action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Giám đốc thẩm là gì? Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là gì? Có đặc điểm gì? Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm có những nội dung nào? Ai có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?….Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến giám đốc thẩm của bạn đọc Luật Thiên Mã.

Do đó, ở bài viết này đội ngũ luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp những thông tin chính xác nhất để giúp bạn đọc có thể giải quyết được các thắc mắc trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào muốn đặt ra cho Luật Thiên Mã, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6174 để được giải đáp!

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Giám đốc thẩm là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Giám đốc thẩm là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi quyết định được đưa ra trong bản án không phù hợp với các yếu tố khách quan của vụ án, có những vi phạm nghiêm trọng đối với quy trình tố tụng hoặc trong việc thực thi pháp luật dẫn đến bản án, quyết định sai.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản giám đốc thẩm là một thủ tục lật lại một bản án đã được tòa án đưa ra để xem xét và xác minh lại toàn bộ vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và cơ quan có quyền và nghĩa vụ liên quan.

giam-doc-tham-la-gi-1

>>>Giám đốc thẩm là gì? Liên hệ chuyên viên tư vấn giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Đặc điểm giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt và có những đặc điểm cụ thể như sau:

  • Là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó.
  • Thủ tục giám đốc thẩm liên quan đến các bản án và quyết định có hiệu lực pháp lý mà phát hiện không đúng với bản chất sự việc hay có những vi phạm, sai lầm nghiêm trọng về pháp luật gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của đương sự; về nguyên tắc, các quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ được thực hiện theo thủ tục thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bản án có hiệu lực pháp lý nhưng lại không phù hợp với bản chất vụ việc của pháp luật; nếu thi hành thì sẽ gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền và chỉ những người theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 mới có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
  • Không mở công khai và bắt buộc có sự tham gia của Viện Kiểm sát (Khoản 1 Điều 388 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015); nếu được Tòa án triệu tập, người có quyền và lợi ích hợp pháp sẽ được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.

>>>Giám đốc thẩm có đặc điểm gì? Luật sư tư vấn giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục đề nghị xem xét bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật

Để đảm bảo quá trình giám đốc thẩm được diễn ra thuận lợi và phù hợp với quy định của pháp luật cần tuân theo các thủ tục sau:

Bước 1: Nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm đến cơ quan có thẩm quyền

  • Đương sự nộp trực tiếp nộp đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm kèm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc tài liệu, chứng cứ chứng minh cho những yêu cầu đến Tòa án, Viện Kiểm sát có thẩm quyền.
  • Đương sự gửi qua bưu chính đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm kèm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc tài liệu, chứng cứ chứng minh cho những yêu cầu đến Tòa án, Viện Kiểm sát có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận đơn đề nghị

Tòa án, Viện kiểm sát tiếp nhận đơn đề nghị và ghi vào sổ nhận đơn và cho đương sự giấy xác nhận. 

Bước 3: Tòa án, Viện kiểm sát kiểm sát kiểm tra và xử lý đơn đề nghị. 

  • Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện: Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, nếu người gửi đơn không sửa đổi trong thời hạn này, Tòa án, Viện kiểm sát sẽ trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do của đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
  • Trường hợp hồ đơn đã đầy đủ, hợp lệ, người có thẩm quyền kháng nghị được giám đốc thẩm giao nhiệm vụ nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án và báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét và quyết định; nếu không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự có văn bản thông báo, kiến nghị.

Như vậy, khi tiến hành xem xét lại các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp lý, cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

giam-doc-tham-la-gi-2

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục xem xét bản án có hiệu lực pháp luật. Gọi ngay: 1900.6174

Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày….tháng…năm

ĐƠN ĐỀ NGHỊ 

XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Đối với Bản án (Quyết định) 1) số… ngày… tháng… năm…
của Tòa án nhân dân………………….

Kính gửi:(2)………………………………………………………………..

Họ tên người đề nghị:(3)…………………………………………………………………….. 

Địa chỉ:(4)………………………………………………………………………………………….. 

Là:(5) …………………………………trong vụ án về……………………………………………….

Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân………….. đã có hiệu lực pháp luật.

Lý do đề nghị:(7)………………………………………………………………………………… 

Yêu cầu của người đề nghị:(8)…………………………………………………………… 

………………………………………………………………………………………………………… 

Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)

  1. Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………………
  2. …………………………………………………………………………………………………..

                                                                NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)

 

Như vậy, khi có yêu cầu xem xét thủ tục giám đốc thẩm, đương sựu có thể tham khảo mẫu trên để tiết kiệm thời gian, tránh sai sót khi nộp đơn.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục thay đổi giám đốc chi nhánh

Ai có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?

Căn cứ quy định tại Điều 374 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bao gồm:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án khác) trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương (bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực).
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ)

Như vậy, thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là các Chánh án của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân cấp có thẩm quyền.

giam-doc-tham-la-gi-3

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Gọi ngay: 1900.6174

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự

Để giúp đương sự viết đúng, đầy đủ và chính xác đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm, dưới đây là một số hướng dẫn và lưu ý, cụ thể:

Đối với thông tin cơ bản:

  • Ghi đầy đủ, chính xác thời gian làm đơn đề nghị (ngày, tháng, năm), thông tin cá nhân của người đề nghị (tên, địa chỉ..), thông tin về bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
  • Ghi rõ lý do đề nghị, các căn cứ được quy định tại Điều 326 BLTTDS 2015 yêu cầu của người đề nghị.
  • Xác nhận vào đơn đề nghị, ký tên hoặc điểm chỉ, đóng dấu vào phần cuối đơn.

Đối với hồ sơ kèm theo: Bản án, tài liệu và chứng cứ (nếu có) để chứng minh rằng những yêu cầu là hợp pháp.

Như vậy, khi thực hiện chuẩn bị đơn đề nghị xem xét, đương sự cần lưu ý các điều trên để việc xác nhận, kiểm tra đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

>>>Xem thêm: Thời hạn điều tra vụ án hình sự – Thời hạn phục hồi, gia hạn điều tra

Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Luật Thiên Mã về chủ đề giám đốc thẩm là gì. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin và muốn được hỗ trợ ngay lập tức, bạn đọc có thể gọi ngay đến số hotline 1900 6174 để nhận được hỗ trợ nhanh chóng.

Chúng tôi đã cung cấp thông tin pháp lý rất hữu ích về các quy định mới nhất trong bài viết trên để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn giám đốc thẩm. Trong suốt cuộc sống của bạn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 6174 nếu bạn cần sự hỗ trợ và hỗ trợ pháp lý toàn diện liên quan đến các dịch vụ tư vấn. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn và hỗ trợ các bạn nhanh chóng và tận tình!

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7