Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi được không? Giải quyết ra sao?

Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm diễn ra ngày càng phổ biến, là một vấn đề nhức nhối đối với nhiều người dân. Với sự phát triển của đất nước, nhu cầu về đất đai ngày càng tăng, tạo nên sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong việc sở hữu và sử dụng đất. Điều này khiến cho tình trạng lấn chiếm đất diễn ra một cách tràn lan, đặc biệt là đối với những khu đất chưa có sổ đỏ. Vậy đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không? Giải quyết việc lấn chiếm đất chưa có sổ đỏ như thế nào? Hồ sơ, thủ tục tiến hành ra sao? 

Luật sư của Luật Thiên Mã sẽ đưa ra lời giải đáp chính xác và chi tiết nhất đến bạn đọc ngay trong bài viết này. 

Anh Minh (Vũng Tàu) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, vào năm 2020, tôi có mua một mảnh đất, ngang 5m dài 20m, diện tích 100 m2 ở Đồng Nai. Do tôi sinh sống và làm việc ở Vũng Tàu nên không thường xuyên ra thăm đất được và chưa đi làm sổ đỏ được, vì thế tôi có nhờ người quen sống gần đó trông chừng dùm tôi mảnh đất trên. Khoảng đầu năm 2022, khi đo đạc lại đất thì phát hiện ra hàng xóm đã lấn chiếm 1m bề ngang qua đất của tôi.

Tôi mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi mấy vấn đề sau đây: Đất của tôi chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không? Tôi cần làm gì để đòi lại đất của mình? Có căn cứ pháp lý nào xử lý việc bị lấn chiếm đất chưa có sổ đỏ không? Nếu tôi kiện người lấn chiếm ra Tòa án thì mức án phí là bao nhiêu? Và mất bao nhiêu lâu để giải quyết? Tôi xin chân thành cảm ơn”

Nội dung Luật sư tư vấn:

Chào Anh Minh, Luật Thiên Mã cảm ơn Anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi qua 0977.523.155 của chúng tôi. Với tình huống Anh đang gặp phải, chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

dat-chua-co-so-do-bi-lan-chiem
Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không?

Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không?

>>> Luật sư tư vấn đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không? Liên hệ ngay với đội ngũ luật sư của Luật Thiên Mã bằng cách đặt lịch ngay hôm nay!

Đặt lịch tư vấn

Theo quy định tại khoản 5 Điều 166 Luật Đất đai năm 2013 về quyền chung của người sử dụng đất có quy định người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. Như vậy, trong trường hợp của Anh Minh đang bị hàng xóm xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai thì anh Minh sẽ được Nhà nước bảo hộ.

Theo Luật Đất đai về quyền chung của người sử dụng đất có quy định người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Ngoài ra, tại  Luật Đất đai cũng quy định rõ hình thức giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Vì thế, đối với trường hợp đất của anh Minh chưa có sổ đỏ nhưng bị lấn chiếm thì vẫn có thể đòi lại được.

[XEM NGAY] Dịch vụ thuê luật sư làm sổ đỏ, sang tên quyền sử dụng nhà đất – Từ [A-Z] 

Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm đòi lại như thế nào?

Theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước khuyến khích hai bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, Anh Minh sẽ hẹn gặp hàng xóm đang lấn chiếm đất của mình để trao đổi về phương thức hòa giải.

Nếu không thống nhất được phương án hòa giải thì Anh Minh có thể làm đơn gửi lên UBND cấp xã nơi có đất để tiến hành xử lý.

Căn cứ pháp lý xử lý việc bị lấn chiếm đất chưa có sổ đỏ

Theo quy định tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP thì các tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có sổ đỏ sẽ dựa trên các căn cứ:

– Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;

– Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

– Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

– Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài các căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ nêu trên, cơ quan thẩm quyền cũng có thể dựa vào kết quả xác minh thực tế; Biên bản hòa giải; Lời khai của các đương sự; Giấy tờ giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất của các bên; Kết quả giám định,.. nếu có.

Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm muốn đòi lại cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Hồ sơ Anh Minh cần chuẩn bị bao gồm:

– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã

– Đơn khởi kiện trong trường hợp khởi kiện tại Tòa án

– Giấy tờ nhân thân: CMND, CCCD, sổ hộ khẩu

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất.

– Các tài liệu, chứng cứ có liên quan tới tranh chấp, như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Văn bản phân chia di sản, Di chúc,…

Quy trình đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm

Quy trình đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm
Quy trình đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm

>>> Luật sư tư vấn quy trình đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm, nhanh tay đặt lịch ngay!!!

Đặt lịch tư vấn

Căn cứ theo  Luật Đất đai năm quy định, thì quy trình để đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm là:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.

Bước 2: Giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết theo hai cách sau:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ là người giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cá nhân. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai về UBND xã nơi có đất đang tranh chấp.

Bước 2: Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.

Bước 3: Buổi hòa giải có 2 trường hợp:

– Trường hợp 1: Hòa giải thành công dẫn đến có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất, thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận.

– Trường hợp 2: Hòa giải không thành công, đương sự có thể cho 1 trong 2 hình thức giải quyết sau:

  • Thứ nhất, tiếp tục nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên UBND cấp huyện. UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp hòa giải không thành tại UBND cấp xã. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện, đương sự có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện tại Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật về tố tụng hành chính.
  • Thứ hai, khởi kiện trực tiếp người lấn chiếm đất tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Mức án phí xử lý tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí xử lý tranh chấp đất đai như sau:

Đối với tranh chấp về tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

  • Trường hợp Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
  • Trường hợp Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Đối với vụ án không có giá ngạch, mức án phí sơ thẩm sẽ áp dụng là 300.000 đồng. Mức án phí tranh chấp đất đai sơ thẩm này là cố định.

Đối với vụ án có giá ngạch, mức án phí sơ thẩm sẽ được áp dụng là:

  • Nếu giá trị đất tranh chấp từ 6.000.000 đồng trở xuống thì án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.
  • Nếu giá trị đất tranh chấp từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì án phí sơ thẩm là 5% giá trị đất có tranh chấp.
  • Nếu giá trị đất tranh chấp từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì án phí sơ thẩm là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.

Đối với án phí phúc thẩm là 300.000 đồng. Mức án phí tranh chấp đất đai phúc thẩm này là cố định.

Theo những tình tiết mà Anh Minh đã cung cấp cho Chúng tôi vẫn chưa nói rõ là hai bên có yêu cầu Tòa án xác định giá trị của phần đất đang tranh chấp không hay chỉ cần xem xét quyền sử dụng đất thuộc về ai?

Nếu anh Minh chỉ muốn đòi lại quyền sử dụng đất của mình thì không cần phải yêu cầu Tòa án xác định giá trị của phần đất đang tranh chấp thì mức án phí là 300.000 đồng.

Trong trường hợp anh Minh muốn xác định giá trị phần diện tích đất đang tranh chấp là bao nhiêu thì có thể yêu cầu Tòa án xác định giá trị. Lúc này, mức án phí sẽ phụ thuộc vào giá trị của phần diện tích đất đang tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm mất bao lâu?

Tranh chấp đất đai với hàng xóm
Tranh chấp đất đai với hàng xóm

>>> Luật sư tư vấn mức án phí xử lý tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm, kết nối ngay với chúng tôi!

Đặt lịch tư vấn

– Với trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã: trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

– Với trường hợp khởi kiện: Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 203, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng. Như vậy đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có thể đòi lại được. Khi nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp xã, Anh sẽ được hướng dẫn để làm các thủ tục cần thiết.

Trong trường hợp của anh Minh sẽ mất 45 ngày để hòa giải tại UBND cấp xã và 6 tháng trong trường hợp phải khởi kiện giải quyết tại Tòa án. Tuy nhiên, trong thực tế, do có tính phức tạp và sự kiện bất khả kháng mà thời gian giải quyết các tranh chấp đất đai có thể tới vài năm, hoặc vài chục năm. Vì thế, anh Minh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định khởi kiện.

>> Xem thêm: Sang tên sổ đỏ đang thế chấp

Trên đây là những chia sẻ của Luật Thiên mã về vấn đề đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm và những vấn đề liên quan khác như cơ sở pháp lý, hồ sơ, quy trình khi đòi đất bị lấn chiếm chưa có sổ đỏ. Nếu như các bạn cần được giải đáp hoặc cần hỗ trợ giải quyết các vấn đề về sang tên sổ đỏ, hãy liên hệ ngay tới số điện thoại của Luật sư tư vấn pháp luật đất đai tại Luật Thiên Mã. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tận tình tháo gỡ những vướng mắc của các bạn!

Liên hệ với chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn luật đất đai ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ ly hôn⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

Block "fixed-contact-0977523155" not found

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch