action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Nợ thuế có bị truy tố không?

Nợ thuế có bị truy tố hay không? Nợ bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Quy định về xử lý đối với việc trốn thuế như thế nào? Rất nhiều thắc mắc và vấn đề được đặt ra. Để làm rõ chủ để này, Nợ thuế có bị truy tố không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn nợ thuế có bị truy tố không? Liên hệ ngay 1900.6174 

Truy tố là gì?  

Truy tố là thuật ngữ được dùng trong pháp luật hình sự nói về một trong các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự. Giai đoạn truy tố là giai đoạn được tiến hành sau giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án, trong quá trình giải quyết vụ án, truy tố thuộc giai đoạn thứ 3 của quá trình.

Hiểu rõ hơn về giai đoạn này, là khi kết thúc giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra sẽ đưa ra kết luận và đề nghị truy tố rồi gửi hồ sơ đến viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện thẩm quyền truy tố.

no-thue-co-bi-truy-to

Theo đó, viện kiểm sát sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật mà tiến hành thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá toàn diện khách quan các tài liệu liên quan đến vụ án được cơ quan điều tra gửi đến.

Thực tế thì giai đoạn bắt đầu truy tố là khi Viện kiểm sát nhận được tài liệu của vụ án do cơ quan điều tra chuyển đến (bao gồm các kết luận khi điều tra và đề nghị truy tố). Giai đoạn này kết thúc khi Viện kiểm sát đưa ra 1 trong các loại quyết định như:

– Thực hiện truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (bản cáo trạng kết luận về tội trạng của bị can)

– Trả lại hồ sơ để thực hiện điều tra bổ sung khi chưa đủ chứng cứ

– Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án.

Kết luận truy tố là giai đoạn quan trọng và cũng là chức năng quan trong thuộc thẩm quyền quản lý của Viện kiểm sát nhằm kiểm tra lại sự hợp pháp và căn cứ của các hành vi tố tụng mà cơ quan điều tra đã áp dụng. Ngoài ra còn có nhiệm vụ loại trừ các hậu quả tiêu cực xảy ra từ các sai lầm trong giai đoạn tố tụng hình sự trước đó.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí hoạt động truy tố là gì? Liên hệ ngay 1900.6174 

 Nợ thuế có bị truy tố không?

Nợ thuế là các khoản nợ về thuế, phí, lệ phí đất đai hay các khoản thu thuộc quản lý của cơ quan nhà nước đã đến hạn mà người nộp vẫn chưa thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Hiện nay pháp luật cũng đã có một số quy định về các hành vi vi phạm khi thực hiện nộp thuế, theo đó các doanh nghiệp nợ thuế sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính và áp dụng một số biện pháp cưỡng chế để thu thuế, như khi các doanh nghiệp bị phá sản thì nợ thuế sẽ là khoản nợ được ưu tiên trả trước.

Tuy nhiên về trách nhiệm của hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với việc nợ thuế chỉ được đặt ra khi các doanh nghiệp hoặc người vi phạm có dấu hiệu cho hành vi trốn thuế, theo đó tội trốn thuế được quy định tại Bộ luật hình sự tại Điều 200.

Như vậy nếu các doanh nghiệp hoặc người có nghĩa vụ nộp thuế mà không thực hiện nghĩa vụ, gây ra nợ thuế thì chỉ bị truy tố trách nhiệm hình sự khi có căn cứ cho rằng hành vi thuộc về tội trốn thuế, nếu không sẽ không bị truy tố theo pháp luật hình sự.

>>> Hành vi Nợ thuế có bị truy tố không? Liên hệ ngay 1900.6174 

Nợ bao nhiêu tiền thì bị truy tố?

Việc truy tố chỉ diễn ra khi người phạm tội phạm các tội về pháp luật hình sự, theo đó nợ tiền là hành vi vi phạm pháp luật hình sự khi người phạm tội bị truy cứu theo tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự

no-thue-co-bi-truy-to
Việc mua bán doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn được tiến hành thông qua việc chuyển nhượng góp vốn trong công ty

“ Thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc các tội khác liên quan được quy định theo bộ luật này tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290, mà chưa xóa án tích”

Như vậy khi phạm tội mà có dấu hiệu của tội phạm như đã nêu ở Bộ luật hình sự và tài sản nợ từ 4.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng thì khi bị tố cáo đến cơ quan công an, người phạm tội mới bị truy tố hình sự.

Trên thực tế các vụ việc về nợ tiền, hay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, chỉ giải quyết dựa trên các quy định của luật dân sự, chỉ khi nhận thấy các dấu hiệu tội phạm từ các hành vi này, thì người phạm tội mới bị xem xét xử lý theo quy định của luật hình sự.

>>>Khi nào sẽ bị truy tố nợ tiền? Liên hệ ngay 1900.6174 

Quy định về xử lý đối với việc nộp chậm thuế

Hiện nay việc đóng thuế được xem là bắt buộc và có nhiều quy định liên quan đến việc nộp thuế được đưa ra khi vi phạm, theo đó theo quy định của Luật quản lý thuế năm 2019 cùng nghị định 125/2020/ NĐ-CP thì việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn là: Nếu các đơn vị tổ chức cá nhân thực hiện việc nộp tiền chậm thì mức phạt cho việc này là 0,005%/ngày tính trên số tiền phạt chậm cần nộp.

Mức phạt này tính trên cả ngày lễ, ngày nghỉ được tổ chức theo quy định và tính từ ngày kế tiếp ngày đến hạn nộp tiền phạt, nếu không tự giác thực hiện việc nộp phạt này thì cơ quan đơn vị bị nộp phạt sẽ phải nhận nhắc nhở, đôn đốc, thông báo từ cơ quan thuế quản lý việc thu tiền thuế theo quy định.

Về cơ bản, chậm nộp thuế sẽ dẫn đến việc phải thực hiện mức nộp phạt theo xử phạt hành chính, tại đậy việc vi phạm của người chậm thực hiện nộp thuế được các cơ quan thu phạt làm phiền bởi các biện pháp theo quy định của pháp luật, vì vậy thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng tiến độ là rất quan trọng đối với các cá nhân tổ chức tham gia kinh doanh.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí Quy định về xử lý đối với việc nộp chậm thuế, Liên hệ ngay 1900.6174 

Quy định về xử lý đối với việc trốn thuế

Thuế được xem là khoản tiền bắt buộc phải nộp cho nhà nước khi thuộc vào các điều kiện nhất định, đây cũng được xem là khoản thu mang tính bắt buộc do nhà nước quản lý vì vậy nếu có hành vi trốn thuế, không nộp thuế thì người thực hiện hành vi sẽ phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.

Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế: Theo Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, thực hiện việc phạt tiền 1 lần số tiền thuế trốn thuế có tình tiết giảm nhẹ đối với các hành vi như:

Không thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký thuế, thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày hoặc không thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế, các hành vi này trừ trường hợp quy định tại điểm b,c Khoản 4 và 5 điều 13 của nghị định này.

Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;

 Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

no-thue-co-bi-truy-to

>>>Xem thêm: Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê

Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

 Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

 Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

 Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 10 Nghị định này.

Thực hiện việc phạt tiền gấp 1,5 lần đối với số tiền trốn thuế khi người trốn thuế vi phạm các hành vi được quy định tại Khoản 1 của điều này mà không có các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.

 Thực hiện phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.

Tương tự thực hiện việc phạt tiền gấp 2,5 và 3 lần đối với các trường hợp người nộp thuế vi phạm các hành vi tại Khoản 1 có tình tiết tăng nặng từ 2 đến 3 tình tiết.

Quy định về xử phạt bằng truy cứu trách nhiệm hình sự cho hành vi trốn thuế:

Về vấn đề này nếu đủ yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự, thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn thuế. Như vậy dựa trên các dấu hiệu về hành vi này có vi phạm về pháp luật hình sự hay không mà dựa trên đó để truy tố người phạm tội bằng hình phạt truy cứu trách nhiệm hình sự.

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí Quy định về xử lý đối với việc trốn thuế, Liên hệ ngay 1900.6174 

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc nợ thuế có bị truy tố đối với hành vi trốn thuế được Luật Thiên Mã tổng hợp và thông tin đến bạn đọc, đề nhận được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi: 1900.6174 để nhận tư vấn trực tiếp.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7