưng trong hôn nhân, phụ nữ luôn là người hy sinh và bỏ ra nhiều hơn đàn ông, nói như vậy không có nghĩa khi không thể chung sống thì phụ nữ có thể vứt áo ra đi dứt khoát mà là khi có vấn đề với hạnh phúc của mình thì bản thân người phụ nữ nên là người bình tĩnh, suy xét để tìm cách giải quyết cho vấn đề xảy ra với hôn nhân của mình.

Khi chồng muốn ly hôn, thì tất nhiên sẽ đưa ra rất nhiều lý do cho việc này, không nói đến những lý do như áp lực hay những điều khác chỉ nói đến lý do thực tế nhất để việc này xảy ra là do cả hai không còn tình cảm, không còn cùng chung sống được nữa.

Việc tìm hiểu lý do không phải là việc vạch lá tìm sâu, tìm lỗi sai  của ai mà đây là việc làm cần thiết để hiểu rõ tại sao lại có quyết định ly hôn. Nguyên nhân của việc này có thể do ngoại tình có thể do hết yêu hay bất cứ điều gì khác nhưng chung quy lại lý do quan trọng nhất là tại sao lại dẫn đến việc này xuất phát từ ai.

Nếu sai lầm hay nguyên nhân là xuất phát từ người chồng thì hiển nhiên người phụ nữ có thể đưa ra lựa chọn, bởi nếu còn yêu chồng bạn nên là người chủ động không để sự việc đi quá xa đến mức ly hôn, bạn có thể cùng chồng tìm ra cách giải quyết, có thể ngồi xuống cùng nói chuyện về những điều không hài lòng hay lỗi lầm của chồng.

Nhưng nếu nguyên nhân xuất phát từ bản thân, thì để không dẫn đến quyết định cuối cùng là ly hôn thì bạn cần xem xét lại bản thân mình, có thể do quá nhiều áp lực từ cuộc sống khiến bạn đang là người làm tổn thương đến mối quan hệ giữa mình và chồng, nếu thật sự như vậy bạn nên cùng chồng hàn gắn hoặc tìm cách để thay đổi việc tổn thương đã xảy ra.

Tóm lại trong hôn nhân phụ nữ như dòng nước, có thể bao dung, chữa lành cho chú cá là người chồng và con mình, nếu thật sự có tảng đá chắn ngang dòng nước ngăn cách sự dung hòa ấm áp của gia đình điều cần làm không phải là giận dữ cuộn trào mà hãy len lỏi qua từng viên sỏi ngáng đường ấy tìm đến sự sáng suốt trong vấn đề của bản thân. Gia đình là tổ hợp khó tách rời nhất, đừng vì nóng giận làm tan chảy keo dính gắn kết gia đình.

>>>> Luật sư tư vấn miễn phí nên làm gì khi chồng muốn ly hôn? Gọi ngay: 1900.6174

Làm thế nào để thay đổi ý kiến khi chồng muốn ly hôn

Phải làm thế nào để thay đổi ý kiến khi chồng muốn ly hôn? Một câu hỏi tựa như việc bạn đang hỏi người khác rằng làm thế nào để thay đổi quyết định của một người. Khi người chồng muốn ly hôn, có nghĩa là họ đã ra quyết định và muốn kết thúc cuộc hôn nhân này, đứng từ nhìn nhận của người chồng, có thể nguyên nhân để hướng đến điều này là do lỗi của bạn, nếu bạn đã là người sai trong mắt chồng vậy bạn phải làm gì để thay đổi nó.

Để thay đổi kết quả ta cần thay đổi nguyên liệu ban đầu bỏ vào công thức đó, có thể một sai lầm nào đó mà bạn đã vô tình cho một loại nguyên liệu không phù hợp vào công thức hôn nhân này, có thể là sự bận rộn khiến bạn đôi lúc vô tâm với chồng, có thể là sự đảm đang mà bạn đang thiếu hay vân vân các nguyên liệu khác, duy chỉ có một nguyên liệu tồn tại quan trọng nhất là tình yêu giữa bạn và chồng vẫn còn.

Vì còn tình cảm nên bạn mới muốn làm thay đổi quyết định của anh ấy, và có thể còn vì cả con của hai người, vì thế để khiến người đàn ông ấy thay đổi quyết định, bạn nên là người chủ động, chủ động bày tỏ yêu thương, chủ động bày tỏ bản thân bạn chưa muốn kết thúc cuộc hôn nhân này.

Níu kéo sẽ có tác dụng nếu chồng bạn còn yêu bạn và gia đình, vì thế nếu đã níu kéo mà không có tác dụng thay đổi quyết định muốn ly hôn của chồng thì bạn cũng nên hiểu rằng cả hai đã không thể bước tiếp được nữa mà buông tay.

>>> Xem thêm: Vợ đi ngoại tình với người khác nên xử lý như thế nào?

Vợ không đồng ý chồng có ly hôn được không?

Hôn nhân là dựa trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện của hai người mà hình thành thì ly hôn cũng bình đẳng như vậy. Người muốn ly hôn có thể là một trong hai người vợ hoặc chồng và đương nhiên nếu chồng có ý ly hôn thì có thể dựa trên các điều kiện ly hôn đơn phương mà không cần sự đồng ý của vợ.

vo-nen-lam-gi-khi-chong-muon-ly-hon

Ly hôn đơn phương được hướng dẫn tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên nếu không đồng ý ly hôn với chồng thì cả hai nên tìm cách nói chuyện để đưa ra hướng giải quyết mâu thuẫn mà không cần ly hôn, khi thật sự không thể cùng chung sống sau cuộc nói chuyện thì mới nên nghĩ đến chuyện ly hôn.

>>> Thủ tục ly hôn đơn phương diễn ra như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

Chồng nộp đơn ly hôn, vợ không muốn ly hôn phải làm sao?

Chồng là người nộp đơn ly hôn có nghĩa trong việc này anh ta là người chủ động, nếu không muốn việc ly hôn này thành công người vợ cần chứng minh được gia đình hôn nhân của mình và chồng đang tốt đẹp và không có căn cứ cho việc ly hôn.

Trường hợp sau khi hòa giải bằng việc nói chuyện để hàn gắn tình cảm không có tác dụng, và người chồng vẫn nộp đơn ly hôn, thì người vợ nếu không muốn ly hôn cần có sự chuẩn bị trước để việc ly hôn này không thành, có thể đưa ra những chứng cứ, chứng minh yêu cầu và lý do ly hôn từ chồng là vô lý, và chứng minh bản thân, và chồng vẫn còn tình cảm có thể hàn gắn để đơn ly hôn không được công nhận.

Ngoài ra bản thân người vợ cũng cần thương lượng với chồng nếu thật sự không muốn ly hôn, đàn ông thường mềm lòng trước phụ nữ, nhất là với người phụ nữ từng cùng họ yêu thương nhau.

Thế nên nếu không muốn ly hôn bạn cần tìm cách nói chuyện với chồng để thay đổi quyết định, có khi sau khi hiểu nhau hơn, cả hai sẽ có thể hạnh phúc hơn lúc đầu.

>>> Xem thêm: Đơn khởi kiện ly hôn mua ở đâu? Điều kiện khởi kiện ly hôn là gì?

Cách ly hôn giành quyền nuôi tất cả các con.

Việc ai sẽ là người có quyền nuôi con sau ly hôn thường dựa trên sự thỏa thuận của vợ và chồng xem ai là người có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Nếu hai vợ chồng thỏa thuận được ai là người nuôi con, dựa trên các yếu tố vật chất, tinh thần có lợi nhất cho sự phát triển của con thì Tòa án tôn trọng quyết định này.

Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa trên mong muốn của con nếu con trên 7 tuổi hoặc điều kiện vật chất tinh thần có lợi cho sự phát triển của con để quyết định ai là người có quyền nuôi con sau ly hôn.

Như vậy, để giành được quyền nuôi con, bạn nên đưa ra những căn cứ chứng minh các điều kiện vật chất (thu nhập, nơi ở, nơi ăn học, chăm sóc, nuôi dưỡng con…) và các yếu tố tinh thần (tình cảm dành cho con, thời gian chăm sóc, giáo dục, yếu tố văn hóa…),

Đồng thời đưa ra căn cứ chứng minh chồng bạn là người không đáp ứng các điều kiện kể trên tốt hơn bạn mà căn cứ đó sẽ được Tòa án dựa vào để ra quyết định quyền nuôi con thuộc về bạn.

>>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174

Thủ tục, án phí ly hôn.

Có hai trường hợp ly hôn nên cũng có 2 thủ tục ly hôn khác nhau:

Ly hôn thuận tình cần chuẩn bị như sau: 

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính), nếu đã mất có thể xin cấp bản sao tại cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn.

– Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh nhân dân hoặc căn cước (bản sao), nếu không có thì theo hướng dẫn của Tòa án chuẩn bị giấy tờ khác cần nộp.

–  Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực).

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực) nếu có yêu cầu công nhận thỏa thuận của vợ chồng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng.

Đặc biệt, một trong những giấy tờ quan trọng là Đơn xin ly hôn thuận tình. Lưu ý, khi viết đơn xin ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều phải ký vào đơn.

>>> Xem thêm: Nộp đơn ly hôn ở đâu? Thời gian giải quyết là bao lâu?

Thủ tục ly hôn đơn phương gồm 4 bước:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn

Hồ sơ cần chuẩn bị khi ly hôn đơn phương gồm:

– Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;

– Giấy đăng ký kết hôn (bản chính), nếu bản chính bị mất hoặc hư hại có thể xin bản sao hoặc trích lục kết hôn có giá trị pháp lý tương đương.

– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng, nếu có con chung thì cần có bản sao giấy khai sinh của con.

– Nếu có tài sản chung cần phân chia trong ly hôn thì cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản

– Ngoài các loại giấy tờ đã nêu nếu việc ly hôn đơn phương dựa trên các điều kiện vi phạm về nghĩa vụ hay quyền trong hôn nhân thì cũng cần kèm theo bằng chứng chứng minh điều ấy.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ, đơn ly hôn đơn phương:

Theo Bộ luật TTDS khi có yêu cầu ly hôn đơn phương, nguyên đơn phải nộp hồ sơ đến Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn. Tranh chấp về hôn nhân gia đình Theo Khoản 1 Điều 35 luật này là do Tòa án cấp huyện giải quyết sơ thẩm.

+ Bước 3: Giai đoạn xem xét giải quyết ly hôn đơn phương:

Thủ tục của ly hôn đơn phương được giải quyết như thủ tục của một vụ án dân sự nên thường trải qua theo giai đoạn của BLTTDS. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 4 tháng, tuy nhiên ở một số trường hợp có thể bị kéo dài ra.

Về cơ bản do giải quyết thông qua vụ việc dân sự nên tồn tại bước hòa giải tại Tòa án, đây được xem là bước bắt buộc, nếu xét thấy hòa giải không thành mà dựa trên các điều kiện ly hôn đầy đủ thì mới giải quyết ly hôn cho vợ chồng.

+ Bước 4:Nộp án phí ly hôn đơn phương:

Bước này do Tòa án thông báo nên dựa vào thời gian thông báo của Tòa án. Mức án phí cần nộp cũng dựa trên cơ sở là ly hôn có tài sản cần phân chia hay không.

Án phí: 

Đối với vụ án liên quan trong Hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn là người chịu án phí sơ thẩm theo đó án phí sơ thẩm của vụ án dân sự không có tài sản tranh chấp trong ly hôn là 300.000 đồng theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Đối với việc ly hôn có tài sản tranh chấp thì căn cứ vào giá trị tài sản được phân chia, và mức án phí là 300.000 đồng theo đó dựa vào danh mục mức án phí, lệ phí tòa án, ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 để quy ra mức án phí cần nộp.

vo-nen-lam-gi-khi-chong-muon-ly-hon

Mong rằng những thông tin trên có thể giúp chị Xuân tìm được hướng giải quyết với trường hợp của mình, ly hôn là một điều không mong muốn trong hôn nhân, vì vậy nó được xem là phương pháp cuối cùng để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ này.

Việc chứng kiến chồng muốn ly hôn với mình sẽ là một điều khá bất ngờ và đau đớn, tuy nhiên để tìm được sự tổn thương của người đàn ông cùng mình chung sống và nguyên nhân gì khiến người ấy muốn kết thúc hôn nhân với mình thì người vợ cần bình tĩnh, mạnh mẽ sáng suốt nhìn nhận sự việc trên nhiều khía cạnh để tìm ra hướng giải quyết.

Nên nhớ một khi Tòa án chưa đưa ra quyết định ly hôn chính thức thì cơ hội để làm chồng hồi tâm chuyển ý vẫn còn vì vậy đừng mất hy vọng mà hãy cố gắng khuyên giải chồng khi còn cơ hội, vì tình yêu cũng được vì con cái cũng được, tóm lại ly hôn không mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai nên hãy nghĩ nó là con đường cuối cùng mà lựa chọn.

>>> Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Dịch vụ tư vấn Luật Thiên Mã hân hạnh cùng bạn đồng hành trên các vấn đề liên quan đến vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn. Nếu có thắc mắc cần giải đáp thêm đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhiệt tình và nhanh chóng nhất.

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7