Bạn đang cần tư vấn giải thể chi nhánh công ty?

Bạn đang cần tư vấn giải thể chi nhánh công ty?

Tư vấn giải thể chi nhánh công ty là dịch vụ pháp lý quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm giải pháp mới cho hoạt động của chính Công ty mình. Không phải lúc nào cũng giữ lại quan điểm là tốt, mà có những lúc bạn cần dành thời gian, công sức, tài lực cho những mục kinh doanh chủ chốt để phát triển tổng thể cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, có những trường hợp đây lại là điều tốt khi bạn có thể tập trung hơn vào mục tiêu phía trước của bản thân và cả doanh nghiệp.

Nội dung chính tư vấn giải thể chi nhánh công ty

Bạn có đang gặp phải một trong các vấn đề sau với chi nhánh của công ty mình:

– Chi nhánh hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của công ty;

– Chi nhánh ở quá xa trụ sở chính dẫn tới việc Công ty không quản lý được hoạt động;

– Khó khăn trong việc quản lý về giấy tờ và các thủ tục kê khai thuế của chi nhánh;

– Không có đủ nhân sự để điều hành các hoạt động của chi nhánh;

– Hay đơn giản là công ty đang gặp khó khăn về tài chính và buộc phải tinh giảm đơn vị phụ thuộc.

Nếu bạn đang gặp một trong các tình trạng trên, lời khuyên của các chuyên gia cho bạn là nên giải thể chi nhánh đó. Việc giải thể này không hẳn là chấm dứt việc kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác khi chi nhánh được giải thể còn có thể giúp doanh nghiệp tập trung chuyên sâu hơn vào các đơn vị phụ thuộc khác hoặc có thể tập trung cho hoạt động của công ty.

Giải thể chi nhánh công ty theo quy định của luật doanh nghiệp 2014

Công ty có thể tiến hành giải thể khi có một trong các lý do theo quy định của Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2014 đó là “Việc giải thể chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện của công ty được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy, doanh nghiệp có thể tự mình quyết định về việc giải thể hoặc là doanh nghiệp có hành vi vi phạm dẫn tới việc bị cơ quan nhà nước buộc phải giải thể.

Ví dụ chi nhánh đã ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo giải thể với Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế khi đó chi nhánh sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và buộc phải tiến hành giải thể.

Dù là trường hợp nào thì khi tiến hành giải thể bạn cũng phải đảm bảo các đầu mục hồ sơ như sau:

– Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh (Quyết định của chủ sở hữu với công ty TNHH MTV, Hội đồng thành viên với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Hội đồng quản trị với CTCP) hoặc là quyết định thu hồi; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Danh sách chủ nợ, số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

– Giấy tờ hoàn tất thủ tục giải thể tại cơ quan thuế;

– Danh sách tất cả người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của họ;

– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;

– Con dấu của chi nhánh (nếu có).

Khi tiến hành giải thể chi nhánh Quý khách cần chuẩn bị các hồ sơ nêu trên và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở của chi nhánh.

 Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế theo quy định mới

 Trình tự tiến hành thông thường theo quy trình để quyết toán thuế của chi nhánh là:

– Nộp hồ sơ xin chấm dứt thủ tục đóng mã số thuế chi nhánh

– Cán bộ thuế sẽ liên hệ doanh nghiệp để tiến hành quyết toán. Công việc quyết toán thuế thông thường gồm: Chốt hóa đơn, chốt doanh thu, nợ, chốt hóa đơn, đóng mã số thuế…

– Cơ quan thuế ra Quyết định đủ điều kiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế để chi nhánh có thể giải thể.

– Thông thường công ty sẽ chủ động liên hệ với cơ quan thuế để hoàn tất thủ tục giải thể tại cơ quan thuế vì bản chất chỉ có doanh nghiệp mới hiểu được tình hình hoạt động của chi nhánh công ty mình.

Các biểu mẫu quyết định giải thể chi nhánh

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT quy định về các biểu mẫu sử dụng chung trong doanh nghiệp.

Biểu mẫu giải thể chi nhánh là văn bản nội bộ do doanh nghiệp quy định nhưng cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

– Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm ra quyết định;

– Cơ quan ra quyết định (Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị);

– Nội dung các quyết định được thông qua;

– Thời điểm có hiệu lực của quyết định;

– Chữ ký của Chủ sở hữu, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Mẫu quyết định giải thể hoàn toàn doanh nghiệp chủ động soạn thảo mà không có một mẫu sẵn nào do pháp luật quy định. Ngoài mẫu quyết định chúng tôi còn có các loại công văn khác mới nhất do Ban biên tập của công ty soạn thảo, quý khách có thể liên hệ để tham khảo.

Trên đây là ý kiến tư vấn giải thể chi nhánh công ty của Luật Thiên Mã. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà những thủ tục và quy trình có khác đi đôi chút. Hy vọng chúng tôi có thể giúp được Quý khách hàng trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về các thủ tục cũng như quy trình giải thể bạn có thể liên hệ số hotline để được tư vấn kịp thời, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

– Trưởng –

Nguồn: luatthienma.com.vn