Thông tin về trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội? Địa chỉ Trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh ở đâu? Số điện thoại của Trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh? Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp huyện Mê Linh?
Bạn đang muốn tư vấn về luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế huyện Mê Linh? Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được kết nối với chuyên viên tư vấn luật bảo hiểm xã hội có trình độ chuyên môn cao và lắng nghe tư vấn nhanh chóng!
Địa chỉ Trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
>> Liên hệ chuyên viên tư vấn miễn phí bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh, Gọi ngay 1900.6174
Trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh có địa chỉ tại Khu Trung tâm Hành chính huyện, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm – Hotline tư vấn luật 1900.6174
Số điện thoại liên hệ Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
>> Hướng dẫn thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất, Gọi ngay 1900.6174
Để liên hệ tư vấn, giải đáp thắc mắc với Trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh, bạn có thể gọi đến số điện thoại: 024 3 5211365 hoặc 024 3 5235088
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân – Tổng đài tư vấn luật 1900.6174
Số tài khoản bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
>> Giải đáp miễn phí điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, Gọi ngay 1900.6174
Tên chủ tài khoản: Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
– Kho bạc Nhà nước huyện Mê Linh: 3741
– Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Agribank – Chi nhánh Mê Linh – Số tài khoản: 2802202901305
– Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV – Chi nhánh Quang Minh – Số tài khoản: 42710009801291
– Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank – Chi nhánh Sóc Sơn – Số tài khoản: 0941000606666
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng – Tư vấn luật 1900.6174
Giờ làm việc Trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
>> Liên hệ chuyên viên tư vấn miễn phí thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp nhanh chóng, Gọi ngay 1900.6174
Trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội hoạt động theo khung giờ sau:
– Sáng: từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ; chiều: từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút
– Ngày làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm – Tổng đài tư vấn luật 1900.6174
Vị trí, chức năng của bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
>> Hướng dẫn thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội nhanh chóng, Gọi ngay 1900.6174
– Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh là bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, vì vậy, nó sẽ có vị trí, chức năng tương đương BHXH cấp huyện trực thuộc tỉnh. Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 969/QĐ-BHXH năm 2019, có thể thấy, BHXH huyện Mê Linh có vị trí, chức năng như sau:
– BHXH huyện Mê Linh là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội đặt tại huyện Mê Linh, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Mê Linh theo quy định.
– Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc bảo hiểm xã hội thành phố và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bản của Ủy ban nhân dân huyện.
– Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ – Hotline tư vấn luật 1900.6174
Nhiệm vụ, quyền hạn của bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
>> Giải đáp miễn phí cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, gọi ngay 1900.6174
Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh là cơ quan bảo hiểm xã hội thuộc tuyến huyện, có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 6 Quyết định 969/QĐ-BHXH năm 2019, bao gồm:
– Xây dựng tình Giám đốc BHXH thành phố kế hoạch phát triển BHXH huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt;
– Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH thành phố, cụ thể:
+ Cấp sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Khai thác, đăng ký, quản lý cac đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;
– Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; tổ chức các bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của BHXH huyện;
– Chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; từ chối chi trả các chế độ không đúng quy định;
– Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện;
– Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp;
– Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bện bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyện môn, kỹ thuật.
– Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
– Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH thành phố. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của BHXH huyện;
– Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử;
– Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm;
– Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN cho các tổ chức, cá nhân tham gia;
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm;
– Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm;
– Có quyền khởi kiện các vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN;
– Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp với cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức;
– Quản lý viên chức, người lao động của BHXH huyện;
– Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH thành phố giao.
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Đan Phượng – Tư vấn luật 1900.6174
Một số thủ tục hành chính được thực hiện tại BHXH huyện Mê Linh
>> Hướng dẫn miễn phí thủ tục hành chính được thực hiện tại bảo hiểm xã hội, gọi ngay 1900.6174
Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh là cơ quan bảo hiểm xã hội thuộc tuyến huyện, được thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội theo quy định bao gồm:
– Lĩnh vực thực hiện chính sách bảo hiểm y tế:
+ Thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ Ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
+ Lĩnh vực cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
– Lĩnh vực thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội:
+ Giải quyết hưởng chế độ ốm đau;
+ Giải quyết hưởng chế độ thai sản;
+ Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
– Lĩnh vực chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội:
+ Truy lĩnh lương hưu, hưởng tiếp trợ cấp bảo hiểm xã hội trong các trường hợp: Hết hạn hưởng, không còn tên trên Danh sách chi trả tháng này như còn số tiền của các tháng trước chưa nhận; người hưởng hoặc người lĩnh thay 06 tháng liên tục không nhận tiền, cơ quan bảo hiểm xã hội đã tạm dừng in danh sách chi trả; truy lĩnh chế độ bảo hiểm xã hội một lần của những năm trước;
+ Người hưởng lĩnh chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá nhân và ngược lại, hoặc thay đổi tài khoản cá nhân, hoặc thay đổi nơi nhận trong địa bàn thành phố;
+ Ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
+ Truy lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc trợ cấp một lần của người hưởng đã chết nhưng còn những tháng chưa nhận.
– Lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội:
+ Đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
+ Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cấp sổ bảo hiểm xã hội;
+ Đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người chỉ tham gia bảo hiểm y tế;
+ Hoàn trả tiền đã đóng đối với người đã thanh gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người có từ 02 sổ bảo hiểm xã hội trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trùng nhau, người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, người tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.
Nội dung tư vấn của bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
>> Giải đáp thắc mắc về quyền lợi khi tham gia BHXH miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh tư vấ, hỗ trợ các vấn đề sau đây:
– Các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Quyền lợi của người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội;
– Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động;
– Cac quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội một lần;
– Quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
– Chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con;
– Quy định pháp luật về quyền lợi hưởng chế độ ốm đau;
– Quyền lợi hưởng chế độ tai nạn lao động;
– Quyền lợi hưởng chế độ hưu trí – tử tuất;
– Quy trình, thủ tục hành chính về báo tăng, báo giảm lao động;
– Hướng dẫn sử dụng phần mềm điện tử (phần mềm kê khai bảo hiểm);
– Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế;
– Thủ tục, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội.
Cách thức liên hệ với bảo hiễm xã hội huyện Mê Linh
>> Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Bước 1: Chuẩn bị trước nội dung cần tư vấn, cước điện thoại trước khi gọi để đảm bảo chất lượng cuộc gọi.
Bước 2: Nhấc điện thoại và gọi đến Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội 024 3 5211365 hoặc 024 3 5235088
Bước 3: Chờ kết nối đến chuyên viên tư vấn
Bước 4: Trình bày ngắn gọn, đầy đủ vấn đề vướng mắc, lắng nghe tư vấn từ các chuyên viên tư vấn, tiếp tục trao đổi các thắc mắc.
Cách 2: Liên hệ trực tiếp tới bộ phận 1 cửa tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh theo địa chỉ sau: Khu Trung tâm Hành chính huyện, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Muốn chuyển cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thì phải làm gì?
>> Tư vấn miễn phí về cách chuyển cơ sở khám chữa bệnh miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, người tham gia BHYT được quyền thay đổi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu khi cảm thấy cần thiết. Theo khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu bao gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu (01 bản);
– Thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng;
– CMND/CCCD của người có nhu cầu thay đổi cơ sở (bản gốc và 01 bản sao)
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Người lao động hoặc đơn vị nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh vào đầu mỗi quý.
– Hồ sơ được nộp cho:
– Cơ quan BHXH huyện để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu
– Cơ quan BHXH tỉnh để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
Bước 3: Chờ giải quyết
– Người lao động và đơn vị sau khi nộp hồ sơ sẽ nhện phiếu hẹn hoặc thông báo qua email từ cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ.
– Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Nếu không giải quyết, cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do.
Bước 4: Nhận thẻ BHYT mới
Cơ quan BHXH chuyển thẻ BHYT đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh cho người tham gia, hoặc chuyển cho đơn vị đăng ký.
Muốn chuyển nơi hưởng BHXH thì làm như thế nào?
>> Tư vấn miễn phí cách chuyển nơi hưởng BHXH miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định tại Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có thể chuyển nơi hưởng BHXH sang nơi cư trú mới trong nước. Thủ tục chuyển nơi nhận BHXH hàng tháng bao gồm 02 bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu chuyển nơi hưởng BHXH nộp hồ sơ tại Cơ quan đang hưởng BHXH, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo mẫu;
Hồ sơ đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và Phiếu điều chỉnh mức hưởng BHXH theo mẫu;
Hình thức nộp hồ sơ: Người yêu cầu có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH hiện tại, hoặc nộp qua đường bưu điện, hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công.
Bước 2: Cơ quan BHXH tỉnh/huyện tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan BHXH nơi chuyển đi:
Đối với người bắt đầu hưởng trợ cấp: Khi giải quyết xong chế độ thì thực hiện ngay việc chuyển hưởng đến địa bàn khác
Đối với người đang hưởng trợ cấp: Tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng, lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả người hưởng
Cơ quan BHXH nơi chuyển đến: Khi nhận được Thông báo chuyển hưởng, cập nhật ngay vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời, thông tin đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả trợ cấp hàng tháng.
Như vậy, để chuyển nơi hưởng trợ cấp BHXH, quý bạn đọc cần chuẩn bị hồ sơ, nộp đến cơ quan BHXH hiện đang chi trả để được chuyển hưởng BHXH sang nơi cư trú mới.
Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tham gia bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh? Bạn mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực BHXH? Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 của Luật Thiên Mã đội ngũ chuyên viên bảo hiểm xã hội dày dặn kinh nghiệm tại Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp thắc mắc mọi lúc – mọi nơi – mọi trường hợp.
Lưu ý:
Tổng Đài 1900.6174 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068
Luật Thiên Mã chỉ có 02 chi nhánh tại Hà Nội và TPHCM.