action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Kiện lấn chiếm đất cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Copy

Kiện lấn chiếm đất cần chuẩn bị hồ sơ gì? Việc lấn chiếm đất được hiểu là gì? Khi phát hiện ra có hành vi lấn chiếm đất thì việc đầu tiên cần phải làm là gì? Đây là những câu hỏi thắc mắc của đa số người dân. Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Luật Thiên Mã giải đáp ngay sau đây. Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp miễn phí.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thủ tục kiện lấn chiếm đất như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Lấn chiếm đất là gì?

Thứ nhất, lấn chiếm đất đai được xem là một trong những hành vi bị cấm theo như quy định tại khoản 1, điều 12 của Luật Đất đai 2013.

Giải thích và định nghĩa về các hành vi lấn chiếm đất đai được thể hiện cụ thể tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

  • Lấn đất là việc mà một người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất đó để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép thực hiện việc này.
  • Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp được nêu sau đây:
  • Tự ý sử dụng đất mà không được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác mà không được những chủ thể đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng tiếp (trừ trường hợp các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp đó);
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục về việc giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật.

don-to-kien-lan-chiem-dat

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thì hành vi lấn, chiếm đất đai được hiểu là hành vi cố tình làm dịch chuyển mốc giới, ranh giới thửa đất sang phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của những người khác. Nhằm mở rộng diện tích đất và tự ý sử dụng khi chưa được chủ sử dụng đất cho phép.

>>> Xem thêm: Đòi lại đất sau 30 năm có được không? Giải đáp nhanh chóng nhất

Kiện lấn chiếm đất cần hồ sơ gì?

 

Chào luật sư! Tôi tên là Phượng, đang sống ở Hà Nội.
Gần nhà tôi có một  khu đất trống, được quy hoạch để làm khu sinh hoạt văn hoá thiếu nhi. Thế nhưng, một người trong khu phố của tôi, trong quá trình xây nhà đã cố tình lấn chiếm một phần lên miếng đất đó. Các hộ dân trong khu phố của tôi đồng lòng làm hồ sơ kiện người này về hành vi lấn chiếm đất để bảo vệ quyền lợi cho tất cả người dân trong khu.
Vậy luật sư cho tôi hỏi kiện lấn chiếm đất cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

 

Tổng đài đã nhận được câu hỏi của chị, rất cảm ơn chị vì đã luôn tin tưởng và ủng hộ Luật Thiên Mã. Sau đây chúng tôi xin cung cấp đến chị các thông tin pháp luật mới nhất về việc chuẩn bị hồ sơ để kiện lấn chiếm đất, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với trường hợp đất đã có Sổ đỏ:

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

– Đơn khởi kiện theo mẫu quy định;

– Các loại giấy tờ chứng minh để quyền sử dụng đất;

– Biên bản hòa giải có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã và đã có chữ ký của các bên tranh chấp.

– Giấy tờ của người tiến hành khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân hoặc là Thẻ căn cước công dân.

– Các giấy tờ chứng minh khác theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện (ví dụ như là các văn bản đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính…)

Thứ hai, trường hợp đất chưa có Sổ đỏ:

Trường hợp đất không có Sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, có thể lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau đây:

  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất bị lấn chiếm.
  • Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết việc lấn, chiếm đất này.

Theo đó, trường hợp giải quyết tại các Ủy ban nhân dân, thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại các Tòa án nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thủ tục kiện lấn chiếm đất như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Kiện lấn chiếm đất cần làm theo trình tự, thủ tục nào? 

 

Chào luật sư! Tôi tên An đến từ Long An muốn nhờ luật sư tư vấn vấn đề như sau:
Tôi có một người bạn thân tên Ngọc, tôi được Ngọc giới thiệu mua một mảnh đất cạnh nhà Ngọc trước khi tôi đi sang nước ngoài sinh sống. Đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi. Nhưng khi tôi quay về thì thấy gia đình Ngọc đã xây hàng rào từ bao giờ và lấn sang đất của tôi khoảng 3m.
Tôi có hỏi thì bạn tôi tránh né và không chịu trả lời. Nay tôi muốn kiện Ngọc vì hành vi lấn chiếm đất này. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trình tự, thủ tục kiện lấn chiếm đất sẽ được tiến hành theo các bước nào?

 

Tổng đài đã nhận được câu hỏi của chị, rất vui vì chị đã luôn tin tưởng và ủng hộ Luật Thiên Mã. Sau đây chúng tôi xin đưa ra câu trả lời về vấn đề mà bạn thắc mắc như sau.

 

Thủ tục hòa giải tại cơ sở

Căn cứ theo khoản 3, 4 Điều 202 của Luật Đất Đai 2013 quy định cụ thể như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm trong việc tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương của mình; trong quá trình tổ chức thực hiện thì cần phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác có liên quan.

  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã sẽ được thực hiện trong thời hạn là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai.
  • Việc hòa giải cần phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc là hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản hòa giải phải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Như vậy, trước hết các bên cần phải tiến hành hòa giải theo đúng quy định. Sau khi hòa giải không thành thì người bị lấn chiếm mới cần tiến hành thủ tục khởi kiện ra Tòa án theo quy định.

>>> Thủ tục hòa giải tại cơ sở như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm

Để buộc những người lấn chiếm trả lại đất, người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp, cụ thể các bước như sau:

can-kien-lan-chiem-dat

  • Nộp hồ sơ khởi kiện đến các Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu cho phép mà pháp luật đã quy định
  • Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí khi hồ sơ đã hợp lệ và đầy đủ
  • Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí rồi nộp lại biên lai cho Tòa án
  • Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý và tiến hành thủ tục cần thiết để giải quyết vụ việc này.

>>> Xem thêm: Thu hồi đất nông nghiệp trong trường hợp nào? Tư vấn chi tiết nhất

Mẫu đơn kiện lấn chiếm đất

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….,Ngày…..tháng….năm….

ĐƠN KHỞI KIỆN

( Về hành vi lấn chiếm đất đai)

 

Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

Người khởi kiện: ………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………… (nếu có)

Người bị kiện: ……………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có): ……………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có): …………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: …………………………………….

……………………………………………………………………………………………..

Vậy nay tôi làm đơn này kính xin………………..xử lý hành vi lấn chiếm đất của ông (bà) ……………… để trả lại cho tôi đủ thửa đất………. như Nhà nước đã công nhận  quyền sử dụng đất hợp pháp cho tôi.

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:…………

1………………………………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………

 

Người khởi kiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

>>> Liên hệ luật sư lấy mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai mới nhất? Gọi ngay: 1900.6174

Mức xử phạt hành chính với hành vi lấn chiếm đất đai

 

Chào luật sư, năm ngoái tôi tên là Khánh
Năm ngoái tôi có mua một mảnh đất để dự định năm nay xây nhà. Tuy nhiên, gần đây tôi có đi xem lại mảnh đất của mình thì phát hiện nhà bên cạnh đã xây hàng rào lấn vào phần đất của tôi khoảng 2m. Vậy luật sư cho tôi hỏi hành vi này có bị xử phạt không?
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tổng đài đã nhận được câu hỏi của anh, rất vui vì anh đã luôn tin tưởng và ủng hộ Luật Thiên Mã. Sau đây chúng tôi xin cung cấp đến anh các thông tin pháp luật mới nhất về quy định mức xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất đai, cụ thể như sau: 

Nếu như các cá nhân, tổ chức nào mà thực hiện một trong các hành vi trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này căn cứ dựa theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt, cụ thể như sau:
  •  Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 ha cho đến dưới 0,1 ha;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 ha cho đến dưới 0,5 ha;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 ha cho đến dưới 01 ha;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 70.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên.
  • Đối với trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp mà không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt, cụ thể như sau:
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 ha cho đến dưới 0,1 ha;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 ha cho đến dưới 0,5 ha;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 ha cho đến dưới 01 ha;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 120.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên.
  • Đối với các trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 ha;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 7.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 ha cho đến dưới 0,05 ha;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 ha cho đến dưới 0,1 ha;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng –  40.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 ha cho đến dưới 0,5 ha;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 60.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 ha cho đến dưới 01 ha;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng – 150.000.000 đồng đối với phần diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên.
  • Đối với trường hợp mà lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 6 của Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt sẽ như sau:
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng –  20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng –  40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 ha cho đến dưới 0,1 ha;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng –  100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 ha cho đến dưới 0,5 ha;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng –  200.000.000 đồng nếu phần diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 ha cho đến dưới 01 ha;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng –  500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên.
  • Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại các khu vực đô thị thì mức xử phạt sẽ bằng 02 lần mức xử phạt đối đối với các loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này và mức phạt tối đa không được quá 500.000.000 đồng đối với các cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với các tổ chức.
  • Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn của công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức theo như quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo như quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản để làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; trong các lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và một số lĩnh vực chuyên ngành khác.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1 đến 5 của Điều này và buộc phải trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp được quy định tại các điểm b và điểm c của khoản này;
  • Buộc đăng ký đất đai theo như quy định đối với các trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo như quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • Buộc thực hiện tiếp các thủ tục về việc giao đất, thuê đất theo đúng như quy định đối với các trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 đến 5 của Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Theo đó, căn cứ vào từng loại đất cụ thể khác nhau cũng như diện tích đối với hành vi lấn,chiếm để đối chiếu với mức xử phạt nêu trên.

>>> Mức xử phạt hành chính với hành vi lấn chiếm đất đai? Gọi ngay: 1900.6174

Xử phạt hình sự với hành vi lấn chiếm đất đai

Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi lấn, chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Điều 228 của Bộ luật Hình sự 2015 ( được sửa đổi, bổ sung 2017):

  • Người nào có hành vi lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về việc quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vẫn còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ cho đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng cho đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm cho đến 07 năm:
  • Phạm tội có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Hành vi tái phạm nguy hiểm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, theo như quy định vừa nêu trên thì hành vi lấn, chiếm đất công nếu ở mức độ vi phạm nặng thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

dat-kien-lan-chiem-dat

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thủ tục kiện lấn chiếm đất như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin về “Kiện lấn chiếm đất” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định pháp luật về việc xử lý các hành vi lấn chiếm đất đai, mức xử phạt hành chính và hình sự đối với hành vi vi phạm này, v.v…

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc. 

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7