action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Thuế Chuyển Nhượng Cổ Phần

Chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là việc cổ đông chuyển một phần hoặc toàn bộ số cổ phần của mình cho người khác. Bản chất của việc chuyển nhượng cổ phần là mua bán và kiếm lời. Hoạt động này được diễn ra thường xuyên, liên tục trong các công ty. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều biết đến các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần, cách tính thuế như thế nào, việc kê khai thuế ra sao, cần lưu ý những điều gì. Vì vậy, trong bài viết này, Luật Thiên Mã xin đưa ra những kiến thức khái quát nhất về thuế chuyển nhượng cổ phần.

Cơ sở pháp lý

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13;
  • Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP;
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế;
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
 

Thuế chuyển nhượng cổ phần là gì?

Thuế chuyển nhượng cổ phần là thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần là một hình thức thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán và phải chịu thuế thu nhập theo quy định pháp luật. Đối với việc chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

Vậy thực chất thuế chuyển nhượng cổ phần chính là thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán trong công ty cổ phần, là khoản tiền mà cá nhân hay tổ chức phải nộp khi thực hiện hoạt động chuyển nhượng cổ phần.

Các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ đông trong công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp bị hạn chế theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 111/2013/BTC, thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác
  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Cổ phiếu là giấy tờ xác nhận của cổ phần, do đó cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần được xác định là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Theo pháp luật quy định, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Theo Khoản 1 Điều 15 Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.

Trường hợp chuyển nhượng cổ phần của cổ đông là công ty sang cho cổ đông là công ty khác thì sẽ tính thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần này sẽ này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vậy khi doanh nghiệp tiến hành chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể trong bài viết này là cổ phần, thì doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, cổ đông là cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Cổ đông là doanh nghiệp khi chuyển nhượng cổ phần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

THUẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.

Cách tính thuế từ chuyển nhượng cổ phần

Đối với cá nhân

Căn cứ theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

Trong đó:

  • Giá chuyn nhượng xác đnh như sau:

Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.

Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.

  • Thuế sut:

Cá nhân khi chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn đầu tư

Gọi ngay: 0936.380.888

Đối với doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%

Trong đó:

Thu nhập tính thuế được tính theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượngGiá mua của chứng khoán chuyển nhượngChi phí chuyển nhượng

  1. Cách tính giá bán chng khoán
  • Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
  • Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
  1. Cách tính giá mua
  • Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực mua chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
  • Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền.
  • Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

– Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.

Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán; Phí ủy thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác; Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.

– Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Muốn biết thêm Cách tính thuế giá trị gia tăng năm 2020 thì VÀO ĐÂY

THUẾ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN LUẬT THIÊN MÃ

Kê khai thuế từ chuyển nhượng cổ phần

Theo hướng dẫn tại thông tư 92/2015/TT-BTC thì việc khai thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán được thực hiện như sau:

  • Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng tại Sở giao dịch chứng khoán thì Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư khai thuế theo quy định tại khoản 1 điều 16 thông tư 156/2013/TT-BTC.- Trường hợp Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
  • Trường hợp Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
  • Các trường hợp còn lại thì cá nhân khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo từng lần phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Một số lưu ý khác

Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú.

Điều 20 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được tính theo thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

Công thức tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng số tiền nhận được từ chuyển nhượng x Thuế suất 0,1 %

Trong đó:

– Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.

– Giá chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

  • Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp thì giá chuyển nhượng được xác định như đối với cá nhân cư trú thực hiện như sau: Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  • Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán thì giá chuyển nhượng được xác định như đối với cá nhân cư trú được thực hiện như sau: Giá bán chứng khoán được xác định thành các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá bán chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.

Trường hợp 2: Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán, giá bán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán.

Trường hợp 3: Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên, giá bán là giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm chuyển nhượng.

Lưu ý: Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá bán hoặc giá bán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá bán theo pháp luật về quản lý thuế.

– Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:

  • Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú, thời điểm xác định thu nhập tính thuế hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
  • Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú được thực hiện theo các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Trường hợp 2: Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Trường hợp 3: Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.

Trường hợp 4: Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

Thứ hai, lưu ý về đối tượng có trách nhiệm kê khai thuế

Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.

Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ cần khai thuế theo từng lần phát sinh không khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ.

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Thứ ba, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày. kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân. thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, về mức xử phạt vi phạm khi không kê khai thuế khi chuyển nhượng vốn

Cán bộ quản lý thuế của doanh nghiệp có quyền ra quyết định kiểm tra thuế doanh nghiệp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nộp chậm hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định. Mức xử phạt lỗi này là từ 400.000đ đến 5.000.000đ tùy thuộc vào thời gian chậm áp dụng theo Điều 9 thông tư 166/2013/TT-BTC.

Vì vậy mà các cá nhân, tổ chức đã thực hiện việc chuyển nhượng vốn nhưng chưa kê khai và nộp thuế TNCN cần thực hiện việc này ngay vì mức phạt sẽ càng cao theo thời gian.

Người sở hữu cổ phần có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Cổ phần được coi là chuyển nhượng khi ghi đúng và đủ vào sổ đăng ký cổ đông và các thông tin về tên, địa chỉ người nhận chuyển nhượng, số lượng cổ phần từng loại, ngày đăng ký cổ phần. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh trên các khoản thu nhập của cá nhân hoặc tổ chức như tiền lương, tiền công; chuyển nhượng vốn, bất động sản; đầu tư… mà cá nhân phải trích nộp vào ngân sách nhà nước.

Bài viết trên đây, hi vọng đã làm rõ và mang lại những kiến thức cơ bản nhất về thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần.

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7

Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)