Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, tạt chất bẩn vào nhà? Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, quấy rối đe dọa qua điện thoại, mạng xã hội? Bi xã hội đen đập phá, hủy hoại tài sản? Cách khất nợ xã hội đen? Đây là trường hợp khá nhiều người gặp phải những không biết phải giải quyết như thế nào. Vậy hôm nay cùng Luật Thiên Mã tìm hiểu những vấn đề xoay quanh phương thức đòi nợ này và nếu người đọc có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ tới tổng đài: 1900.6174 để được tư vấn, giúp đỡ một cách nhanh chóng.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các tình huống liên quan đến việc bị xã hội đen đòi nợ? Gọi ngay 1900.6174
Những cách đòi nợ của xã hội đen
Hầu hết những băng nhóm xã hội đen đều tồn tại trái phép vậy nên những phương thức chúng dùng để đòi nợ cũng trái quy định của pháp luật. Do đó, chúng ta cần làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ? Để trả lời được câu hỏi này, đầu tiên chung ta hãy tìm hiểu về các cách thức đòi nợ.
Các hình thức đòi nợ bao gồm:
Thứ nhất: Thực hiện “nã” điện thoại để đòi nợ
Khi quá thời hạn vay ở ngân hàng, mà bạn vẫn chưa hoàn tất trả đủ cả nợ gốc lẫn lãi thì bạn sẽ bị coi là nợ xấu. Các khoản nợ được chia thành 05 nhóm nợ như sau, cụ thể:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn – khoản vay đã quá hạn dưới 10 ngày
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý – khoản vay đã quá hạn 10 – 90 ngày
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn – khoản vay đã quá hạn 90 – 180 ngày
- Nhóm 4: Nợ có nghi ngờ – khoản vay đã quá hạn 180 – 360 ngày
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn – khoản vay quá hạn trên 360 ngày
Trong nghiệp vụ ngân hàng, các nhân viên sẽ gọi điện nhắc nhở liên tục người vay nếu người đó thuộc trường hợp nợ xấu. Càng thuộc các nhóm nợ cao thì mức độ bị “nã điện thoại” cũng sẽ càng cao hơn.
Bên xã hội đen cũng áp dụng phương thức này. Không chỉ đối với con nợ, bên xã hội đen sẽ nã điện thoại tới tất cả người thân quen của con nợ, dùng những lời lẽ hăm dọa gây ảnh hưởng tới tất cả mọi người xung quanh. Xã hội đen sẽ nã liên tục cho đến khi người vay trả nợ thì thôi, con nợ từ đó thấy xấu hổ và trả tiền
Thứ hai: Đến trực tiếp những nơi con nợ sinh sống, làm việc, học tập…
Khi mà khoản vay đã quá hạn từ 90 ngày trở lên ( nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5), các nhân viên ngân hàng sẽ đến đơn vị, địa chỉ nhà tổ chức, cá nhân bên vay nợ để tiến hành hình thức đòi nợ. Họ sẽ túc trực ở đó nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày cho đến khi bên vay trả nợ hay bên vay cam kết sẽ trả nợ, có ngày giờ cụ thể.
Phương thức này thì sẽ có hiệu quả hơn phương thức đầu tiên
Đối với xã hội đen, nếu cách đầu tiên không có tác dụng thì bọn xã hội đen sẽ chuyển qua cách tiếp theo là đến những nơi như nhà ở, cơ quan, trường học,… để làm phiền. Ngồi chầu trực rồi yêu cầu những người ra vào ở đó nếu có biết con nợ thì hãy kêu con nợ trả tiền. Đối với nhà ở hoặc quán xá kinh doanh, bọn xã hội đen có thể đến đập phá, ném sơn hay giăng bạt yêu cầu con nợ trả tiền.
Thứ ba: Khiến cho con nợ cảm thấy xấu hổ
Cách đòi nợ này đánh trực tiếp vào tâm lý bên vay nhanh và mạnh mẽ nhất.
Khi đó, nhân viên ngân hàng sẽ gửi những thông báo cụ thể về nơi cư trú, làm việc của “con nợ” nhằm mục đích để những người thân quen của con nợ biết. Việc làm này tác động trực tiếp đến tâm lý của người đi vay. Đặc biệt là những người trong cơ quan nhà nước, hay những người người như người nổi tiếng/ người của công chúng. Những người này thường rất coi trọng hình ảnh. Do đó, họ sẽ muốn nhanh chóng hoàn tất thủ tục trả nợ để tránh bị réo tên.
Xã hội đen thì sẽ liên tục “spam” gửi những tin nhắn, thông báo đến cho người thân quen của người đi vay. Chúng muốn người đi vay phải cảm thấy xấu hổ để nhanh chóng trả nợ cho chúng.
Thứ tư: “Quăng” xích khóa xe
Nếu tội phạm trốn thoát, cảnh sát sẽ dùng đến biện pháp giăng lưới để thu giữ xe của hung thủ.
Trong ngân hàng cũng tương tự, nhân viên sẽ cảnh giác và lập tức khóa xe của bên vay lại. Sau đó đợi các bên liên quan đến trả nợ.
Xã hội đen cũng dùng thủ đoạn này, “bám đuôi” xe của con nợ và khóa lại để chờ bên liên quan đến trả nợ.
Hiện nay, khóa xe được coi là cách tiếp cận con nợ dễ dàng nhất, dễ dàng hơn nhiều so với thu giữ các tài sản khác như nhà, đất.
Thứ năm: Hành động xã hội đen
Hành động này là trái với quy định của pháp luật. Chắc chắn các ngân hàng sẽ không dùng biện pháp này. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng, độ uy tín của ngân hàng. Ngân hàng còn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu dùng hình thức này.
Trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi cá nhân là nhân viên ngân hàng lấy chính uy tín của mình mà không liên quan đến ngân hàng cho bên khác vay vốn. Khi bên vay đến hạn trả nợ mà cố tình không trả hoặc không trả được do một vài nguyên nhân thì khi đó, người nhân viên này sẽ thuê xã hội đen hoặc giang hồ để đòi nợ. Tuy nhiên, việc này không được khuyến khích và trái với quy định của pháp luật.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những cách đòi nợ của xã hội đen phổ biến nhất, gọi ngay 1900.6174
Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ? Cách khất nợ xã hội đen?
Đòi nợ kiểu xã hội đen là hành vi trái với quy định của pháp luật. Khi đó, các nhóm côn đồ thường có các các hành vi đe dọa, quấy rối bên vay. Các đối tượng này sẽ đòi nợ liên tục thông qua mạng xã hội, điện thoại, tin nhắn, đến gặp trực tiếp bên vay hoặc có những hành động như đạp phá, hủy hoại tài sản của bên vay. Vậy phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ thông qua mạng xã hội điện thoại, tin nhắn? Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ đến gặp trực tiếp, đập phá đồ đạc, hủy hoại tài sản? Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, tạt chất bẩn vào nhà? Cách giải quyết chi tiết đối với từng trường hợp cụ thể sau đây:
Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ thông qua mạng xã hội, điện thoại, tin nhắn?
Chị Hoa có vấn đề cần giải đáp do vay nợ bên xã hội đen:
“ Xin chào luật sư, tôi có chót dại vay tiền của một nhóm xã hội đen. Từ đó đến nay tôi luôn bị gọi điện nhắc nhở, làm phiền yêu cầu trả tiền và không chỉ tôi mà cả người thân của tôi cũng bị họ gọi điện, nhắn tin làm phiền. Có ngày họ gọi cho tôi đến 20 cuộc gọi. Không chỉ vậy họ còn lập vô số tài khoản ảo vào bình luận ở trang mạng xã hội của tôi và cả những người có tương tác với tôi nữa. Việc này ảnh hưởng đến đời sống cá nhân làm tôi không thể chuyên tâm làm việc, xin luật sư đưa ra lời khuyên tôi phải làm gì trong trường hợp này”
Luật sư xin đưa ra lời khuyên cho chị như sau:
Theo quy định của pháp luật, những biện pháp như lập tài khoản ảo bình luận vào trang cá nhân trên mạng xã hội, khủng bố tin nhắn, điện thoại với những người không có nghĩa vụ trả nợ và nhắc nợ quá 5 lần 1 ngày là trái pháp luật. Các đối tượng này đã có hành vi gọi điện, nhắn tin khủng bố, quấy rối vi phạm Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Như vậy, đối với trường hợp của chị, điều chị cần làm là:
Bước 1: Tìm hiểu thu thập thông tin và bằng chứng chứng minh hành vi quấy rối, đe dọa của đối tượng
– Thu thập thông tin về đối tượng xã hội đen: Họ tên, tuổi, địa chỉ nơi ở, thân nhân…
– Thu thập bằng chứng chứng minh việc đe dọa, quấy rối: ảnh, ghi âm, video, cuộc gọi, người làm chứng…
– Tìm cách ngăn chặn đối tượng đe dọa bản thân mình: Chặn số điện thoại, chặn mạng xã hội… làm cho đối tượng bắt buộc phải lộ diện ra mặt.
Bước 2: Liên hệ với tổ chức hành nghề thừa phát lại để lập vi bằng
Tổ chức hành nghề thừa phát lại để lập vi bằng là tổ chức hành nghề ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật và lập theo yêu cầu cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật. Các hành vi này được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
Bạn hãy liên lạc với tổ chức này để tạo lập, thu thập chứng minh củng cố chứng cứ của mình.
Bước 3: Trình báo cơ quan thẩm quyền
Sau khi thu thập xong các bằng chứng, bạn hãy đến các cơ quan có thẩm quyền để nộp và giải quyết. Sau đó, các cơ quan này sẽ xác minh, có cơ sở điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nếu các bằng chứng của bạn đủ thuyết phục, các cơ quan xác minh được hành vi sai phạm của các đối tượng xã hội đen. Khi đó các đối tượng này sẽ bị xử lý. Nhẹ thì bị nhắc nhở, nặng hơn thì xử phạt hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>> Xem thêm: Bị đòi nợ qua điện thoại?
Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, xuất hiện tiếp xúc trực tiếp với bản thân và gia đình?
Anh Nam (Cao Bằng) cần được giúp đỡ khi bị xã hội đen đòi nợ:
“Thưa luật sư, chuyện là em trai tôi đi vay tiền của một nhóm xã hội đen để ăn chơi. Gia đình không hề biết chuyện cho đến khi lãi đã cao ngất ngưởng. Sau đó, em ấy đã bỏ trốn và không ai biết đang ở đâu. Cách đây vài ngày, một nhóm côn đồ đã đến trực tiếp nhà chúng tôi đòi nợ, chúng dùng những lời lẽ khiếm nhã, đe dọa gia đình chúng tôi. Chúng còn đến cơ quan tôi làm việc để đe dọa, yêu cầu trả nợ.
Mọi người trong gia đình rất sợ hãi và lo lắng. Vậy tôi phải làm sao bây giờ khi tôi và gia đình đang bị xã hội đen đòi nợ như vậy?”
Trả lời:
Luật sư xin đưa ra lời khuyên cho chị như sau:
Xã hội đen có hành vi đến gia đình, cơ quan làm việc anh gây rối, làm ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của mọi người là hành vi gây rối trật tự công cộng. Đối với hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, người có hành vi gây rối trật tự công cộng còn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo điều 318 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Như vậy, đối với trường hợp của anh, điều anh cần làm là:
Bước 1: Thu thập bằng chứng chứng minh việc bị đe dọa
Thật bình tĩnh thu thập bằng chứng chứng minh bản thân và gia đình bị đe dọa: Ghi âm, quay video, chụp hình lại những đối tượng đó.
Bước 2: Gọi điện đến cơ quan công an gần nhất
Gọi điện ngay cho cơ quan công an gần nhất để họ có thể nhanh chóng đến giải quyết kịp thời, bảo vệ bạn và gia đình trước nhóm côn đồ này.
Bạn có thể gọi điện đến 113, cảnh sát trật tự để thông báo về tình hình hiện tại.
Bước 3: Cố gắng hô hoán kêu cứu những người bên cạnh
Cố gắng la lớn, hô hoán, cầu cứu những người xung quanh rằng mình đang bị đe dọa, đánh đập để mọi người biết và hỗ trợ gia đình bạn.
Bước 4: Trình báo cơ quan thẩm quyền
Sau sự việc, bạn hãy làm chụp hình, quay video lại làm bằng chứng những hậu quả do nhóm côn đồ gây ra. Tường trình sự việc, tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý nhóm đối tượng.
>>>Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ? Gọi ngay 1900.6174
Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, tạt chất bẩn vào nhà?
Chị Mỹ (Thanh Hóa) cần được các luật sư giúp đỡ, tư vấn:
“ Xin chào Luật sư, Chồng tôi chơi cờ bạc thua tới 500 triệu nhưng không bỏ được, lại tiếp tục vay tiền xã hội đen để đánh bạc. Lúc này cả tôi và gia đình đều không biết anh ấy ở đâu, cũng không ai liên lạc được với anh ấy. Cách đây một tuần, một nhóm xã hội đen đến nhà tôi đòi nợ và gây náo loạn nhà tôi. Chúng xông vào nhà ném trứng thối và mắm tôm, sơn bẩn vào nhà. Điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình tôi.
Vậy theo luật sư, tôi phải làm gì để ngăn chặn các hành động này của nhóm côn đồ?”
Xin chào chị, chúng tôi xin đưa ra những giải pháp như sau:
Việc ném trứng thối và mắm tôm, sơn bẩn vào nhà người khác sẽ làm bẩn và gây mất vệ sinh chung. Trong đó, để xử lý hành vi gây mất vệ sinh chung tại nhà ở, cơ quan, nơi làm việc… tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cụ thể:
Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với một trong những hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu.
Như vậy, nếu bị tạt chất bẩn vào nhà, việc chị cần làm cơ bản sẽ giống như ở trên.
Đầu tiên chị cần làm là phải thật bình tĩnh. Sau đó chị hãy quay video và thu thập bằng chứng về những hành vi ném chất bẩn của nhóm xã hội đen lại, đem trình báo lên các cơ quan chức năng. Tùy theo mức độ vi phạm, tòa án sẽ đưa ra hình phạt thích đáng nhất theo pháp luật.
>>> Xem thêm: Vay tiền không trả phạm tội gì?
Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, hủy hoại tài sản của gia đình?
Anh Thành (Ninh Bình) có vay xã hội đen và cần được các luật sư đưa lời khuyên:
“Tôi đang cần gấp một khoản tiền 100 triệu đồng để hỗ trợ việc kinh doanh, nên chấp nhận việc vay lãi cao. Nhưng việc kinh doanh không như dự tính vậy nên tôi đã không đủ khả năng trả số tiền lãi. Bên cho vay đã cho một nhóm người xã hội đen đến khủng bố, đe dọa ép tôi trả tiền.
Họ còn mang theo vũ khí, đe dọa đập chiếc xe ô tô trị giá 100 triệu của gia đình tôi nếu không trả trong tuần. Khoảng 1 tuần tôi vẫn chưa trả tiền nên họ đã kéo người đến đập phá nhà cửa cũng như chiếc xe của tôi. Chiếc xe bị hư hỏng năng, đồ đạc trong nhà cũng không được nguyên vẹn. Xin luật sư cho tôi xin lời khuyên trong trường hợp này”
Chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi và xin đưa ra tư vấn như sau:
Đối với trường hợp của anh, nhóm người trên đã có hành vi phá hoại tài sản, gây thiệt hại tổn thất và làm ảnh hưởng đến tâm lý gia đình anh. Nhóm côn đồ này có thể bị phạt hành chính từu 2 triêu đồng – 5 triệu đồng, đền bù những tổn thất hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 02 – 07 năm căn cứ khoản 2 điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Như vậy, cũng tương tự như ở trên, trường hợp của bạn, chắc chắn nhóm xã hội đen đã có hành vi gây rối trật tự công cộng. Việc bạn cần làm là thu thập các minh chứng, chứng minh việc bị đe dọa, phá hoại tài sản cũng như hợp đồng về việc mua các tài sản bị hủy hoại đó (nếu có). Sau đó bạn nên trình báo lên cơ quan.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các xư lí khi bị xã hội đen đòi nợ, gọi ngay 1900.6174
Vay tiền hộ bị xã hội đen đòi nợ thì làm thế nào?
Anh Thành (Quảng Ninh) có vấn đề cần giúp đỡ:
“Thưa luật sư, bạn tôi muốn vay 80 triệu để kinh doanh. Vì cần tiền gấp và không muốn làm thủ tục giấy tờ rườm rà nên tôi đã chủ động giới thiệu cho bạn vay tiền theo kiểu xã hội đen, lãi suất mỗi tháng 3 triệu.Người bạn đó nhờ tôi đứng ra vay hộ và hứa sẽ đưa tiền đầy đủ để tôi trả nợ. Vì tin tưởng nên tôi giúp đỡ mà không do dự.
Nhưng khi lấy số tiền vay thì bạn tôi đã cao chạy xa bay mà không hề hay biết. Đến nay đã 3 tháng mà tôi chưa nhận được tiền để trả nợ, bọn xã hội đen liên tục gọi điện chửi bới, đe dọa buộc tôi phải trả lại tiền. Giờ tôi rất khó khăn, không biết giờ tôi phải giải quyết như nào? Tôi có phải chịu trách nhiệm trả nợ với khoản nợ kia không?”
Luật sư xin đưa ra giải pháp như sau:
Căn cứ theo điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Sau khi giao dịch hoàn tất, một hợp đồng cho vay được ký kết giữa hai bên, bên cho vay và bên đi vay. Khi đến thời điểm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, người đi vay phải hoàn trả khoản vay cho người cho vay với mức lãi suất chính xác.
Tuy nhiên, người bạn thân đã nhờ anh thực hiện việc vay tiền hộ và người đó giờ đã bỏ trốn, thì anh phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bạn không phải là người bảo lãnh cho khoản vay đó, thì bạn không bắt buộc phải trả số tiền đó và bạn cũng không có trách nhiệm trả số tiền đó.
Nếu người bạn thân vẫn chưa trả hết nợ mặc dù đã quá hạn thì anh có quyền nộp đơn ra tòa để được thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp bên vay tiền có hành vi bỏ trốn với mục đích chiếm đoạt tài sản thì căn cứ theo khoản 2 điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
“ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tái phạm nguy hiểm.”
Có thể thấy nếu tài sản mà bạn của bạn chiếm đoạt có trị giá 80 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi vi phạm trên.
Ngoài ra, hành vi mắng chửi, lăng mạ của nhóm xã hội đen có thể bị xử phạt với tội danh làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là 5 năm.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về việc vay tiền hộ bị xã hội đen đòi nợ, gọi ngay 1900.6174
Bị xã hội đen bắt viết giấy nợ thì phải làm gì?
Chị Hòa (Nam Định) có vấn đề cần các luật sư giải đáp:
“ Xin chào luật sư, một người họ hàng có nhờ tôi đứng ra vay tiền cho để đi xuất khẩu lao động và khi qua xuất khẩu lao động thì sẽ gửi tiền đều về để tôi trả lãi hàng tháng. Vài tháng đầu họ có gửi tiền để tôi đóng đủ nhưng gần đây tôi không liên lạc được với họ và đã 2 tháng tôi không đóng tiền lãi. Bên cho vay đã thuê xã hội đen đến đòi nợ, khủng bố tôi. Họ đã bắt tôi ký giấy nợ. Cho hỏi hành vi trên có phải là hợp pháp hay không? Cụ thể như thế nào?”
Chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi và xin đưa ra tư vấn như sau:
Khi bị yêu cầu bắt viết giấy ký nợ trái ý muốn của mình và bên kia có hành vi đe dọa đến bạn thì hãy bình tĩnh, nếu có thể hãy ghi lại làm bằng chứng tố cáo, kiện nhóm xã hội đen đó ra tòa để giải quyết vụ việc.
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau nộp đến cơ quan chức năng để được giải quyết.
– Đơn trình báo vụ việc cho cơ quan chức năng
– Các bằng chứng, chứng cứ kèm theo để cơ quan chức năng xác minh chính xác là có hành vi đó xảy ra
Nhóm xã hội đen thường đe dọa dùng vũ lực, đe dọa tinh thần hoặc thậm chí dùng vũ lực để ép người khác ký giấy vay nợ đó dùng giấy tờ này để đòi nợ và chiếm đoạt tiền. Hành vi này cũng là hành vi khách quan trong việc cấu thành nên Tội cưỡng đoạt tài sản. Căn cứ theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015:
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với trường hợp của chị, nhóm côn đồ này có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực để uy hiếp, ép chị viết giấy nợ là hành vi bất hợp pháp. Hành vi này nhằm thực hiện việc chiếm đoạt có thể bị truy tố hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản và có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về việc bị xã hội đen bắt viết giấy nợ thì phải làm sao? gọi ngay 1900.6174
Thuê xã hội đen đòi nợ bị xử lý như thế nào?
Anh Hùng (Hải Phòng) có vấn đề cần được tư vấn như sau:
“Năm 2022, tôi có cho một người bạn là Anh C vay một khoản tiền là 200tr, chúng tôi kí giấy vay theo đúng thỏa thuận vào ngày 5/4/2022.
Đến gần hạn trả nợ, tôi đã nhắc trước và anh C trả lời chưa có tiền để trả. Thấy hoàn cảnh như vậy tôi cũng không dám đòi nữa. Nhưng ngay sau đó vài ngày tôi có thấy anh C đăng những hình ảnh đi du lịch và mua nhiều đồ đắt tiền lên mạng xã hội khi đó tôi mới biết anh C hoàn toàn có khả năng trả nợ nhưng không muốn trả nợ cho tôi. Nay đã đến hạn trả nợ nhưng anh ta vẫn liên tục quanh co, từ chối trả nợ cho tôi.
Cảm thấy không được tôn trọng, tôi quyết định thuê xã hội đen đòi nợ thuê. Họ đã đến nhà, gây sức ép lên anh C buộc anh phải trả nợ. Tuy vậy, anh ta vẫn không trả và dọa báo công an về việc tôi đã thuê giang hồ đến đòi nợ.
Xin hỏi luật sư liệu hành vi của tôi có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có mức phạt cụ thể là thế nào? ”
Chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi và xin đưa ra tư vấn như sau:
Đòi nợ bằng cách thuê xã hội đen là hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, đòi nợ bằng cách thuê xã hội đen sẽ có thể cơ cấu thành một số tội và bị xử lý, cụ thể như sau:
– Tội đe dọa giết người: Có thể bị cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 07 năm
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác (Điều 134): Khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
– Tội làm nhục người khác: Khung hình phạt cao nhất có thể đến 05 năm (Điều 155).
– Tội cướp tài sản: Khung hình phạt cao nhất là tù chung thân (Điều 168).
– Tội cưỡng đoạt tài sản: Khung hình phạt cao nhất là có thể ngồi tù đến 20 năm (Điều 170).
Như vậy, việc anh Hùng sử dụng các nhân sự không phải là luật sư, không có chuyên môn pháp lý, để thực hiện hành vi đòi nợ theo kiểu “xã hội đen”, có tính chất khủng bố tinh thần, cưỡng đoạt tài sản sẽ không thể coi là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư. Với hành vi này anh Hùng có thể bị quy vào tội cưỡng đoạt tài với mức hình phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về việc thuê xã hội đen đòi nợ thì phạm tội gì? Gọi ngay 1900.6174
Phòng vệ thế nào khi bị nhóm đòi nợ thuê đe dọa?
Khi bị các nhóm đòi nợ thuê đe dọa, bạn phải có những biện pháp phòng vệ để bảo vệ an toàn cho chính bản thân và gia đình. Cụ thể như sau:
– Khi gặp mặt, tiếp xúc với nhóm đòi nợ, bạn cần quay lại minh chứng, ghi âm, quay lại video hình ảnh. Nếu được hãy mời một người thứ 3 làm chứng như tổ trưởng hoặc hàng xóm
– Yêu cầu xuất trình giấy tờ ủy quyền được công chứng chứng thực: Bạn chỉ làm việc với chủ nợ hoặc làm việc với người có giấy ủy quyền được công chứng chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu các đối tượng không xuất trình được giấy tờ yêu cầu, bạn hoàn toàn có quyền từ chối làm việc với họ.
– Không nên cho các đối tượng vào nhà làm việc: Việc này để tránh trường hợp các đối tượng có thể tấn công, ép bạn viết giấy nhận nợ hoặc có thể tấn công, đập phá đồ đạc, tài sản gia đình bạn. Khi bạn ở ngoài, bạn có thể dễ dàng hô hoán, cầu cứu người dân, hàng xóm, người đi đường nếu nhóm đối tượng có các hành vi manh động.
– Chú ý, quan sát hành vi: Tập trung, để ý tới các hành vi của đối tượng để có các biện pháp xử lý kịp thời. Các nhóm đối tượng có thể có các hành vi bất thường như: Mắt nhìn đảo liên tục, thường xuyên tay đút vào túi quần… Nếu thấy nhóm đối tượng có hành vi khả nghi, cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất. Tuyệt đối bạn không nên dùng các lời nói, cử trỉ mang tính kích động các đối tượng.
– Nếu không may bạn bị tấn công, uy hiếp, cưỡng chế để cưỡng đoạt tài sản: Trình báo ngay cơ quan gần nhất, đi giám định thương tích để có căn cứ xử lý, giải quyết.
>>>Luật sư tư vấn về cách phòng vệ khi bị nhóm đòi nợ đe dọa, gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn kịp thời
Trên đây là những thông tin về làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ chúng tôi đưa ra để giải đáp thắc mắc. Nếu bạn đọc gặp khó khăn, cần tư vấn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline Luật Thiên Mã là 1900.6174 để nhận được tư vấn chính xác, nhanh chóng và cụ thể.