action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Lưu ý quan trọng khi quyết định giải thể chi nhánh

Lưu ý quan trọng khi quyết định giải thể chi nhánh

Thời buổi các doanh nghiệp mở ra ồ ạt, kèm theo đó hàng nghìn chi nhánh được mở ra, tuy nhiên không phải chi nhánh nào cũng tồn tại và phát triển theo đúng nguyện vọng của chủ doanh nghiệp, vì một lý do nào đó mà họ buộc phải đưa ra quyết định giải thể chi nhánh.

Vậy hồ sơ xin giải thể chi nhánh công ty cần những gì và thủ tục giải thể chi nhánh công ty được thực hiện như thế nào? Kèm theo đó là những mẫu quyết định giải thể chi nhánh công ty.

Hồ sơ nộp kèm đơn xin giải thể chi nhánh công ty

Việc gửi đơn chỉ có thể được chấp thuận khi bạn đảm bảo thủ tục đã tiến hành qua các bước pháp luật quy định nếu không đơn sẽ không được chấp thuận, khi đó bạn không thể tiến hành việc giải thể được.

Chúng tôi cung cấp miễn phí cho quý khách hàng mẫu đơn xin giải thể chi nhánh công ty hy vọng quý khách có thể tham khảo. Ngoài mẫu đơn xin giải thể chúng tôi còn cung cấp các mẫu văn bản nội bộ khác như công văn, quyết định bổ nhiệm.

Giấy tờ trong hồ sơ xin giải thể chi nhánh công ty

Bước 1: Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh tại cơ quan thuế

– Văn bản đề nghị tiến hành thủ tục chấm dứt hiệu lực chấm dứt mã số thuế chi nhánh (hay còn gọi thủ tục đóng mã số thuế) theo Mẫu số 24/ĐK-TCT theo thông tư 95/2016/TT-BTC;

– Mẫu quyết định giải thể

– Mẫu thông báo giải thể

– Biên bản họp giải thể chi nhánh của hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị (đối với chi nhánh công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần) về việc giải thể chi nhánh doanh nghiệp;

– Nộp hồ sơ tại Chi cục thuế cấp quận, huyện.

Thời gian giải quyết hồ sơ: Sau 02-10 ngày làm việc.

Bước 2: Hồ sơ trả con dấu chi nhánh (nếu chi nhánh có khắc dấu)

– Công văn trả lại con dấu của chi nhánh đang tiến hành giải thể;

– Biên bản họp của công ty mẹ về việc trả lại con dấu chi nhánh doanh nghiệp;

– Quyết định về việc trả lại dấu chi nhánh doanh nghiệp.

Bước 3:  Hoàn tất hồ sơ giải thể

Sau khi hoàn tất thủ tục đóng mã số thuế, thủ tục giải thể tại cơ quan thuế và hoàn trả con dấu chi nhánh (nếu có), thì tiếp tục thực hiện hoàn tất nộp hồ sơ xin giải thể tại phòng Đăng ký kinh doanh như sau:

– Mẫu thông báo giải thể

– Mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp 2018;

– Biên bản họp của hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị (đối với chi nhánh công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần)

– Thông báo chấp thuận thủ tục đóng mã số thuế chi nhánh của cơ quan thuế;

– Biên bản thanh lý tài sản của chi nhánh doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và người lao động của công ty;

Nộp hồ sơ xin giải thể trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.

Nội dung trong mẫu quyết định giải thể chi nhánh công ty

Khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ giải thể chi nhánh công ty, chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên), Chủ tịch Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) đưa ra quyết định theo biểu mẫu giải thể chi nhánh

Nội dung cần có của quyết định:

– Tên chi nhánh cần chấm dứt hoạt động;

– Ngày, tháng quyết định chấm dứt hoạt động;

– Lý do chấm dứt hoạt động;

– Cam kết đã hoàn thành các nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ thuế.

Nội dung trong mẫu thông báo giải thể chi nhánh công ty

Khi thực hiện hồ sơ giải thể chi nhánh công ty thì mẫu thông báo cũng phải đảm bảo có các nội dung sau:

– Tên chi nhánh cần chấm dứt hoạt động;

– Số quyết định chấm dứt hoạt động;

– Ngày tháng quyết định chấm dứt hoạt động;

– Lý do chấm dứt hoạt động;

– Cam kết đã hoàn thành các nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ thuế.

Một số điều cần lưu ý

Quyết định giải thể là quyết định của chủ sở hữu, chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp của công ty mẹ nơi chi nhánh trực thuộc.

Quyết định giải thể thể hiện sự tự nguyện của người quản lý doanh nghiệp khi không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh của công ty nữa bởi các lý do khác nhau. Có thể là vì hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận, bị thua lỗ, có thể là do không đáp ứng được mục tiêu kinh doanh ban đầu đề ra hoặc cũng có thể là do chi nhánh không còn hoạt động tại địa chỉ đó.

Quyết định phải đảm bảo các nội dung như mẫu quyết định giải thể công ty nêu trên.

Có cần phải thông báo giải thể chi nhánh?

Hiện nay, khi tiến hành giải thể công ty thì bạn phải thực hiện đăng công bố trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thủ tục thông báo này không áp dụng đối với chi nhánh, có nghĩa là không phải thông báo giải thể lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi bạn nộp hồ sơ giải thể chi nhánh thì có kèm theo thông báo chứ không phải một thủ tục riêng biệt độc lập.

Thủ tục giải thể chi nhánh công ty theo Luật doanh nghiệp

Điều 206 Luật doanh nghiệp 2014 quy định thủ tục giải thể chi nhánh gồm những giấy tờ sau:

  1. Biên bản họp và quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp (Theo mẫu);
  3. Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, bao gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  4. Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  5. Xác nhận không còn nợ thuế xuất nhập khẩu của Tổng cục hải quan.
  6. Xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
  7. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.
  8. Giấy chứng nhận đã hủy mẫu dấu/ Văn bản xác nhận chưa khắc dấu/ Thông báo hủy mẫu dấu.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Luật Thiên Mã về các vấn đề pháp lý thủ tục, trình tự khi doanh nghiệp đưa ra quyết định giải thể chi nhánh công ty. Trong quá trình tiến hành thực hiện gặp bất kỳ phải vướng mắc liên quan đến thủ tục giải thể chi nhánh công ty cũng như mẫu thông báo giải thể chi nhánh công ty thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.

– Thùy Linh –

Nguồn: luatthienma.com.vn

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7