Đơn tố cáo ngoại tình là hình thức pháp lý được cá nhân sử dụng để báo cáo hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, gửi đến cơ quan chức năng như UBND xã/phường, Công an, hoặc Tòa án nhân dân nhằm yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn 2022–2024, theo thống kê của ngành Tòa án, cả nước ghi nhận trên 160.000 vụ ly hôn mỗi năm, trong đó trên 25% vụ việc có nguyên nhân liên quan đến ngoại tình, và hàng nghìn đơn tố cáo được nộp, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai.
Ngoại tình không chỉ gây hậu quả đạo đức mà còn vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức phạt đến 5 triệu đồng, hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 nếu hành vi làm tan vỡ hôn nhân hợp pháp.
Dự báo từ 2025 đến năm 2030, tỷ lệ ly hôn và đơn tố cáo hành vi ngoại tình sẽ tiếp tục gia tăng, nhất là trong các gia đình trẻ, do mâu thuẫn giá trị sống, tác động từ mạng xã hội và đời sống đô thị. Tỷ lệ tố cáo có thể tăng 10–15%/năm, đồng thời các vụ việc có yếu tố “ngoại tình trên mạng, sống chung như vợ chồng không đăng ký” cũng sẽ là trọng tâm xử lý của cơ quan công an – tòa án ở cấp cơ sở.
👉 Trong bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ tư vấn:
✅ Trường hợp nào có thể làm đơn tố cáo ngoại tình
✅ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý
✅ Mẫu đơn tố cáo đúng chuẩn hiện nay
✅ Các bước thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp hôn nhân – tài sản – con chung
(Lưu ý: Luật Thiên Mã là đơn vị tư vấn pháp lý độc lập, hỗ trợ soạn đơn, tư vấn và đồng hành bảo vệ quyền lợi hợp pháp.)
>>> Hành động ngay để không mất thêm thời gian, tiền của và sức lực vì rắc rối pháp lý! Đặt lịch tư vấn với Luật sư hôm nay – chỉ một khoản phí nhỏ mang lại giá trị lớn: giải pháp nhanh, lợi ích tối ưu. Hoàn phí nếu chọn gói trọn gói khi thuê luật sư sau thanh toán. Thanh toán và đặt lịch ngay!
Đơn tố cáo ngoại tình là gì?
Theo Luật Tố cáo năm 2018, thuật ngữ “tố cáo” được hiểu là cá nhân thực hiện thủ tục tố cáo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thuật ngữ “ngoại tình” trên thực tế được xác định đó là giữa các bên trong quan hệ nam nữ đó bất hợp pháp, có thể giữa nam hoặc nữ đã có gia đình hợp pháp. Mối quan hệ này là hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội và vi phạm nguyên tắc hôn nhân của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định.
Hành vi tố cáo ngoại tình là việc giữa vợ hoặc chồng của các bên phát hiện được hành vi ngoại tình của đối phương và thực hiện viết đơn tố cáo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đó.
Theo đó, đơn tố cáo ngoại tình là một trong những mẫu đơn được cá nhân thực hiện và viết, trình bày dựa theo cấu trúc pháp luật và gửi đến cơ quan Nhà nước nhằm tố cáo hành vi ngoại tình của đối phương. Trong đơn tố cáo nêu rõ nội dung, bằng chứng và đề nghị yêu cầu, mong muốn của người làm đơn theo quy định.
Khi nào sử dụng đơn tố cáo ngoại tình?
Sử dụng đơn tố cáo ngoại tình khi:
– Trong trường hợp bên vợ hoặc chồng phát hiện đối phương có hành vi ngoại tình với bên khác. Cả hai đã trao đổi, thống nhất nhưng vẫn tái phạm, không giải quyết dứt khoát và không đưa lại hiệu quả tốt.
– Bên vợ/chồng của đối phương có đầy đủ bằng chứng, tài liệu chứng cứ chứng minh được hành vi ngoại tình của họ thông qua: hình ảnh, video, tin nhắn, thư từ, file ghi âm, người làm chứng về hành vi này.
– Mối quan hệ ngoại tình giữa các bên làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của chính người vợ/chồng, ảnh hưởng tinh thần, tâm lý làm rạn nứt tình cảm gia đình, trầm trọng thêm mối quan hệ vợ chồng hợp pháp.
– Hành vi ngoại tình ảnh hưởng đến con chung giữa vợ/chồng hợp pháp. Điều này cần thực hiện tố cáo để bảo vệ quyền lợi của con, tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến con cái và cần đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định.
Mẫu đơn tố cáo ngoại tình mới nhất hiện nay
Mẫu đơn tố cáo ngoại tình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày … tháng … năm ….
ĐƠN TỐ CÁO NGOẠI TÌNH
Kính gửi: Công an quận Đống Đa , thành phố Hà Nội
Tên tôi là : Sinh ngày:
Số căn cước công dân:
Hộ khẩu thường trú:
Nơi ở hiện tại:
Số điện thoại liên lạc:
Hôm nay tôi gửi đơn này tố cáo hành vi ngoại tình.
Hiện đang cư trú tại:
Nội dung vụ việc ngoại tình:
Đề nghị:
Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật. Kính mong quý cơ quan giải quyết yêu cầu trên của tôi theo đúng quy định của pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu chứng cứ, ứng dụng kèm theo đơn: (Các chứng cứ, bằng chứng ngoại tình thu thập được như hình ảnh, video, tin nhắn, ghi âm,…) | NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) |
>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn tố cáo ngoại tình
Theo đó, khi viết đơn tố cáo ngoại tình, người viết đơn cũng cần phải đảm bảo các nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
– Mở đầu: nêu rõ Quốc hiệu và tiêu ngữ, ngày/tháng/năm và địa điểm viết đơn. Ghi rõ tiêu đề của đơn tố cáo. Tiếp đó, người viết ghi rõ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết đơn.
– Thông tin cá nhân: ghi rõ thông tin về tên, địa chỉ thường trú/tạm trú, ngày/tháng/năm sinh, CCCD/CMND.
– Nội dung đơn: Nêu rõ ràng, rành mạch, tránh dài dòng, lan man. Nêu rõ hành vi của đối phương được xét đến là có hành vi ngoại tình.
– Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn: Kê khai chính xác các bằng chứng hợp pháp nhằm chứng minh đối phương có hành vi ngoại tình.
– Cuối đơn: Người viết đơn cam kết những nội dung mình nêu là đúng sự thật, ký tên và ghi rõ họ và tên.
Thủ tục tố cáo ngoại tình
– Người tố cáo có thể thực hiện tố cáo bằng 02 cách: Đối với tố cáo thông qua đơn thì người viết đơn nêu rõ thời gian tố cáo, họ và tên, địa chỉ, nội dung tố cáo. Ngoài ra, tố cáo trực tiếp thì người tố cáo sẽ được người tiếp nhận hướng dẫn viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo thông qua văn bản.
– Thẩm quyền giải quyết: cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện,…
– Theo pháp luật, thời hạn giải quyết thường là 60 ngày; với vụ việc phức tạp thì thời hạn là 90 ngày. Ngoài ra, trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền có thể gia hạn thời hạn giải quyết.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo ngoại tình
Theo quy định pháp luật có quy định tại khoản 2 Điều 145, khoản 3 Điều 146 và khoản 2 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. , cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo ngoại tình đó là:
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
– Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
– Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an.
Ngoài ra,theo quy định tại Điều 83 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngoại tình thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!
Hồ sơ tố cáo ngoại tình gồm những gì
Người viết đơn cần chuẩn bị hồ sơ tố cáo ngoại tình bao gồm:
– Đơn tố cáo ngoại tình;
– Thông tin cá nhân: CMND/CCCD;
– Giấy đăng ký kết hôn hợp pháp với người bị tố cáo;
– Tài liệu chứng minh hành vi ngoại tình;
– Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan.
Quy trình tố cáo ngoại tình
– Người tố cáo thực hiện theo 02 hình thức: tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo. Đối với tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận sẽ hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo. Đối với tố cáo gián tiếp bằng viết đơn, người tố cáo ghi rõ ngày/tháng/năm tố cáo; họ và tên; địa chỉ, nội dung của đơn và ký tên.
– Người tố cáo nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, ….
– Sau khi tiếp nhận thông tin tố cáo cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo theo trình tự là thụ lý tố cáo; xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Thời hạn giải quyết tố cáo ngoại tình
Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
+ Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
+ Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
+ Thời hạn giải quyết đơn tố cáo khi nộp tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Công an xã có quy định tại khoản 3, 4 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Thời hạn giải quyết tố cáo không vượt quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn tố cáo;
– Đối với vụ việc phức tạp thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không vượt quá 60 ngày.
Mức xử phạt đối với hành vi ngoại tình
Xử lý hành chính
Căn cứ tại Điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính theo hình thức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
– Chủ thể đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình đã biết rõ là đang có gia đình
– Chủ thể Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;.
– Chủ thể đang có gia đình mà chung sống như vợ chồng với người khác
– Chủ thể làm cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc làm cản trở ly hôn
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Dựa theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù.
– Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
Một số câu hỏi thường gặp về đơn tố cáo ngoại tình
Có được nhờ người khác nộp hộ đơn tố cáo ngoại tình không?
Theo Luật Tố cáo năm 2018 không quy định rõ về trường hợp có được nhờ người nộp hộ đơn tố cáo ngoại tình. Tuy nhiên, xét trên phương diện nội dung, trường hợp người tố cáo thực hiện việc viết đơn tố cáo về hành vi ngoại tình của đối phương nhưng do một số lý do khách quan tác động khác, chẳng hạn như sức khỏe thì có thể nhờ người khác nộp hộ trực tiếp đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Khi người khác thực hiện nộp hộ đơn tố cáo, phía người nộp hộ phải ký tên hoặc điểm chỉ về nội dung tố cáo và phải có giấy xác nhận người viết đơn tố cáo do những lý do khác mà không thể đến trực tiếp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nộp đơn tố cáo theo quy định của pháp luật.
Gửi đơn tố cáo vợ/chồng ngoại tình người thứ ba có bị xử phạt không?
Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người thứ ba trong mối quan hệ ngoại tình sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, theo từng trường hợp cụ thể mà người thứ ba có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng hoặc từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi làm ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình người khác.
Ngoài ra, người thứ ba có thể bị xử phạt hình sự tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, có thể từ 03 tháng đến 01 năm theo quy định.
Đơn tố cáo ngoại tình viết tay hay đánh máy.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể đơn tố cáo ngoại tình viết tay hay đánh máy. Cơ bản, trong quá trình thực hiện viết đơn tố cáo, người tố cáo cần tiến hành đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức mà pháp luật quy định về cấu trúc của đơn tố cáo khi trình bày.
Đồng thời, phải đảm bảo được các nội dung quan trọng, rõ ràng, chính xác của đơn tố cáo. Chẳng hạn như: nêu rõ họ và tên, địa chỉ thường trú/tạm trú; CCCD/CMND; ngày/tháng/năm sinh; nội dung tố cáo; bằng chứng chứng minh hành vi ngoại tình; lời cam kết; ký tên hoặc điểm chỉ.
>>> Thanh toán nhanh, nhận tư vấn chất lượng từ luật sư, giải quyết vấn đề hiệu quả – tất cả chỉ trong một cuộc hẹn!
Kết luận của luật sư tư vấn hôn nhân gia đình Luật Thiên Mã
Hành vi ngoại tình không chỉ vi phạm đạo đức hôn nhân mà trong một số trường hợp còn có thể cấu thành hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt nếu rơi vào trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (theo Điều 182 Bộ luật Hình sự). Việc viết đơn tố cáo ngoại tình cần căn cứ rõ ràng, bằng chứng xác thực và đúng quy trình pháp lý thì mới được cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý. Trong thực tế, rất nhiều đơn thư bị từ chối hoặc không giải quyết do thiếu cơ sở pháp lý hoặc soạn sai hình thức.
Với đội ngũ luật sư chuyên sâu về hôn nhân và hình sự, Luật Thiên Mã hỗ trợ bạn soạn thảo đơn tố cáo đúng luật, tư vấn hướng xử lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong mọi tình huống phát sinh.
👉 Đặt lịch tư vấn với Luật sư tại Luật Thiên Mã ngay hôm nay để được hướng dẫn chi tiết và bảo mật.
📞 Gọi ngay hotline 0977.523.155 để kết nối trực tiếp với luật sư phụ trách!