Mở lối đi chung được hiểu là mở phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng chung. Vậy cụ thể khi người dân có nhu cầu mở lối đi chung thì cần soạn thảo mẫu đơn yêu cầu mở lối đi chung như thế nào? Mẫu đơn này có mục đích gì? Điều kiện để được mở lối đi qua bất động sản liền kề? v.v…
Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề nói trên cũng như nghiên cứu những nội dung khác có liên quan đến việc mở lối đi sử dụng chung. Đừng quên gửi các ý kiến đóng góp về cho chúng tôi thông qua số hotline của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174
>>>Luật sư tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến lối đi chung. Gọi ngay: 1900.6174
Lối đi chung là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể nào hay giải thích như thế nào là về khái niệm lối đi chung. Bên cạnh đó, nguồn gốc lối đi chung cũng có sự khác nhau nhất định, có thể kể đến một số trường hợp phổ biến, cụ thể như sau:
- Lối đi chung được hình thành từ lối mòn và đã sử dụng lâu năm.
- Lối đi chung được người dân sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường (có thể hiểu giống với lối đi qua).
- Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt đi một phần đất của mình để tạo nên, đồng thời lối đi chung này sẽ tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường được người dân gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung).
Mặc dù xét về nguồn gốc, thời gian hình thành có thể khác nhau nhưng nhìn chung thì lối đi chung vẫn được hiểu theo trường hợp phổ biến nhất, đó là: Lối đi chung được hiểu là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng chung.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều người nhầm lẫn về lối đi chung và lối đi qua. Nhìn qua có lẽ hai lối đi này giống nhau nhưng thực tế đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy, lối đi chung và lối đi qua khác nhau như thế nào, hãy cùng Luật Thiên mã tìm hiểu hai khái niệm dưới đây:
Lối đi qua là lối đi trên bất động sản của người khác và do chủ sở hữu của bất động sản đó vây bọc và được thỏa thuận theo bản án của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền.
Chúng ta có thể phân biệt lối đi chung và lối đi qua như:
- Nguồn gốc
- Nội dung về đền bù
- Đất mở lối đi
- Thủ tục đăng ký
- Người hưởng quyền….
>>>Luật sư giải đáp miễn phí Lối đi chung là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu đơn yêu cầu mở lối đi chung là gì?
Cảm ơn các bạn vì đã luôn tin tưởng và lựa chọn Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 của chúng tôi để nhờ tư vấn, hỗ trợ. Về vấn đề thắc mắc của bạn, chúng tôi sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các quy định mới nhất của pháp luật, xin đưa ra câu trả lời như sau.
Mẫu đơn yêu cầu mở lối đi chung chính là một loại văn bản hành chính được soạn ra bởi chính các cá nhân, hộ gia đình hay sự thống nhất của nhóm các hộ gia đình và một người đứng ra đại diện và soạn thảo xin chữ ký của chung để đề bạt yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện việc xem xét, giải quyết nhu cầu cho mở lối đi chung.
Mẫu đơn này cần nêu rõ ràng về nội dung xin được mở lối đi như thế nào, lý do viết đơn là gì và trình bày đầy đủ các thông tin của người viết đơn và của những người có liên quan cũng như yêu cầu cơ quan nhà nước đồng ý cho hộ gia đình, cũng như những chủ thế khác có thể di chuyển từ đường công cộng và nhà hoặc từ nhà ra ngoài đường công công được sử dụng phần diện tích đất đó làm lối đi chung.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về mẫu đơn xin mở lối đi sử dụng chung là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu đơn yêu cầu mở lối đi chung
Dưới đây là nội dung cơ bản của mẫu đơn yêu cầu mở lối đi chung:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
………, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU MỞ LỐI ĐI
(V/v: Yêu cầu mở lối đi trong khu vực………..)
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
Kính gửi: Ông/Hộ gia đình ông/…: ……
Địa chỉ:………
Họ và tên:……… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA……cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:………
Địa chỉ cư trú hiện nay:……
Số điện thoại liên hệ:……
Tôi xin trình bày với Ông/Bà/Quý công ty/… sự việc như sau:……
(Trình bày sự việc dẫn tới việc làm đơn yêu cầu)
Căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
1.Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3.Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Tôi nhận thấy mình có quyền được sử dụng một phần diện tích đất của Ông/Bà/Quý cơ quan/… để làm lối đi qua bất động sản của Ông/Bà/… Do bất động sản/phần đất của tôi bị vây bọc bởi các bất động sản của……………. mà không có/không đủ lối đi ra đường công cộng. Và, lối đi hợp lý nhất để tôi/gia đình có thể dùng để di chuyển ra đường công cộng trên thực tế là đi qua phần đất………….. của Ông/Bà/Quý cơ quan/…
Vậy nên tôi làm đơn này để kính đề nghị Ông/Bà/…. đồng ý cho tôi và gia đình tôi, cũng như những chủ thể khác di chuyển từ đường công cộng vào nhà tôi hoặc từ nhà tôi ra đường công cộng được sử dụng phần diện tích đất………. để làm lối đi.
Việc sử dụng được thực hiện như sau (nếu có):…….. (bạn có thể trình bày những vấn đề về thời gian sử dụng hay các hình thức sử dụng,…)
Để bù đắp cho việc này, tôi đồng ý trả cho Ông/Bà/…. Một số tiền là……… đồng/… tháng.
Tôi xin cam đoan những thông tin bản thân đưa ra trên đây là đúng sự thật. Kính mong Ông/Bà/Quý cơ quan…. Xem xét và đồng ý với yêu cầu trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về nội dung cần có trong mẫu đơn yêu cầu mở lối đi sử dụng chung? Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu đơn yêu cầu mở lối đi sử dụng chung có mục đích gì?
Phải biết được vì sao cần mở lối đi sử dụng chung thì chúng ta mới nhận ra được tầm quan trọng của việc viết đơn xin mở lối đi này. Xin mở lối đi ở đây cũng chính là việc xin về mở lối đi chung để cho tất cả các hộ gia đình trong cùng khu vực đó sử dụng cho mục đích đi lại, di chuyển được thuận tiện hơn, rút ngắn được thời gian đi ra các trục đường lớn. Cũng có nghĩa xin mở thêm phần đất vào lối đi, biến diện tích mở thêm trở thành tài sản phục vụ công cộng.
Như vậy, mục đích của mẫu đơn yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cho phép sử dụng một phần đất như là lối đi chung. Mẫu đơn này được tạo ra với mục đích cung cấp một phương tiện chính xác và hợp pháp để cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình yêu cầu sử dụng một phần diện tích đất cụ thể trong khu vực của họ để tạo ra một lối đi chung.
Mẫu đơn không chỉ nhấn mạnh vào việc xin phép mà còn đề cao mục đích cộng đồng, tập trung vào việc tạo ra và duy trì một không gian chung cho cả cư dân. Nó không chỉ là việc đề xuất sử dụng đất mà còn là việc thể hiện sự cần thiết và lợi ích rõ ràng của việc có một con đường hay lối đi thông thoáng và an toàn cho mọi người trong khu vực.
Mẫu đơn này cung cấp thông tin chi tiết về vị trí cụ thể của đất cần sử dụng, lý do và mục đích sử dụng. Bằng việc tuân thủ các yêu cầu và quy định từ các cơ quan chức năng, mẫu đơn này nhấn mạnh vào việc sử dụng hợp lý các phần đất để tạo ra một lối chung cho tất cả cư dân.”
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về mục đích của mẫu đơn yêu cầu mở lối đi sử dụng chung? Gọi ngay: 1900.6174
Điều kiện được mở lối đi qua bất động sản liền kề
Chào luật sư! Tôi có câu hỏi thắc mắc cần được hỗ trợ như sau:
Tôi mới mua một mảnh đất thuộc tỉnh Bình Dương, tôi có dự định sẽ xây một căn nhà nhỏ ở đây để sau này về già dọn về đây sống. Tuy nhiên mảnh đất này bị vây bọc bởi thửa đất của các hộ gia đình kế bên, dẫn đến việc chúng tôi không có lối đi ra đường công cộng. Vậy luật sư cho tôi hỏi điều kiện để được mở lối đi qua bất động sản liền kề là gì?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 của chúng tôi, về vấn đề thắc mắc của bạn, chúng tôi sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các quy định mới nhất của pháp luật về việc mở lối đi chung, xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau.
Căn cứ dựa theo quy định tại Khoản 1, Điều 254 của Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện để được mở lối đi qua bất động sản liền kề bao gồm:
- Có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác.
- Bất động sản vì bị vây bọc mà không có hoặc không có đủ lối đi ra đường công cộng. Như vậy, khi bất động sản đáp ứng được các điều kiện trên thì chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc đó có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản vây bọc mở cho mình một lối đi.
Tuy nhiên, việc mở lối đi qua bất động sản liền kề cần phải thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về điều kiện mở lối đi qua bất động sản liền kề. Gọi ngay: 1900.6174
Xử lý hành vi lấn chiếm lối đi chung thế nào?
Chị Ngân ở Bình Dương gửi câu hỏi về cho Tổng đài như sau:
Chào luật sư! Gia đình tôi và các hộ gia đình hàng xóm hiện nay đang có tranh chấp về lối đi chung, cụ thể là lối đi ban đầu rộng khoảng 2m.
Sau đó người hàng xóm này đã cố tình xây lấn ra lối đi chung này có chiều rộng 3,6m, tôi và các hộ gia đình khác đã báo lên xã, xã đã xuống lập biên bản hòa giải giữa các bên và xác định lại lối đi cũng như yêu cầu gia đình kia phá dỡ công trình để trả lại hiện trạng ban đầu của lối đi nhưng hiện nay gia đình kia vẫn ngang nhiên tiếp tục xây dựng và có những lời lẽ rất khó nghe.
Vậy luật sư cho tôi hỏi, đối với trường hợp này thì có thể sẽ bị xử phạt như thế nào?
Cảm ơn chị Ngân đã tin tưởng lựa chọn Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 của chúng tôi, về vấn đề thắc mắc của chị, chúng tôi sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các quy định mới nhất của pháp luật về lấn chiếm lối đi chung, xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau.
Tùy thuộc vào từng hành vi lấn chiếm, các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt theo các mức phạt khác nhau, cụ thể như sau:
– Xử phạt đối với các hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác hoặc của những khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau (căn cứ dựa vào Điều 16 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP):
+ Phạt tiền từ 80 triệu – 100 triệu đồng đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ;
+ Phạt tiền từ 100 triệu – 120 triệu đồng đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc các công trình xây dựng khác;
+ Phạt tiền từ 180 triệu – 200 triệu đồng đối với việc xây dựng công trình có yêu cầu cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc các công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ cụ thể như sau (dựa vào Điều 12 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP):
+ Phạt tiền từ 100 triệu – 200.000 đồng đối với các cá nhân, từ 200 triệu – 400.000 đồng đối với các tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm như sau:
- Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường các đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định về việc cấm bán hàng;
- Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông sản, lâm sản, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
+ Phạt tiền từ 500.000 triệu – 01 triệu đồng đối với các cá nhân, từ 01 triệu – 02 triệu đồng đối với các tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Dựng cổng chào hoặc các vật khác che chắn trái với quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự và an toàn giao thông đường bộ;
- Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
- Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở các đoạn đường ngoài đô thị.
+ Phạt tiền từ 02 triệu – 03 triệu đồng đối với các cá nhân, từ 04 triệu – 06 triệu đồng đối với các tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, các công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ;
- Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để thực hiện các việc như: Họp chợ; kinh doanh các dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác làm cản trở giao thông…
>>>Xem thêm: Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét? Xử lý lấn chiếm thế nào?
Có được phép tách thửa đất ở khi có lối đi chung không?
Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 2 Điều 43, khoản 4 Điều 144 và Điều 188 của Luật Đất đai 2013 quy định thửa đất ở đề nghị tách thửa để chuyển nhượng thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Đất đã có sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu gắn liền với đất.
- Đất không bị kê biên để đảm bảo cho việc thi hành án;
- Đất thuộc các trường hợp không có tranh chấp;
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện tách thửa tại địa phương.
Theo đó, thì tại các địa phương sẽ quy định điều kiện tách thửa bao gồm các yêu cầu: Diện tích tối thiểu, kích thước tối thiểu, các trường hợp không được tách thửa đất, hay tách thửa đất mà chưa có lối đi thì phải giành một phần diện tích ra làm lối đi, tách thửa ở những nơi đã có quy hoạch.
Như vậy, có thể hiểu rằng việc tách thửa đất có lối đi chung sẽ được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
>>>Xem thêm: Lấn chiếm lối đi chung có bị xử phạt theo quy định pháp luật không?
Trên đây là tất cả những nội dung được chúng tôi cập nhật và thông tin đến các bạn. Tổng đài Luật Thiên Mã sẽ không ngừng cố gắng để kịp thời hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc mà mọi người đang gặp phải. Nếu như có thêm câu hỏi nào liên quan đến “Mở lối đi chung” thì hãy liên hệ với Tổng đài Luật Thiên Mã của chúng tôi thông qua số hotline sau đây 1900.6174