action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Văn bản dưới luật là gì? Văn bản luật và văn bản dưới luật có gì khác nhau?

Văn bản dưới luật là gì? Hiện nay, văn bản dưới luật bao gồm những loại văn bản nào? Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về văn bản dưới luật. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ!

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Văn bản dưới luật là gì? Gọi ngay 1900.6174

Văn bản dưới luật là gì?

Văn bản dưới luật là tên gọi chung của các loại văn bản có chứa quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương và địa phương, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định trong luật hay là để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân mình được quy định trong Hiến pháp, Luật. Các văn bản dưới luật thì không được trái với các quy định trong Hiến pháp và các văn bản Luật. 

>>>Văn bản dưới luật là gì? Liên hệ chuyên viên tư vấn giải đáp miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Văn bản dưới luật tiếng anh là gì?

Tên tiếng anh của văn bản dưới luật được gọi là Sub-law documents.

van-ban-duoi-luat-la-gi-1

>>>Văn bản dưới luật là gì trong tiếng anh? Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Văn bản dưới luật gồm những văn bản nào?

Hiện nay, văn bản dưới luật gồm có những văn bản sau đây: pháp lệnh, nghị quyết, sắc lệnh, nghị định, quyết định, thông tư. Trong đó:

  • Pháp lệnh

Pháp lệnh chính là văn bản dưới luật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành và quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

Pháp lệnh thường quy định và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản tuy nhiên vẫn chưa được văn bản luật quy định một cách cụ thể, chi tiết hoặc chưa được Quốc hội quy định. Pháp lệnh sau khi ban hành một thời gian có thể được xem xét để trở thành văn bản Luật.

Về giá trị pháp lý, văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý dưới Hiến pháp và dưới các văn bản Luật. Khi ban hành, Pháp lệnh phải được quá nửa tổng số của thành viên Ban thường vụ Quốc hội đồng ý và có hiệu lực khi được Chủ tịch nước ký lệnh công bố. (Trước 15 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua).

  • Nghị quyết:

Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật dùng để quyết định những nội dung cơ bản được sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội, và ban hành sau khi đã được bàn bạc, biểu quyết thông qua theo đa số của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Nghị quyết là văn bản được ban hành bởi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,…

  • Sắc lệnh:

Sắc lệnh được hiểu là một loại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản pháp luật cá biệt của người đứng đầu bộ máy nhà nước hay bộ máy hành pháp. Ở Việt Nam hiện nay sắc lệnh được ban hành bởi Chủ tịch nước. Đối với một số quốc gia, sắc lệnh có thể do Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ,…

  • Nghị định:

Nghị định được hiểu đây là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành. Nghị định trình bày chi tiết những vấn đề được văn bản luật quy định hoặc quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân trên cơ sở quy định của Hiến pháp và của các văn bản Luật do Quốc hội ban hành.

  • Quyết định:

Quyết định là một loại văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất đặc biệt hơn so với những văn bản dưới luật khác bởi vì đây vừa là văn bản quy phạm pháp luật, vừa là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bởi cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. Thẩm quyền ban hành quyết định là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân,…

Quyết định thường dùng để đưa ra những biện pháp nhằm mục đích thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc được sử dụng để giải quyết những công việc hàng ngày có liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước

  • Thông tư:

Thông tư là một loại văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ dùng để hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành. Thông thường, Thông tư sẽ được dùng để hướng dẫn Nghị định của Chính phủ.

Thông tư được ban hành bởi một Bộ để hướng dẫn giải quyết những quy định của Nghị định liên quan đến lĩnh vực mà Bộ quản lý, hoặc cũng có thể được ban hành bởi nhiều bộ, ngành để hướng dẫn các nghị định do Chính phủ ban hành để qua đó giải quyết những vấn đề có liên quan đến các công việc do Bộ, ngành đó quản lý.

>>>Văn bản dưới luật gồm những văn bản nào? Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Sự khác nhau giữa văn bản luật và văn bản dưới luật

Văn bản luật có thể hiểu đây là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định gồm có Hiến pháp, Luật, Bộ luật.

Văn bản dưới luật chính là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và các cá nhân có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định bao gồm: Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư. Hiệu lực pháp lý của những văn bản dưới luật thấp hơn so với văn bản luật.

van-ban-duoi-luat-la-gi-2

>>>Văn bản dưới luật và văn bản luật khác nhau như thế nào? Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Các loại văn bản dưới luật

Thứ nhất, Pháp lệnh:

Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành và quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

Pháp lệnh được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố (Trước 15 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua). Pháp lệnh là một văn bản quy phạm pháp luật, có đầy đủ đặc điểm như: 

  • Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Pháp lệnh thể hiện ý chí của chủ thể ban hành
  • Pháp lệnh được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước 
  • Pháp lệnh mang tính bắt buộc phải thực hiện.

Pháp lệnh thường quy định và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản tuy nhiên vẫn chưa được văn bản luật quy định một cách cụ thể, chi tiết hoặc chưa được Quốc hội quy định. Pháp lệnh sau khi ban hành một thời gian có thể được xem xét để trở thành văn bản Luật.

Thứ hai, Nghị quyết

Nghị quyết là một trong những văn bản quy phạm pháp luật, có nhiều cơ quan được phép ban hành Nghị quyết với những mục đích và nội dung khác nhau. Tuy nhiên, việc ban hành vẫn phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật khác có liên quan

Nghị quyết thường được ban hành với nội dung như sau:

  • Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thực hiện thí điểm của một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội mà chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành,…
  • Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành dùng để giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;…

Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam được ban hành với mục đích để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao.

  • Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng luật, giám đốc việc xét xử.
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết về điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;… Hơn nữa, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng được phép ban hành Nghị quyết.

Thứ ba, Sắc lệnh

Sắc lệnh được hiểu như là một mệnh lệnh, một văn bản do người đứng đầu nhà nước ban hành dùng để quy định những điều quan trọng, cấp thiết, mang tính bắt buộc, khẩn cấp và thường được ban hành, áp dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không có quy định về Sắc lệnh. Tuy nhiên, có thể hiểu “Lệnh” của Chủ tịch nước tại khoản 4 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tương đương như Sắc lệnh.

Thứ tư, Nghị định

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành dùng để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước,…Ngoài ra, Nghị định còn được ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và theo Luật hiện hành.

Nghị định có vai trò quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, được Chính phủ ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, nó mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.

Thứ năm, Quyết định

Quyết định do nhiều cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ ban hành Quyết định với nội dung và mục đích khác nhau.

Quyết định của Chủ tịch nước, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước,… là những quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật

Quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp là quyết định có tính chất là văn bản áp dụng pháp luật)

Thứ sáu, Thông tư

Thông tư được cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích là giải thích, hướng dẫn cụ thể, chi tiết những quy định đã được giao trong Luật hoặc những văn bản mang tính chuyên môn, những văn bản thuộc trong phạm vi quản lý của từng ngành.

Thông tư được ban hành bởi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài ra, còn có Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với giữa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

van-ban-duoi-luat-la-gi-3

>>>Xem thêm: Giám đốc thẩm là gì? Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật

Văn bản dưới Luật được ban hành do các cơ quan nhà nước ở trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Văn bản dưới luật được ban hành nhằm để cụ thể hóa một nội dung được các văn bản luật quy định tuy nhiên không được trái với quy định của hiến pháp và các văn bản luật. Thẩm quyền cụ thể: 

  • Quốc hội: Nghị quyết,
  • Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết
  • Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định, Sắc lệnh
  • Chính phủ: Nghị định, Nghị quyết 
  • Thủ tướng chính phủ: Quyết định
  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Thông tư
  • Hội đồng nhân dân các cấp: Nghị quyết
  • Ủy ban nhân dân các cấp: Quyết định
  • Ngoài ra các cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền có thể được ban hành một số loại văn bản dưới luật khác theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Thời hạn điều tra vụ án hình sự – Thời hạn phục hồi, gia hạn điều tra

Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Thiên Mã về văn bản dưới luật là gì. Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng rằng sẽ đem đến cho các bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ đến chung tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7