action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Bồi thường đất giao trái thẩm quyền được quy định như thế nào?

Bồi thường đất giao trái thẩm quyền là bao nhiêu? Theo quy định của pháp luật hiện hành, một trong các trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất chính là do giao đất trái thẩm quyền. Hiện nay, tình trạng vẫn còn xảy ra ở một số địa phương trên cả nước. Vậy nếu Nhà nước thu hồi đất do đất giao trái thẩm quyền thì người sử dụng đất có được bồi thường không? Quy định của pháp luật về bồi thường đất giao trái thẩm quyền như thế nào?

Bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bồi thường đất giao trái thẩm quyền. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về các nội dung dưới đây thì hãy liên hệ ngay theo hotline 1900.6174 để được giải đáp một cách chính xác nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về thu hồi đất giao trái thẩm quyền? Gọi ngay: 1900.6174

Đất giao trái thẩm quyền là gì?

Đất giao trái thẩm quyền hay còn gọi là đất giao không đúng thẩm quyền là việc Cơ quan nhà nước giao đất cho người sử dụng đất vượt quá thẩm quyền của mình. Hiểu theo cách đơn giản thì đây là việc cơ quan giao đất cho người sử dụng đất nhưng lại nằm trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình.

hop-boi-thuong-dat-giao-trai-tham-quyen

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì có 02 trường hợp được xem là đất giao trái thẩm quyền. Cụ thể như sau:

– Người đứng đầu điểm dân cư hoặc Ủy ban nhân dân xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai qua các thời kỳ.

Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.

Chính vì vậy, đất giao trái thẩm quyền được quy định bao gồm 02 trường hợp cụ thể như trên. Nhìn chung thì việc giao đất trái thẩm quyền đều xuất phát từ việc cơ quan Nhà nước tiến hành giao đất không thuộc phạm vi quản lý của mình.

>>> Xem thêm: Giá đền bù đất ao vườn được pháp luật quy định như thế nào?

Thẩm quyền giao đất theo quy định pháp luật

Cơ quan có thẩm quyền giao đất được pháp luật cho phép đó chính là Ủy ban nhân dân địa phương các cấp. Tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định chi tiết thẩm quyền giao đất đối với từng trường hợp như sau:

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giao đất trong các trường hợp gồm:

– Giao đất đối với tổ chức.

– Giao đất đối với cơ sở tôn giáo.

– Giao đất với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mục đích của việc giao đất này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp với cho thuê.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất cho các trường hợp sau:

– Giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân

– Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp giao đất cho các chủ thể khác nhau mà thẩm quyền giao đất có thể là Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân huyện. Một trong những điều cần lưu ý đối với việc giao đất là cơ quan có thẩm quyền giao đất không được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện việc giao đất cho người sử dụng đất. Đây là hành vi nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

>>> Thẩm quyền giao đất theo quy định pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Quy định về bồi thường đất giao trái thẩm quyền

Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, nếu có xảy ra trường hợp giao đất trái thẩm quyền thì theo quy định đất này sẽ được thu hồi lại do bị vi phạm pháp luật đất đai căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp giao đất trái thẩm quyền thì người sử dụng đất được hưởng một mức bồi thường đất giao trái thẩm quyền. Việc bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất có nguồn gốc xuất phát từ việc giao đất không đúng thẩm quyền trước ngày 01/07/2004, đã nộp tiền sử dụng đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được hưởng bồi thường như sau:

– Trường hợp đất giao trái thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 và đất này đã có đầy đủ các giấy tờ để chứng minh đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính để để sử dụng đất đối với diện tích đất đã giao nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường đất đối với diện tích và cùng loại với đất đã giao.

– Trường hợp đất giao trái thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến trước 01/07/2004 và có các giấy tờ chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với diện tích đất được giao mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất trong trường hợp này sẽ được bồi thường các khoản như sau:

+ Nếu có đầy đủ các giấy tờ để chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất được giao đúng mức thu theo quy định của pháp luật thì được bồi thường đất đối với diện tích và cùng loại với đất đã giao.

+ Nếu có đầy đủ giấy tờ để chứng minh đã nộp thuế nhưng thấp hơn mức thu theo quy định của pháp luật thời kỳ này thì được bồi thường về đất đối với diện tích và cùng loại với đất đã giao nhưng phải trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Trường hợp đất giao trái thẩm quyền trước ngày 01/07/2004 nhưng không các giấy tờ để chứng minh đã nộp tiền để sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường đất đối với diện tích và loại đất được giao nhưng phải trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp.

Thông qua các nội dung trên có thể thấy pháp luật đất đai đã quy định cụ thể và chi tiết đối với các trường hợp hưởng bồi thường đất giao trái thẩm quyền. Mức bồi thường đất giao trái thẩm quyền sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc người sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ tài chính hay chưa.

>>> Quy định về bồi thường đất giao trái thẩm quyền? Gọi ngay: 1900.6174

Đất giao trái thẩm quyền có được bồi thường không?

Trường hợp đất giao trái thẩm quyền là do lỗi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xác định sai quyền hạn của mình dẫn tới giao đất cho người sử dụng đất không thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Đối với đất giao trái thẩm quyền thì theo quy định pháp luật sẽ bị Nhà nước thu hồi và trong trường hợp này thì người sử dụng đất được hưởng bồi thường theo quy định của pháp luật.

boi-lan-boi-thuong-dat-giao-trai-tham-quyen

>>> Xem thêm: Lấn chiếm đất chưa sử dụng bị xử phạt như thế nào?

Việc bồi thường đất giao trái thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Trong đó, việc xác định người sử dụng đất đã thực hiện nộp tiền để sử dụng đất dựa trên các loại giấy tờ sau:

Biên lai, phiếu thu, hóa đơn thu tiền để được sử dụng đất, thu tiền đền bù theo Quyết định số 186/HĐBT ngày 31 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.

– Biên lai, phiếu thu, hóa đơn thu tiền theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm thu tiền.

– Biên lai, phiếu thu, hóa đơn hoặc các loại giấy tờ khác do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức giao đất trái thẩm quyền xác lập tại thời điểm thu tiền.

– Giấy tờ biên nhận thu tiền của Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã hoặc của cơ quan, tổ chức giao đất trái thẩm quyền đã được các cơ quan, tổ chức (hoặc người đại diện) cấp cho hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm thu tiền. 

Do đó, nếu người sử dụng đất bị thu hồi đất do đất giao trái thẩm quyền thì sẽ được hưởng bồi thường nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai.

>>> Đất giao trái thẩm quyền có được bồi thường không? Gọi ngay: 1900.6174

Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất

Thẩm quyền giao đất được quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giao đất trong các trường hợp gồm:

+ Giao đất đối với tổ chức.

+ Giao đất đối với cơ sở tôn giáo.

+ Giao đất với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mục đích của việc giao đất này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp với cho thuê.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất cho các trường hợp sau:

+ Giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

+ Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp giao đất cho các chủ thể khác nhau mà thẩm quyền giao đất thuộc về các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên cần phải lưu ý là cơ quan có thẩm quyền giao đất không được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện việc giao đất cho người sử dụng đất.

>>> Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất? Gọi ngay: 1900.6174

Quy trình thu hồi đất trong trường hợp giao đất trái thẩm quyền

Đất được giao trái thẩm quyền sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật. Việc thu hồi phải đảm bảo tuân theo quy trình sau:

Bước 1: Kiểm tra, xác định đối với hành vi giao đất trái thẩm quyền của cơ quan Nhà nước.

Đây là một trong các bước quan trọng mở đầu trước khi tiến hành thu hồi đất giao trái thẩm quyền. Cơ quan thực hiện kiểm tra, xác minh trong trường hợp này chính là cơ quan Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện kiểm tra đất giao trái thẩm quyền.

Bước 2: Tiến hành lập biên bản nhằm xác định hành vi vi phạm để làm căn cứ cho quyết định thu hồi đất.

Quyết định thu hồi đất được dựa trên do sự sai phạm trong thẩm quyền của cơ quan giao đất nên đây được xem là căn cứ để đưa ra quyết định thu hồi đất.

Nếu hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhưng không thuộc trường hợp xử lý vi phạm hành chính thì biên bản trên phải có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra phải gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo việc thu hồi đất giao trái thẩm quyền trong thời gian không quá 07 ngày làm việc, tính từ ngày lập biên bản.

Bước 3: Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.

Trong trường hợp này thì cơ quan Tài nguyên và môi trường sau khi tiến hành kiểm tra và xác minh thực địa thì tiến hành trình Ủy ban nhân dân cùng cấp về quyết định thu hồi đất.

Bước 4: Thông báo thu hồi đất cho các bên liên quan được biết.

Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi về quyết định thu hồi đất giao trái thẩm quyền. Thẩm quyền thông báo thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất giao trái thẩm quyền thì cơ quan đó phải ra thông báo thu hồi đất. 

Ví dụ: Nếu Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành thu hồi đất giao trái thẩm quyền của tổ chức sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thông báo về quyết định này cho các bên liên quan được biết.

Bước 5: Cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính và thu hồi Giấy chứng quyền sử dụng đất.

Cơ quan Tài nguyên và môi trường tiến hành chỉ đạo cập nhập lại cơ sở dữ liệu về đất đai, hồ sơ địa chính và thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, việc thu hồi đất giao trái thẩm quyền thực hiện theo quy trình như trên. Nếu người sử dụng đất có đất bị thu hồi không phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thu hồi đất thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định.

lan-boi-thuong-dat-giao-trai-tham-quyen

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về thu hồi đất giao trái thẩm quyền? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là một số nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến quý khách hàng về việc bồi thường đất giao trái thẩm quyền. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về các nội dung trên cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với Tổng đài Luật Thiên Mã theo số 1900.6174 để được kịp thời giải đáp cụ thể. Xin chân thành cảm ơn!

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7