action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Pháp luật quy định hợp đồng chuyển nhượng có cần công chứng không?

Pháp luật quy định hợp đồng chuyển nhượng có cần công chứng không?

Bạn muốn chuyển nhượng cổ phần? Bạn không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc muốn cơ cấu lại công ty? Bạn không biết nội dung hợp đồng chuyển nhượng cổ phần công ty (HĐ chuyển nhượng cổ phần)? Vậy hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng không? Luật Thiên Mã sẽ soạn thảo và tư vấn cho bạn các quy định pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (công ty, hợp tác xã). Hợp đồng nhượng cổ phần vô hiệu trong những trường hợp nào? Đặc biệt, là liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết cần lưu ý những gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết bao gồm những nội dung gì?  Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong bài viết này.

Theo quy định pháp luật hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng không?

Đầu tiên cần hiểu thế nào là hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (công ty, hợp tác xã)? Hợp đồng là giao dịch dân sự giữa hai hay nhiều bên về những vẫn đề liên quan đến một đối tượng nhất định. Nội dung hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện hợp tác giữa các bên và không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần, thường thuật ngữ này chỉ dùng để nói về phần vốn góp của các cổ động trong công ty cổ phần chứ không được sử dụng với hợp tác xã. Vậy hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (công ty, hợp tác xã) là gì? Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng không? Hợp đồng chuyển nhương nhượng cổ phần (hđ chuyển nhượng cổ phần) là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật dân sự và luật đất đai. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, các giao dịch phải thể hiện bằng văn bản và công chứng chứng thực là các giao dịch liên quan đến bất động sản và các giao dịch liên quan đến động sản buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, không có quy định bắt buộc nào về việc hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng này chỉ cần có chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (trường hợp chuyện nhượng cổ phần trong thời hạn 3 năm kể từ khi thành lập, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khi được sự đồng ý của các cổ đông khác Cổ phần ưu đãi biểu quyết: không được chuyển nhượng). Việc chuyển nhượng cổ phần hiện nay chỉ thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp mà không cần thực hiện thực hiện thủ tục thông báo trên Sở kế hoạch và đầu tư trừ trường hợp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập các cổ đông không góp đủ, rút phần vốn góp đã cam kết. Như vậy hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không cần phải công chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể công chứng hoặc chứng thực trong loại hợp đồng chuyển nhượng này.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý các trường hợp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu. Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (hđ chuyển nhượng cổ phần) cũng là một hợp đồng dân sự, do đó cũng tuân theo quy định của pháp luật dân sự liên quan đến hợp đồng vô hiệu. Các trường hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (công ty, hợp tác xã) vô hiệu bao gồm:

  • Hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, chủ thể thực hiện hợp đồng không có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; Chủ thể tham gia hợp đồng không tự nguyện; Nội dung và mụ đích của hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Ngoài ra, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (công ty, hợp tác xã) vô hiệu trong trường hợp cụ thể như: Hợp đồng vô hiệu do giả tạo, Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn; Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Như vậy ở phần này chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin liên quan đến việc hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng không? Và các trường hợp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu. Sau đây chúng ta sẽ làm rõ nội dung của loại hợp đồng nay.

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (công ty, hợp tác xã):

Như đã trình bày ở trên thường thuật ngữ chuyển nhượng cổ phần công ty chỉ áp dụng với loại hình công ty cổ phần. Đối với thuật ngữ “hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hợp tác xã” không thực sự chuẩn xác. Vì thuật ngữ pháp định đối với hợp tác xã là phần vốn góp của các thành viên trong hợp tác xã. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (công ty, hợp tác xã) cũng có những sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung đều có những nội dung cơ bản sau: Ngày tháng năm, địa chỉ diễn ra giao dịch; Thông tin bên chuyển nhượng và thoong tin bên nhận chuyển nhượng. Đối tượng của hợp đồng (tên cổ phần, loại cổ phần, số lượng, mệnh giá, giá chuyển nhượng, tổng giá trị giao dịch); Phương thức và thời hạn thanh toán; Quyền và nghĩa vụ các bên; các sự cố vi phạm; giải quyết tranh chấp; và điều khoản thi hành. Ngoài ra còn có một số điều hoản khác có thể bổ sung thêm. Bạn có thể tìm kiếm các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết theo mẫu ở các bài viết khác tại Luật Thiên Mã.

Quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết, mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết?

Đầu tiên, cần hiểu thế nào là cổ phần chưa niêm yết? Nếu nói thuật ngữ cổ phần chưa niêm yết thì chưa thật chính xác mà chính xác hơn là cổ phiếu chưa niêm yết. Tuy nhiên, trong bài viết này Luật Thiên Mã sử dụng thuật ngữ cổ phần chưa niêm yết để bạn dẽ hiểu hơn. Cổ phần chưa niêm yết (hay cổ phiếu chưa niêm yết) là loại cổ phiếu đã được phát hành nhưng vẫn chưa được niêm yết cũng như giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Việc giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu được thực hiện trên thị trường và không chịu ảnh hưởng giá đã niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoản. Việc mua bán loại cổ phiếu này có nhiều cơ hội về lợi nhuận nhưng cũng chịu nhiều rủi ro. Do vậy các nhà đầu tư cần lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết.

Nội dung của hợp đồng đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết về cơ bản giống với hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thông thường. Tuy nhiên, cần lưu ý các quy định pháp luật liên quan đến chuyển nhượng các loại cổ phiếu chưa niêm yết (Cổ phiếu ưu đãi chuyển nhượng trong nội bộ công ty- cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng. Sau thời hạn 03 năm thì mới được giao dịch sang tên và lên sàn giao dịch như cổ phiếu khác; Cổ phiếu ủy thác là khi công ty phát hành bán cổ phiếu thì công ty đó sẽ không tự mình làm mà phải phụ thuộc vào các công ty chứng khoán để tư vấn và phát hành cho công ty đó. Do đó, khi tiến hành soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết cần thông qua công ty chứng khoán; Cổ phiếu trực tiếp là cổ phiếu mà người mua trực tiếp đi đấu giá mà không phụ thuộc uỷ thác vào các tổ chức chứng khoán nào cả, là cổ phiếu luôn có giá cao hơn so với cổ phiếu Uỷ thác và Ưu đãi vì tính thanh khoản, giao dịch rất dễ dàng. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết trong trường hợp này cũng chỉ cần tiến hành giữa các bên chuyển nhượng.

Bạn có thể tìm kiếm mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết trên trang web chính của Luật Thiên Mã.

Chung tôi rất hy vọng bài viết này đã cung cấp đủ cho bạn các quy định pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (HĐ chuyển nhượng cổ phần), giải đáp cho các bạn các thông tin liên quan đến việc hợp đồng chuyển nhượng có cần công chứng không?. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (công ty, hợp tác xã) gồm những gì? Các lưu ý liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu, các trường hợp khi soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yếtmẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chưa niêm yết. Nếu còn vẫn đề gì còn thắc mắc hay muôn tư vấn, bạn vui long liên hệ trực tiếp với Luật Thiên Mã để được tư vấn.

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7