action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Thiếu nợ không trả có kiện được không?

Thiếu nợ không trả có kiện được không? Hồ sơ khởi kiện bao gồm? Thiếu nợ không trả bị xử lý như thế nào? Thiếu nợ không trả đi tù có được xóa nợ không? Rất nhiều thắc mắc và vấn đề được đặt ra. Để làm rõ chủ để này, Thiếu nợ không trả có kiện được không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ.

>>>Thiếu nợ không trả có kiện được không? Gọi ngay 1900.6174

Thiếu nợ không trả là gì?

Người đời thường có câu “thiếu nợ trả tiền” đây được xem là lẽ đương nhiên, về mặt đạo đức xã hội, có vay ắt có trả, người thiếu nợ đương nhiên phải có nhiệm vụ trả nợ, thế nhưng trong một số trường hợp không may khiến cho việc trả nợ trở nên khó khăn dẫn đến trường hợp thiếu nợ không trả.

thieu-no-khong-tra-co-kien-duoc-khong

Thiếu nợ không trả được hiểu đơn giản là việc người thiếu nợ không thanh toán được khoản nợ mình đã vay, có dấu hiệu quỵt tiền làm cho chủ nợ cảm thấy bạn là người có ý đồ xấu, không muốn trả nợ và trong tình huống xấu nhất của việc không trả nợ là chủ nợ có thể hiểu lầm bạn đang cố ý chiếm đoạt tài sản của họ, từ đó dẫn đến những truy cứu về mặt pháp luật.

Tóm lại việc thiếu nợ không trả dưới mọi lý do điều là những việc không nên thực hiện, vì bạn là người mượn nợ và bạn phải có trách nhiệm trả khoản nợ cho dù có rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào đây chăng nữa, bạn có thể chậm trả, nhưng tuyệt đối không nên có ý định không trả hoàn toàn vì đó là một điều không đúng đắn. 

>>>Thiếu nợ không trả là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

Thiếu nợ không trả có kiện được không?

Điều mà các chủ nợ quan tâm khi gặp trường hợp thiếu nợ không trả là có thể khởi kiện việc này được không, bởi khi đã thực hiện việc đòi nợ nhưng người nợ tiền vẫn không có ý định trả thì điều mà các chủ nợ có thể dựa vào để đòi lại tiền chính là nhờ sự giúp đỡ can thiệp từ pháp luật.

Theo đó việc thiếu nợ không trả đương nhiên có thể khởi kiện dựa trên các quy định của pháp luật được nêu tại các điều: 

– Căn cứ theo Điều 209 của Bộ luật dân sự về thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Dựa trên quy định của điều này chủ nợ có thể đưa ra bằng chứng chứng minh người mượn nợ phải có nghĩa vụ trả tiền cho mình theo pháp luật.

Điều 139 Bộ luật hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo đó căn cứ theo điều này nếu người mượn nợ có các yếu tố thuộc trường hợp cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự thì chủ nợ có thể căn cứ theo Điều luật này thưa kiện người mượn nợ theo quy định của luật hình sự cho việc thiếu nợ không trả.

Tóm lại thiếu nợ không trả sẽ mang lại một kết quả xấu cho người mượn nợ, vì hiện nay có rất nhiều điều luật quy định về việc trả tiền do vay mượn hay mượn nợ… vì thế người chủ nợ hoàn toàn có thể dựa trên các căn cứ của pháp luật mà thực hiện việc khởi kiện đối với người mượn nợ.

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí khởi kiện thiếu nợ không trả? Gọi ngay 1900.6174

Hồ sơ khởi kiện bao gồm ?

Khi có các tranh chấp xảy ra trong xã hội, khi không giải quyết được các bên chủ thể thường lựa chọn đến sự can thiệp từ pháp luật thông qua việc khởi kiện đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa án.

Đối với các tranh chấp trong dân sự cũng vậy, trong tranh chấp về vấn đề thiếu nợ không trả khi thực hiện giải quyết vụ việc thông qua khởi kiện tại Tòa án chủ thể có quyền khởi kiện cần tuân theo thủ tục được quy định tại pháp luật về việc này, hồ sơ để khởi kiện được hướng dẫn chuẩn bị như sau:

Hồ sơ khởi kiện tại tòa án bao gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu)

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. (hợp đồng vay tiền, giấy tờ đất hoặc giấy nợ…)

– Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân (có chứng thực hoặc công chứng)

thieu-no-khong-tra-co-kien-duoc-khong

>>>Xem thêm: Cách đòi nợ không có giấy tờ hiệu quả nhất – An toàn, đúng pháp luật

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Đối với các giấy tờ liên quan được ký kết bằng tiếng anh phải được cơ quan dịch thuật thực hiện việc phiên dịch ra tiếng việt và khi nộp phải nộp kèm bản gốc.

Tóm lại đối với bước chuẩn bị hồ sơ thưa kiện thì không quá phức tạp và nhiều chi tiết, tuy nhiên khi quyết định thưa kiện tại Tòa án, người thưa kiện cần xác định rõ lý do thưa kiện của mình là gì và chuẩn bị tốt đầy đủ các bước theo hướng dẫn tại Tòa án nộp đơn để thực hiện việc thưa kiện suôn sẻ và thuận lợi.

>>>Khởi kiện thiếu nợ cần chuẩn bị hồ sơ gì? Gọi ngay 1900.6174

Thiếu nợ không trả bị xử lý như thế nào?

Trên thực tế nhiều người vẫn cho rằng việc thiếu nợ không trả thường không ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bản thân, vì thế suy ra tâm lý cho rằng bản thân sẽ không phải chịu bất kỳ xử lý nào từ pháp luật khi thực hiện hành vi này, tuy nhiên thực tế việc vay nợ không trả tồn tại rất nhiều nguy hiểm và rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cuộc sống thường ngày. 

– Đối với các giao dịch cho vay nợ không có giấy tờ đảm bảo hay thế chấp, việc không trả nợ sẽ có thể dẫn đến chủ nợ có thể áp dụng một số cách tiêu cực để đòi nợ. Người vay nợ sẽ không biết được rằng chủ nợ sẽ áp dụng cách thức gì để đòi nợ,

Ví dụ nếu chủ nợ lựa chọn việc đòi nợ theo đúng pháp luật dù không có giấy tờ chứng minh cho việc vay nợ, nhưng chủ nợ vẫn có thể dựa vào các bằng chứng chứng minh cho việc vay nợ để thực hiện việc tố cáo hay thưa kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp chủ nợ sẽ lựa chọn việc đòi nợ theo cách không lành mạnh và tiêu cực như thuê xã hội đen hay tổ chức đòi nợ thuê để đe dọa người thiếu nợ.

– Đối với các giao dịch có giấy tờ chứng nhận cho việc vay nợ, ví dụ như hợp đồng vay hay cam kết vay, thì khi rơi vào tình trạng người thiếu nợ không trả chủ nợ có thể căn cứ vào hợp đồng hay giấy tờ để làm căn cứ bắt người thiếu nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định của pháp luật dân sự.

Thực tế thì việc thiếu nợ không trả là hành vi tuy vi phạm pháp luật dân sự đương nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm về dân sự tuy nhiên xem xét về trách nhiệm hình sự thì việc này chưa đủ để cấu thành bất kỳ tội phạm nào. Nhưng cũng không có nghĩa người vi phạm sẽ bị pháp luật bỏ qua, một khi có căn cứ chứng minh cho việc không trả nợ của mình là vi phạm pháp luật, thì đương nhiên pháp luật sẽ can thiệp vào để xử lý những hành vi xấu này.

>>> Xử lý hành vi thiếu nợ mà không trả như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Thiếu nợ không trả đi tù có được xóa nợ không?

Thực tế thì không có quy định nào của pháp luật nêu rằng có thể xóa nợ bằng việc đi tù, thiếu nợ đương nhiên phải trả cho dù bạn có bị xử phạt trước lương tâm hay pháp luật thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ dù có bất kỳ lý do gì.

Chấp hành hình phạt tù chẳng qua chỉ là trường hợp bạn phải chịu trách nhiệm với pháp luật cho việc thiếu nợ của mình vì thế điều này không thể thay thế cho việc trả nợ được, tuy nhiên nếu bạn phải đi tù vì lý do gì thì có thể giải quyết số nợ của mình bằng việc thỏa thuận với chủ nợ về nghĩa vụ trả nợ của mình.

Bạn có thể thỏa thuận với chủ nợ cho bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau khi kết thúc hình phạt tù, dựa vào Điều 354 Bộ luật dân sự, thì việc này phải được sự đồng ý của chủ nợ thì mới được thực hiện. Hoặc một cách khác là bạn có thể ủy quyền cho bên thứ 3 về nghĩa vụ trả nợ trong thời gian bản thân chịu hình phạt tù.

Tóm lại không có hình phạt nào có thể thay thế cho việc trả nợ, nghĩa vụ trả nợ của người mượn nợ phát sinh khi vay nợ và chỉ mất đi khi thanh toán trả đủ số nợ, cho dù có phải chịu hình phạt nặng nhất là đi tù thì cũng không thể xóa nợ được.

thieu-no-khong-tra-co-kien-duoc-khong

>>>Thiếu nợ không trả đi tù có được xóa nợ không? Gọi ngay 1900.6174

Trên đây các thông tin liên quan đến thiếu nợ không trả có kiện được không? Mong rằng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các vấn đề xoay quanh chủ đề này, từ đó nhận ra được mặt tiêu cực mà hành vi này mang lại để không rơi vào các trường hợp đáng tiếc. Để biết thêm thông tin chi tiết hay lắng nghe tư vấn kỹ hơn về nội dung vui lòng liên hệ ngay: 1900.6174 đến dịch vụ tư vấn của Luật Thiên Mã để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7