Công bố di chúc vào thời điểm nào?

Công bố di chúc được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 641 BLDS. Di chúc là một thuật ngữ quen thuộc mà hầu hết ai cũng biết. Nhưng, những vấn đề xoay quanh “Công bố bản di chúc” lại ít người biết đến. Vậy, khi người lập di chúc chết, việc công bố có bắt buộc hay không? Khi công bố cần lưu ý những gì?…

Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Công bố di chúc” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí công bố bản di chúc là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Công bố di chúc có bắt buộc không?

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc nhằm chuyển quyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu lực của di chúc thì di chúc đó phải đáp ứng các điều kiện là di chúc hợp pháp về nội dung, chủ thể, hình thức di chúc theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

– Người lập di chúc khi lập di chúc phải đang trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt. Đồng thời, việc lập di chúc phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bị lừa đối, cưỡng ép, đe dọa (1);

– Nội dung của di chúc không được vi phạm các điều mà pháp luật cấm, không trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội (2);

– Hình thức của di chúc phải tuân theo các quy định pháp luật về hình thức di chúc (3).

– Người lập di chúc là cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thì di chúc của cá nhân này buộc phải lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ của người lập di chúc đồng ý về việc lập di chúc.

– Người lập di chúc là người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ thì di chúc phải do người làm chứng di chúc lập và được chứng thực hoặ công chứng theo quy định pháp luật.

– Đối với di chúc miệng, di chúc miệng chỉ hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện như sau: 

+ Người lập di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình về việc định đoạt tài sản của mình bằng lời nói trước sự chứng kiến của ít nhất hai người làm chứng. Người làm chứng cho việc lập di chúc miệng phải đáp ứng các điều kiện về người làm chứng được quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015. 

+ Ngay sau khi người lập di chúc thể hiện ý chí của mình bằng lời nói, người làm chứng phải ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó. 

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi ghi chép lại ý chí định đoạt tài sản của người lập di chúc, văn bản đó phải được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền/ chức năng (công chứng viện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) công chứng/ chứng thực và xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng theo quy định pháp luật.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người lập di chúc chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết theo quy định pháp luật. Như vậy, kể từ thời điểm di chúc có hiệu lực, người thừa kế có thể làm thủ tục nhận di sản theo di chúc và theo quy định tại Điều 644 BLDS (người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc) mà không cần thiết phải công bố nội dung di chúc trước những người thừa kế.

thua-ke-theo-di-chuc-la-gi-1

>>>Luật sư giải đáp miễn phí công bố bản di chúc có bắt buộc không? Gọi ngay: 1900.6174

Công bố bản di chúc khi nào?

Như phân tích nêu trên, di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm người lập di chúc chết. Đồng thời, theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 641 BLDS, khi người lập di chúc chết, người giữ di chúc phải giao bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố trước những người thừa kế. Tuy nhiên, việc không bắt buộc phải cùng thời điểm với thời điểm mở thừa kế mà được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể. Thông thường là theo sự thỏa thuận của những người thừa kế.

Bên cạnh đó, việc bàn giao di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao và người nhận di chúc. Việc bàn giao này ít nhất có 02 người làm chứng.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về thời điểm công bố bản di chúc? Gọi ngay: 1900.6174

Ai là người công bố di chúc?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015, người công bố được quy định theo từng trường hợp cụ thể như sau:

– Đối với di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng: Người công bố di chúc là công chứng viên.

– Trong trường hợp người lập di chúc chỉ định người công bố di chúc được thể hiện tại di chúc: Người công bố di chúc là người được chỉ định.

– Trong trường hợp người lập di chúc không chỉ định người công bố di chúc hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối thực hiện công bố di chúc: Người công bố di chúc sẽ do người thừa kế tự thỏa thuận và cử ra.

Như vậy, người công bố di chúc được xác định theo từng trường hợp khác nhau tùy thuộc vào việc người lập di chúc có chỉ định hay không, có lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng hay không, ….

cong-bo-di-chuc-2

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về người công bố bản di chúc. Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục công bố di chúc

Khi người có tài sản chết và để lại di chúc, người thừa kế nếu muốn chuyển quyền sỡ hữu, sử dụng di sản từ người lập di chúc sang tên của mình thì phải tiến hành thực hiện thủ tục nhận di sản thừa kế theo di chúc. Thủ tục công bố di chúc được thực hiện để những người thừa kế và những người có liên quan nắm rõ nội dung di chúc và thực hiện quyền và nghĩa vụ theo di chúc.

Theo quy định tại Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015, sau khi mở thừa kế, người công bố di chúc có trách nhiệm gửi bản sao di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. Đồng thời, khi có yêu cầu của những người có liên quan về việc đối chiếu di chúc, người công bố di chúc phải đưa bản gốc di chúc cho người đó.

>>>Xem thêm: Thủ tục chứng thực di chúc được thực hiện như thế nào? 

Công bố di chúc tại địa điểm nào?

Hiện nay, pháp luật dân sự không quy định về địa điểm công bố di chúc. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015, địa điểm công bố di chúc sẽ được xác định theo hai trường hợp sau:

(1) Trường hợp thời điểm mở thừa kế cùng với thời điểm công bố di chúc thì địa điểm công bố di chúc cũng là địa điểm mở thừa kế. Theo đó, địa điểm công bố di chúc được xác định như sau:

– Nơi cư trú cuối cùng của người lập di chúc;

– Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm công bố di chúc là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản của người lập di chúc.

(2) Trường hợp công bố di chúc sau thời điềm mở thừa kế. Trường hợp này, pháp luật không có quy định cụ thể hướng dẫn vấn đề này nên những người thừa kế có thể tự thỏa thuận về việc chọn địa điểm mở thừa kế.

cong-bo-di-chuc-1

>>>Xem thêm: Thừa kế theo di chúc là gì? Cách phân biệt với thừa kế theo pháp luật

Công bố di chúc cần lưu ý gì?

Khi thực hiện công bố di chúc, người công bố di chúc, người thừa kế và những người có liên quan cần phải lưu ý những vấn đề sua đây:

– Giao di chúc: Sau thời điểm mở thừa kế (người lập di chúc chết), người lưu giũ di chúc (theo yêu cầu của người lập di chúc) tiến hành giao di chúc cho những thừa kế hoặc người công bố di chúc. Việc giao di chúc phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận di chúc. Đồng thời, phải có ít nhất 02 người làm chứng cho việc giao – nhận di chúc này.

– Người được người lập di chúc chỉ định công bố di chúc có quyền từ chối công bố di chúc.

– Trong trường hợp di chúc không chỉ định hoặc người được chỉ định công bố di chúc từ chối công bố di chúc thì người thừa kế có quyền thỏa thuận để cử ra người công bố di chúc.

– Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải gửi bản sao di chúc đến tất cả những người thừa kế và người có liên quan đến nội dung di chúc.

– Người thừa kế theo di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu bản gốc di chúc.

– Di chúc lập bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, thủ tục công bố di chúc được thực hiện để những người thừa kế và những người có liên quan đến nội dung di chúc nắm được rõ các quyền và nghĩa vụ của mình về việc hưởng thừa kế. Thông thường, việc công bố sẽ được thực hiện tại thời điểm và địa điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, điều này là không bắt buộc, người thừa kế có thể tự thỏa thuận về thời điểm cũng như địa điểm công bố di chúc.

>>>Xem thêm: Thủ tục chứng thực di chúc được thực hiện như thế nào?

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Thiên Mã về vấn đề Công bố di chúc là những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư. Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến tongdaiphapluat.mkt@gmail.com.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.