Luật hình sự

Cách giải quyết khi vay nặng lãi được quy định như thế nào theo pháp luật

Cách giải quyết khi vay nặng lãi như thế nào? Quy định về pháp luật về lãi suất hiện nay như thế nào? Cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào? Hồ sơ khởi kiện khi vay nặng lãi bao gồm những giấy tờ gì? Để hiểu hơn vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã. Mọi vấn đề thắc mắc xin liên hệ về 1900.6174 để được hỗ trợ.

>>>> Liên hệ luật sư tư vấn cách giải quyết khi vay nặng lãi như thế nào? Liên hệ ngay: 1900.6174 

Cho vay nặng lãi là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP thì cho vay nặng lãi được hiểu là hành vi vi phạm pháp luật, theo đó bên cho vay cho bên vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự hiện hành, cụ thể: 

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

cach-giai-quyet-khi-vay-nang-lai

Như vậy, quy định pháp luật chỉ ra rằng các bên khi tiến hành giao dịch vay nợ với nhau sẽ tự thỏa thuận về mức lãi suất nhưng tối đa không quá 20% của một năm, tương đương không quá 1,67% của một tháng.

Trường hợp chủ nợ cho vay lãi suất cao gấp 5 lần mức tối đa theo quy định của Bộ luật dân sự, tức là từ 100% lãi suất mỗi tháng trở lên thì được xem là hành vi cho vay nặng lãi. Nếu cho vay bằng tài sản khác ngoài tiền thì khi giải quyết sẽ quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chủ nợ chuyển giao tài sản vay cho bên người đi vay.

>>> Pháp luật quy định như thế nào về cho vay nặng lãi. Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Quy định về pháp luật về lãi suất hiện nay

Mức lãi suất hiện nay được quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự hiện hành, theo đó được chia làm 2 trường hợp: mức lãi suất tùy theo các bên thỏa thuận và các bên có thỏa thuận trả lãi nhưng không thoả thuận về mức lãi suất.

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận

Trường hợp này các bên có quyền thỏa thuận về mức lãi suất trước khi tiến hành vay nhưng phải đáp ứng điều kiện mức lãi tối đa không được vượt quá 20%/năm, nếu vượt quá mức quy định thì lãi suất vượt quá không có hiệu lực thi hành.

>>> Xem thêm: Vay tín chấp không trả có sao không? Bị xử phạt như thế nào?

Có thỏa thuận nhưng không xác định rõ lãi suất

Trường hợp này các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong thời gian vay nhưng không có quy định cụ thể về mức lãi suất thì lãi được tính bằng 50% mức lãi giới hạn (không vượt quá 20%/năm) tương đương mức lãi không quá 1,666%/tháng, nếu vượt quá mức quy định thì lãi suất vượt quá không có hiệu lực thi hành.

>>> Xem thêm: Tố cáo cho vay nặng lãi ở đâu theo quy định mới nhất?

Cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?

Theo quy định pháp luật, tuỳ vào từng trường hợp cho vay nặng lãi khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau, tuy nhiên có hai phương pháp xử lý đó là xử lý hành chính và xử lý hình sự, cụ thể:

– Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đối tượng có hành vi kinh doanh dịch vụ cầm đồ có mức lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự (vượt quá 20%/năm) mà chưa đủ yếu tố cấu thành hình sự.

cach-giai-quyet-khi-vay-nang-lai

– Căn cứ Bộ luật hình sự hiện hành quy định 2 mức xử phạt:

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm trong trường hợp: Đối tượng có hành vi cho vay với lãi suất vượt quá 5 lần mức lãi suất cho phép (vượt quá 100%/năm); Đối tượng có hành vi thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

Đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm hoặc đã bị kết án về tội cho vay nặng lãi, chưa được xoá án tích mà còn tiếp tục vi phạm.

+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm với đối tượng có hành vi thu lợi bất chính từ 100.000.000 trở lên.

+ Mức hình phạt còn có thể bao gồm phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm đối với người phạm tội.

>>> Các mức xử lý vi phạm đối với trường hợp cho vay nặng lãi. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Cách giải quyết khi vay nặng lãi

Vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật, bất kỳ ai rơi vào trường hợp này cũng nên biết cách giải quyết để có thể bảo vệ chính mình. Theo đó, pháp luật quy định có hai cách giải quyết bao gồm: Giải quyết bằng hình thức tố giác và giải quyết bằng hình thức khởi kiện.

Cách giải quyết khi vay nặng lãi bằng hình thức tố giác

Khi phát hiện hành vi cho vay nặng lãi hãy kịp thời liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được can thiệp, giải quyết. Những cơ quan có thẩm quyền mà bạn có thể liên hệ tại địa phương như: Công an xã/ phường; Công an quận/ huyện/ thị xã/ thị trấn; Công an tỉnh; Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện/ tỉnh; Toà án; Viện kiểm sát; hoặc chủ động gửi thông tin tố giác lên nền tảng mạng xã hội cho cơ quan trên mạng xã hội để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Thủ tục tố giác hành vi vay nặng lãi như thế nào? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Cách giải quyết khi vay nặng lãi bằng hình thức khởi kiện

Khởi kiện là cách thức giải quyết khá phổ biến đối với người có quyền lợi, lợi ích bị xâm phạm. Theo đó, nếu bạn rơi vào trường hợp bị cho vay nặng lãi, hãy liên hệ đến Toà án cấp huyện để tiến hành khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện khi vay nặng lãi bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ khởi kiện lên Tòa án bao gồm: 01 đơn khởi kiện (mẫu đơn khởi kiện số 23 được quy định kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP); 01 bản sao hợp đồng vay, giấy xác nhận vay tiền; 01 bản sao có chứng thực các giấy tờ tuỳ thân (căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu…) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; các giấy tờ được xem là chứng cứ để chứng minh.

Thủ tục khởi kiện khi vay nặng lãi

Bước 1: Xác định yêu cầu khởi kiện

Căn cứ Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP theo đó Hội đồng thẩm phán ra quy định về việc xử lý thoả thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất như sau: Hợp đồng vay tài sản có thoả thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi đó không có hiệu lực.

Đây được xem là căn cứ để tiến hành nộp đơn khởi kiện lên Toà án cấp huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình, theo đó mức lãi suất vượt quá sẽ được tuyên bố là vô hiệu. 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Để tiến hành khởi kiện hành vi cho vay nặng lãi trái pháp luật, người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã đề cập phía trên.

Bước 3: Nộp đơn khởi kiện

Người khởi kiện tiến hành nộp hồ sơ đến Toà án cấp huyện nơi bị đơn cư trú qua hai hình thức: nộp trực tiếp hoặc nộp gián tiếp thông qua bưu điện.

>>> Trình tự, thủ tục giải quyết khi vay nặng lãi như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Cách giải quyết khi vay nặng lãi phải “thế chấp” bằng video nóng?

 

Chị Nhi ở Đà Lạt đặt câu hỏi:

“Chào Luật sư, tôi tên Nhi hiện nay ở Đà Lạt. Tôi có cháu gái 15 tuổi học tại một trường cấp 3 tại Đà Lạt, vì muốn có tiền mua iphone 14 nên cháu đã vay một khoản tiền lớn từ một tổ chức cho vay nặng lãi gần nhà.

Đến hạn trả nợ, cháu vẫn không có đủ tiền để chi trả nên bị các đối tượng đe dọa và yêu cầu phải quay video nóng để “thế chấp” khoản nợ, tuy nhiên phải đảm bảo trả đủ trong vòng 2 tháng, nếu không sẽ không đăng video này lên mạng xã hội.

Hiện tại gia đình chị của tôi đang rất bối rối không biết giải quyết thế nào, vì vậy tôi gửi câu hỏi đến Luật sư để được tư vấn phương án giải quyết tốt nhất. Hy vọng nhận được sự hỗ trợ từ phía Luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>>> Luật sư tư vấn miễn phí về các trường hợp vay tín chấp không trả có làm sao không? Gọi ngay: 1900.6174 

Luật sư Trả lời:

Xin chào chị Nhi, cảm ơn anh đã quan tâm và tin tưởng vào trình độ chuyên môn của Luật Thiên Mã. Sau khi tiếp nhận câu hỏi của chị, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật và đưa ra câu trả lời giải đáp thắc mắc của chị Nhi như sau:

Thứ nhất, hành vi cho vay nặng lãi của đối tượng trên là hành vi vi phạm pháp luật, thứ hai, việc yêu cầu nạn nhân quay video nóng để “thế chấp” đã cấu thành vi phạm pháp luật hình sự.

cach-giai-quyet-khi-vay-nang-lai

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP và quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành thì đối với hành vi cho vay nặng lãi thực hiện “thế chấp” bằng video nóng đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi, hành vi này có thể bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 200.000.00 đồng hoặc áp dụng khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Như vậy, đối với trường hợp cháu gái của chị Nhi thì gia đình có thể khởi kiện lên Tòa án hoặc tố giác tổ chức cho vay nặng lãi này đến cơ quan có thẩm quyền để được bảo vệ quyền lợi cho cháu.

>>> Cách giải quyết khi vay nặng lãi phải “thế chấp” bằng video nóng? Gọi ngay: 1900.6174

 Cách giải quyết khi vay nặng lãi đối với người cho vay

Vì đây là tranh chấp về giao dịch dân sự thuộc quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành nên trường hợp bên đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đã cam kết thì bên cho vay có quyền khởi kiện để được bảo vệ quyền lợi của mình.

Tuy nhiên, theo pháp luật quy định, đối với mức lãi suất vượt quá mức cho phép thì số lãi vượt quá sẽ không có hiệu lực pháp luật. Do vậy, nếu tiến hành khởi kiện đòi lại quyền lợi thì bên cho vay chỉ được đòi lại số tiền với lãi suất tối đa 20%/năm tương đương mức lãi 1,666%/tháng.

>>> Cách giải quyết khi vay nặng lãi đối với người cho vay? Gọi ngay: 1900.6174

Vay nặng lãi, những vấn đề mà bạn cần lưu ý

Người đi vay nên lưu ý một số vấn đề trước khi đi vay để có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi tham gia loại giao dịch dân sự này:

Thứ nhất, nắm một số quy định cơ bản về lãi, lãi suất, phạt vi phạm được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP.

Thứ hai, tham khảo trường hợp phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự.

Thứ ba, tham khảo các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự hiện hành.

>>>> Luật sư tư vấn miễn phí về các trường hợp vay tín chấp không trả có làm sao không? Gọi ngay: 1900.6174 

Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Luật sư liên quan đến cách giải quyết khi cho vay nặng lãi đã phần nào kịp thời giải đáp vướng mắc của các bạn. Trường hợp còn có câu hỏi nào khác có liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư nhiệt tình hỗ trợ và giải đáp.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7