action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê

Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê nhưng không vi phạm pháp luật? Trong thời gian vừa qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, dẫn đến nhiều hệ quả xấu với xã hội. Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp những thông tin liên quan. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ!

>>> Liên hệ luật sư cách đối phó với công ty đòi nợ thuê mà không vi phạm pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Công ty đòi nợ thuê là gì?

Đòi nợ thuê được hiểu là một ngành dịch vụ đòi nợ, là việc mà những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dịch vụ đòi nợ nhằm thực hiện hành vi đòi nợ khách nợ theo yêu cầu của chủ nợ.

cach-doi-pho-voi-cong-ty-doi-no-thue

Thế nhưng, kể từ ngày 01/01/2021 ngành dịch vụ này đã bị cấm theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư năm 2020. Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 77 của Luật Đầu tư hiện nay cũng trình bày: Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia đã hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và những quy định khác của pháp luật có liên quan.   

>>> Công ty đòi nợ thuê hoạt động có hợp pháp hay không? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Công ty đòi nợ thuê có hợp pháp hay không?

Căn cứ theo Luật Đầu tư năm 2020 đã bổ sung ngành nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký kết trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ. Theo đó, hiện nay đòi nợ thuê dù là theo bất kỳ hình thức nào đều bị pháp luật nghiêm cấm.

Tại Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1.Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, công ty đòi nợ thuê khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả đó là nộp lại số tiền bất hợp pháp có được từ việc đòi nợ thuê.

>>> Lĩnh vực hoạt động công ty đòi nợ thuê có hợp pháp hay không? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Những hình thức đòi nợ của công ty đòi nợ thuê hiện nay? 

Anh Sinh (An Giang) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:

“Tháng 9/2020, tôi cần 45 triệu đồng để giải quyết việc riêng của cá nhân, vừa lúc thấy trên Facebook có quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần Giấy tờ tùy thân có thể vay 20 đến 60 triệu đồng nhưng lãi suất chỉ có 0,48%/tháng và nhận tiền ngay trong ngày sau khi đăng ký. Tôi tham gia và đăng ký vay 45 triệu trong vòng 9 tháng.

Sau khi đăng ký, tiền có gửi về số tài khoản nhưng tin nhắn báo về điện thoại tôi đã vay 45 triệu đồng với lãi suất gấp 10 lần (tức là 4,8%), mỗi tháng tôi phải trả 7.160.000 đồng (kể cả gốc lẫn lãi). Biết là mắc phải lừa đảo nhưng giờ tôi không có gì chứng minh nên cố gắng để trả tiền, tuy nhiên vì điều kiện khó khăn nên đã 2 tháng tôi không xoay sở để trả nợ.

Bên đòi nợ có gọi nhắc nhở và tôi hứa hẹn sang tháng tới. Vậy ngoài gọi điện thoại nhắc nhở thi công ty đòi nợ thuê hiện nay còn có những hình thức đòi nợ nào khác không? 

Hy vọng Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Liên hệ luật sư cách đối phó với công ty đòi nợ thuê mà không vi phạm pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư tư vấn như sau:

Chào anh Sinh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung đã được anh trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:

Mỗi công ty sẽ có một hình thức đòi nợ khác nhau nhưng về cách thức đòi nợ phải đảm bảo không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến tinh thần, tính mạng cũng như ảnh hưởng đến gia đình của người vay nợ. Sau đây là một số hình thức đòi nợ thuê phổ biến hiện nay của các công ty đòi nợ thuê hợp pháp lẫn bất hợp pháp:

– Nhắn tin hay gọi điện thoại

– Gửi các văn bản, công văn đòi nợ 

– Đàm phán, tạo sức ép 

– Khởi kiện ra Tòa án để đòi nợ

– Đe dọa, khủng bố đến tính mạng, sức khỏe

– Bắt cóc

– Trấn áp công khai

>>>> Những hình thức đòi nợ của công ty đòi nợ thuê hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Một số hình thức đòi nợ của công ty đòi nợ thuê?

Nhắn tin/gọi điện thoại

Khi đến gần ngày trả lãi và trả vốn nhân viên công ty đòi nợ thuê sẽ nhắn tin hoặc gọi điện thoại để nhắc nhở người vay về số tiền vay, gói vay, số tiền góp cần phải trả, thời gian trả nợ, địa điểm trả nợ,… Sau khi đến hạn mà người vay vẫn chưa trả thì nhân viên đòi nợ tiếp tục nhắn tin và gọi điện thoại nhắc nhở.

Tuy nhiên, sau nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng thì nhân viên có những lời lẽ ngôn từ đe dọa. Việc nhắn tin hay gọi điện thoại đòi nợ sẽ diễn ra hằng ngày. Trong trường hợp nếu người vay không nghe máy thì nhân viên đòi nợ thuê sẽ liên hệ qua số điện thoại người thân mà người vay đã cung cấp trước đó cho đơn vị cho vay để nhắc nhở và nhờ sự can thiệp.

Có lẽ nhắn tin/ gọi điện thoại là cách thức đòi nợ nhẹ nhàng nhất, ít thiệt hại về tinh thần nhất của các công ty đòi nợ thuê.

>>> Có những hình thức đòi nợ thuê nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Đe dọa, khủng bố

Đe dọa, khủng bố là hình thức được nhiều công ty sử dụng, một nhóm thanh niên đến tận nhà hoặc nơi làm việc của người vay để thực hiện hiện các hành vi như tạt sơn, ném trứng hay phá hoại tài sản và bắt buộc người vay phải trả nợ.

Nếu không thể trả thì gia hạn ngày trả, sau thời gian gia hạn vẫn không trả thì sẽ sử dụng những biện pháp nặng đối với người vay và gia đình của người vay. Thông thường những hình thức đòi nợ này sẽ không bị tố cáo, phanh phui bởi vì người vay cho rằng mình đang mắc nợ, kèm theo những lời đe dọa không được phép báo công an cho nên nhiều người đã bỏ qua và chịu đựng.

>>> Xem thêm: Cách giải quyết khi vay nặng lãi được quy định như thế nào theo pháp luật

Bắt cóc

Sau nhiều lần đe dọa, khủng bố không thành công, bên đòi nợ sẽ tìm và bắt người vay hoặc người thân của người vay để đánh đập, tống tiền.

cach-doi-pho-voi-cong-ty-doi-no-thue-2

Hình thức đòi nợ bằng cách bắt cóc bị pháp luật nghiêm cấm nhưng vẫn có nhiều công ty sử dụng bởi hoạt động không công khai, người vay sợ và không dám nhờ sự can thiệp của pháp luật.

>>> Đòi nợ bằng hình thức bắt cóc có vi phạm pháp luật hay không? Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

Trấn áp công khai:

Trấn áp công khai là hình thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay, công khai đến tận nhà, tận nơi làm việc. Khi đó, có một nhóm người không rõ lai lịch tìm đến nhà hoặc nơi làm việc để đập phá đồ đạc, tài sản, cướp tài sản có giá trị cùng những lời đe dọa và ép buộc ngày hạn phải trả nợ. 

>>> Liên hệ luật sư cách đối phó với công ty đòi nợ thuê mà không vi phạm pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê hợp pháp? 

Anh Tín (Hải Phòng) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:

“Năm 2019, tôi có vay tín chấp của một công ty tài chính với số tiền là 650 triệu đồng, cam kết trả nợ theo kỳ hạn. Hiện tại, tôi đã trả được 12 kỳ, khoảng 450 triệu đồng. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn nên khoản nợ đã quá hạn trả 2 kỳ.

Tôi đang bị một công ty đòi nợ thuê thúc ép phải trả nợ ngay. Tôi chưa đủ khả năng để trả được, tôi có xin thêm ít thời gian để tôi có thể xoay sở nhưng bên cho vay vẫn liên tục gọi điện làm phiền, dùng những lời nói xúc phạm đến người thân trong gia đình của tôi. Vợ tôi có mở quán bún trước nhà, họ thường xuyên đến đập phá bàn, ghế, đuổi khách ở quán.

Hơn nữa, bên công ty đòi nợ thuê còn chặn đường, đe dọa tôi nếu không trả nợ sẽ đánh tôi và gia đình tôi. Tôi rất sợ hãi và bức xúc. Có cách nào để đối phó với công ty đòi nợ thuê không vi phạm pháp luật không?

Hy vọng Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Liên hệ luật sư cách đối phó với công ty đòi nợ thuê mà không vi phạm pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư tư vấn như sau:

Chào anh Tín, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung đã được anh trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:

Hiện nay với nhiều hình thức đòi nợ bất hợp pháp của nhiều công ty đòi nợ thuê, người vay phải cam chịu dù phương thức đòi nợ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và gia đình của họ. Trước những hành vi đòi nợ trái phép trên, người vay có thể đối phó bằng những cách hợp pháp để tránh những thiệt hại về người và của, cụ thể:

Đối phó bằng pháp luật

Khi công ty đòi nợ thuê sử dụng các hình thức đòi nợ như: đòi nợ bằng tin nhắn, điện thoại; đòi nợ bằng vũ lực hay trấn áp nơi công cộng thì có thể được đối phó qua các cách sau:

Đòi nợ bằng tin nhắn, điện thoại

Việc công ty đòi nợ thuê sử dụng tin nhắn hoặc gọi điện thoại để nhắc nhở về số nợ và thời gian trả nợ hằng ngày là việc đòi nợ pháp luật không cấm tuy nhiên với những ai đang bị đòi nợ bằng ngôn ngữ đe dọa, xúc phạm, lời lẽ thô bạo thì người vay có thể kiện công ty đòi nợ thuê về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay đe dọa đến người vay.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì với tội danh này công ty đòi nợ thuê có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 300.000 đồng.

>>> Đòi nợ bằng tin nhắn, điện thoại có bị vi phạm pháp luật không? Gọi ngay: 1900.6174

Đòi nợ bằng vũ lực đe dọa giết người

Hành vi đe dọa giết người nếu có chứng cứ kèm theo, đơn vị, người sử dụng hành vi này có thể bị xử phạt tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tương ứng với các khung hình phạt của Tội đe doạ giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự hiện hành.

Trong những trường hợp này nếu người vay đang bị khủng bố, bị hành hung đe dọa đến tính mạng của mình và người thân thì cần phải báo công an để kịp thời có biện pháp giải quyết.

>>> Đòi nợ bằng vũ lực, đe dọa giết người có bị vi phạm pháp luật không? Gọi ngay: 1900.6174

Đòi nợ trấn áp nơi công cộng

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 144/2021 và Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hành vi đòi nợ có tổ chức, đập phá nhà cửa, hàng quán, gây rối trật tự công cộng, tùy vào thiệt hại tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chính vì vậy, khi bị người của công ty đòi nợ thuê đến quấy rối đập phá thì phải gọi ngay cho các cơ quan chức năng đến giải quyết và bảo vệ bản thân, gia đình.

>>> Đòi nợ bằng hình thức trấn áp nơi công cộng có bị vi phạm pháp luật không? Gọi ngay: 1900.6174

Vay tiền của ngân hàng, tổ chức uy tín

Khi vay các tổ chức tín dụng đen, tổ chức cho vay nặng lãi thì mọi thủ tục vay đơn giản cho nên nhiều người lựa chọn vay. Thế nhưng, sau khi vay lãi suất và cách thức trả nợ khác hoàn toàn với những gì đã được thỏa thuận ban đầu.

Hiện nay, nhiều ngân hàng cho vay với các gói lãi suất khác nhau và thủ tục khá đơn giản, mọi người có thể cân nhắc để vay an toàn. Tùy vào nhu cầu của bản thân, khả năng trả nợ mà ngân hàng sẽ tư vấn cho người vay những gói vay phù hợp nhất cũng như thời gian vay sao cho mỗi tháng người vay có thể chi trả số nợ, tiền lãi và cân bằng cuộc sống.

>>> Các hình thức vay tiền của ngân hàng, tổ chức tín dụng? Gọi ngay: 1900.6174 

Thỏa thuận và ký kết hợp đồng vay vốn

Trước khi vay vốn người vay cần phải ký kết các thỏa thuận về cách thức trả nợ, trả lãi cũng như các giải pháp đúng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có hành vi vi phạm cam kết thì sẽ kiện ra Tòa án và không chi trả số nợ. Đây cũng là một cách để bảo vệ quyền lợi cho người vay.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về hợp đồng vay vốn hợp pháp theo quy định pháp luật. Gọi ngay: 1900.6174

Trả tiền lãi và tiền góp đúng kỳ hạn

Người vay cần trả tiền lãi, tiền trả góp hàng tháng và thời gian trả chính xác khi đến hạn hoặc trước hạn thì như vậy các công ty đòi nợ sẽ không có cơ sở để thực hiện các hành vi trái phép của mình. Người vay nên có kế hoạch chi tiêu hằng tháng hợp lý để số tiền phải trả cho ngân hàng không ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống.

>>> Xem thêm: Cách giải quyết khi vay nặng lãi được quy định như thế nào theo pháp luật

Hạn chế vay tín dụng

Hiện nay, nhiều công ty, ngân hàng có những gói vay tín dụng khá hấp dẫn và người vay có thể ứng tiền để chi tiêu trước mà không cần các thủ tục vay phức tạp. Lãi suất ưu đãi nên nhiều người tận dụng sự ưu đãi đó để vay tiền.

Với gói vay nhiều thuận tiện như vậy, chi tiêu thoải mái nhưng đến cuối tháng không đủ tiền để chi trả nợ buộc phải vay gói khác để bù vào dẫn đến nợ xấu, tiền nợ càng ngày càng nhiều và không có khả năng chi trả. Như vậy, cách tốt nhất để không đụng vào các công ty đòi nợ thuê thì mọi người cần quản chặt chi tiêu của mình và vay có kế hoạch.

Theo đó, với trường hợp của anh Tín, hành vi của công ty đòi nợ thuê (gọi điện dùng những ngôn từ xúc phạm danh dự, đập phá tài sản, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe) là vi phạm pháp luật, anh cần phải báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết, tránh những hậu quả xấu với anh và gia đình. 

>>> Liên hệ luật sư cách đối phó với công ty đòi nợ thuê mà không vi phạm pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Có thể kiện công ty đòi nợ thuê gây rối, đòi nợ tại công ty của bên vay không? 

Anh Huy (Vũng Tàu) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:

“Năm 2017, tôi có vay tín chấp của một công ty tài chính (ngân hàng) với số tiền là 42.000.000 đồng, lãi suất 10,8%/năm, trả nợ theo kỳ hạn. Tôi đã trả được 8 kỳ, khoảng 31.000.000 đồng, bao gồm cả lãi suất.

Do tình hình kinh tế khó khăn cho nên khoản nợ còn lại bị kéo dài và bây giờ đã quá hạn. Đến nay khoản nợ đã lên tới 30.000.000 đồng. Công ty đòi nợ thuê nhiều lần nhắn tin, gọi điện thúc ép cho nên vài ngày trước tôi đã xoay xở để thanh toán trước một phần (15.000.000 đồng). Số tiền còn lại bởi vì chưa thể trả đúng hạn, nên bên cho vay bắt đầu gọi đến những người thân trong gia đình quấy rối, gây sức ép.

Tôi có hứa hẹn sẽ cố gắng trả tiền vào cuối tháng sau. Thế nhưng, gần đây nhất họ còn cầm đến tận công ty tôi làm việc để de dọa và đập phá xe máy của tôi. Vậy tôi có thể kiện công ty đòi nợ thuê có hành vi gây rối, đòi nợ tại công ty của bên vay không?

Hy vọng Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Liên hệ luật sư cách đối phó với công ty đòi nợ thuê mà không vi phạm pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư tư vấn như sau:

Chào anh Huy, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung đã được anh trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:

Căn cứ theo Điều 11 của Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể như sau:

“Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Đối với chủ nợ hoặc khách nợ:

a) Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện các hoạt động vượt quá quyền được pháp luật công nhận đối với chủ nợ hoặc con nợ;

b) Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện những hành vi lừa gạt, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với người của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:

a) Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, tính mạng, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan;

b) Sử dụng các thông tin có được từ hoạt động dịch vụ đòi nợ gây bất lợi tới chủ nợ và khách nợ để phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung được ủy quyền hoặc tiết lộ những thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Thực hiện các hoạt động, hành vi vượt quá quyền được pháp luật công nhận hoặc vượt quá phạm vi đã được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền;

d) Đại diện đồng thời cho cả chủ nợ và khách nợ để xử lý đối với cùng một khoản nợ.”

Như vậy, công ty đòi nợ đã có hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 2 Điều 11 Nghị định 104/2007/NĐ-CP. Trong trường hợp này khi anh Huy có đủ bằng chứng về việc công ty đòi nợ thuê đã thực hiện những hành vi trên thì có thể yêu cầu công ty đòi nợ thuê cần phải chấm dứt ngày hành vi gây rối, thậm chí có thể viết đơn tố cáo gửi cơ quan có thẩm quyền. 

Ngoài ra, kể từ ngày 01/01/2021 theo Luật Đầu tư năm 2020, công ty đòi nợ thuê chính thức bị khai tử. Do đó, anh Huy có thể khởi kiện hành vi kinh doanh dịch vụ trái pháp luật của công ty đòi nợ này.

>>> Có thể kiện công ty đòi nợ thuê gây rối, đòi nợ tại công ty của bên vay không? Gọi ngay: 1900.6174

Khi thực hiện khoản vay, cần làm gì để tránh được thủ đoạn đòi nợ thuê về sau?

Anh Hà (Bình Định) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:

“Tôi đang muốn mua mảnh đất có giá là 1 tỷ 250 nghìn đồng. Hiện tại, tôi chỉ đủ khả năng trả 750 triệu đồng, tôi sợ khi có đủ tiền thì đất sẽ lên giá cao. Chính vì vậy, tôi dự định vay thêm 500 triệu để mua mảnh đất đó. Nhưng tôi e ngại những rủi ro như thủ đoạn đòi nợ thuê về sau, vậy tôi cần phải làm gì? 

Hy vọng Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Liên hệ luật sư cách đối phó với công ty đòi nợ thuê mà không vi phạm pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư tư vấn như sau:

Chào anh Hà, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung đã được anh trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:

Để hạn chế hay tránh gặp phải tình trạng bị đòi nợ quấy nối thì cần thận trọng và cảnh giác với các hình thức cho vay. 

– Không thực hiện vay mượn tiền của công ty tài chính, tổ chức tín dụng đen, không liên hệ vay qua các số điện thoại được dán ở những nơi công cộng, trên tờ rơi hoặc qua các app vay tiền không rõ nguồn gốc, từ những đơn vị không được cấp phép; không vay lãi nặng. 

– Hơn hết, khi thực hiện vay tiền qua app hoặc qua các trang web thì phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín. 

– Ngoài ra, nếu không thật sự cần thiết thì phải hạn chế việc cung cấp những thông tin cá nhân cho người khác để tránh tình trạng bị đòi nợ thuê làm phiền khi không vay tiền. 

– Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu cho vay lãi nặng hoặc bị đe dọa đòi nợ thuê thì phải báo ngay cho Công an để khai báo và giải quyết theo quy định của pháp luật. 

cach-doi-pho-voi-cong-ty-doi-no-thue-4

Như vậy, anh Hà cần phải cân nhắc, tìm hiểu cụ thể về tổ chức cho vay uy tín, cách tính tiền lãi vay và lựa chọn lãi suất phù hợp với khả năng chi trả của mình nhằm hạn chế những rủi ro không đáng xảy ra sau này.

>>> Khi thực hiện khoản vay, cần làm gì để tránh được thủ đoạn đòi nợ thuê về sau? Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư tư vấn hình thức xử phạt đối với công ty đòi nợ thuê không đúng pháp luật?

>>> Tư vấn về cách đối phó với công ty đòi nợ thuê theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Khi công ty đòi nợ thuê có hành vi không đúng với quy định của pháp luật, tùy theo mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự:

Xử lý hành chính:

Căn cứ theo Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định đối với công ty đòi nợ thuê trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật như sau:

– Bên cho vay, công ty đòi nợ thuê nếu có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người vay sẽ bị phạt 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

– Bên cho vay, công ty đòi nợ thuê bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối với người vay

Nếu mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác (người vay nợ)

– Bên cho vay, công ty đòi nợ thuê bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người vay nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương

Xử lý hình sự:

Ngoài ra, khi hành vi đòi nợ thuê bị tố cáo hoặc bị phát giác, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ của các hành vi của đối tượng đòi nợ thuê, qua đó xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

– Nếu bên cho vay, công ty đòi nợ thuê có hành vi đe dọa, khủng bố tinh thần và có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng về danh dự, nhân phẩm của người vay thì sẽ bị truy cứu về “Tội làm nhục người khác” được quy định Điều 155 Bộ luật hình sự. Mức phạt cao nhất lên tới 5 năm tù nếu trong trường hợp người phạm tội có những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

– Nếu bên cho vay, công ty đòi nợ thuê có những hành vi đe dọa đến tính mạng của người vay thì sẽ bị truy cứu về “Tội đe doạ giết người” quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự.

– Nếu trong khi đòi nợ, bên cho vay, công ty đòi nợ thuê có hành vi đánh đập hoặc hành hung gây thương tích cho người vay thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự. Theo đó, căn cứ theo tính chất và mức độ thương tích của nạn nhân, có thể sẽ bị phạt tù lên tới 20 năm hoặc tù chung thân.

– Ngoài ra, việc bên cho vay, công ty đòi nợ thuê có mục tiêu là lấy được những khoản nợ là tiền hoặc tài sản của các người vay. Tuy nhiên, trường hợp các nhóm đòi nợ thuê hoạt động bất hợp pháp khi không đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không lập hợp đồng dịch vụ với những chủ nợ mà đi đòi nợ thì thực chất đây là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật hình sự quy định về “Tội cưỡng đoạt tài sản” thì mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này lên tới 20 năm.

>>> Liên hệ luật sư cách đối phó với công ty đòi nợ thuê mà không vi phạm pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Thiên Mã về cách đối phó với công ty đòi nợ thuê. Hy vọng thông bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7