action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Luật lao động về nghỉ việc đối với NSDLD và NLD mới nhất

Bộ luật lao động về nghỉ việc quy định như thế nào hiện nay là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong đó vấn đề về nghỉ việc, thủ tục nghỉ việc cũng như các chế độ quốc lộ trình việc đều được quy định khá chi tiết.

Quy định của pháp luật lao động về nghỉ việc

Theo đó, điều 34 của Bộ luật Lao động 2019 đã quy định các trường hợp chấm dứt lao động cụ thể như sau: 

  • Hết hạn hợp đồng lao động trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
  • Hai bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động bị chết; bị tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
  • Giấy phép lao động bị hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà việc thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động 

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 48, Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người sử dụng lao động sau khi chấm dứt giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì cần có các trách nhiệm sau đây:

  • Hoàn thành các thủ tục, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại các giấy tờ khác nếu còn giữ của người lao động.
  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Các chi phí phát sinh sẽ do người lao động chi trả cho người sử dụng lao động.

Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Theo điều 45, Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật trừ các trường hợp khác được quy định tại các khoản 4,5,6,7,8 điều 34 Bộ luật Lao động 2019. 

Đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt giao kết hợp đồng lao động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động được tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt.

Ngoài ra các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thanh toán đầy đủ các vấn đề phúc lợi cho người lao động

Sau khi giao kết hợp đồng bị chấm dứt, trong thời hạn 14 ngày làm việc thì người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động, trừ một số trường hợp được quy định khác theo pháp luật được kéo dài không quá 30 ngày.

Vấn đề về trợ cấp thôi việc cho người lao động

Bộ Luật lao đông còn quy định một vấn đề cực kỳ quan trọng nữa chính là trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trong một số trường hợp quy định ở khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 điều 34 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động còn phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Theo đó nếu người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên thì tiền trợ cấp thôi việc sẽ được tính trong mỗi năm là một nửa tháng lương.

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc = tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế – ( thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp + thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm).

Vấn đề tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Tính theo tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi cho người lao động thôi việc.

Ngoài ra Chính phủ cũng quy định chi tiết việc thi hành điều này. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Trên đây là một số thông tin Quy định của pháp luật lao động về nghỉ việc cũng như những vấn đề liên quan đến thủ tục nghỉ việc và trợ cấp thôi việc. Người lao động cũng như người sử dụng lao động cần làm rõ vấn đề này để có thể luôn đảm bảo quyền lợi của mình một cách tối ưu khi nghỉ việc cũng như tham gia vào các quan hệ lao động.

Bạn đang xem bài viết “luật lao động về nghỉ việc và những điều người lao động cần biếttại chuyên mụcluật lao động

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7