Tử hình ở Việt Nam vẫn là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi, và có nhiều quan điểm khác nhau về án tử hình. Có những ý kiến cho rằng nên xóa bỏ án tử hình, vì xâm phạm đến quyền sống của con người. Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng, từ hình là hình phạt đặc biệt, và nghiêm khắc, nhằm mục đích răn đe những loại tội phạm nguy hiểm, không có nguy cơ tái phạm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin, quy định về tử hình ở Việt Nam.
Bài viết này của Luật sư hình sự – Luật Thiên Mã bao gồm các nội dung chính, như:
Tử hình ở Việt Nam là gì?;
Ở Việt Nam, tử hình sử dụng những hình thức nào?;
Tử hình ở Việt Nam áp dụng các tội phạm nào?;
Tử hình ở Việt Nam không áp dụng hoặc thi hành áp dụng các tội phạm nào?;
Tử hình ở Việt Nam có đặc điểm gì?.
>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
Tử hình ở Việt Nam là gì?
Hình phạt tử hình xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu đời, và được sử dụng rất rộng rãi thời phong kiến. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định tử hình là hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất, dành cho những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tử hình, là hình phạt chấm dứt quyền sống của một người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong bộ luật hình sự, quy định về tử hình:
Là hình phạt đặc biệt, chỉ áp dụng đối với những người đặc biệt nghiêm trọng, thuộc nhóm đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng con người, các tội về ma tuý, tham nhũng, và những tội khác được quy định trong bộ luật này.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với những người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tôi và người đủ 75 tuổi trở lên.
Không áp dụng án tử hình đối với những trường hợp, người phạm tội tham ô, nhận hối lộ, nhưng chủ động nộp lại tài sản giá trị ¾ số tài sản tham ô, hợp tác tích cực đối với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra.
>>> Khái niệm về tử hình ở Việt Nam?
Khái niệm tử hình ở Việt Nam
Theo quy định tại Bộ luật hình sự Việt Nam 2015, tử hình là hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất, trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hình phạt này, áp dụng đối với những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm.
Theo cách hiểu chung, tử hình là hình phạt tước bỏ đi quyền sống của một người phạm tội, giống như một sự trừng phạt cho hành vi phạm tội của người đó. Các nước ủng hộ việc tử hình, xem đây là biện pháp ngăn chặn tội phạm hữu hiệu.
Những tội danh thuộc trường hợp thi hành án tử hình, được quy định tại bộ luật hình sự 2015.
Mục đích của án tử hình
Những quốc gia ủng hộ án tử hình, vì những mục đích căn bản sau:
-Thứ nhất, tử hình là phương tiện, phương thức để bảo vệ mỗi cá nhân trong xã hội, trước những sự vi phạm về sự xâm phạm tính mạng. Tội phạm xâm phạm đe dọa đến tính mạng một cách tự nhiên, tử hình là phương thức trừng trị người phạm tội. Tử hình là hình phạt cao nhất, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vì vậy, nó phản ánh tính chất, đặc điểm của tội phạm nguy hiểm, và cần phải loại bỏ khỏi xã hội.
-Thứ hai, tử hình góp phần vào sự giáo dục, răn đe cho những hành vi phạm tội khác.
-Sự nghiêm khắc trong án tử hình, cho thấy mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, những tội đặc biệt nghiêm trọng. Bởi nhiều nhà làm luật cho rằng, những hình phạt tử hình áp dụng cho những đối tượng không thể tiếp tục cải tạo, giáo dục, không còn có khả năng tái hòa nhập với xã hội. Vì vậy, việc loại bỏ khả năng những người phạm tội này có thể trốn thoát, vượt ngục là cần thiết hơn cả.
>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
Nên loại bỏ hay duy trì hình phạt tử hình ?
Từ sau Đế chế La Mã sụp đổ đánh dấu cho sự bắt đầu của thời kỳ hiện đại, tử hình được áp dụng phổ biến ở toàn Châu âu và các nước khác trên thế giới. Trong suốt quá trình lịch sử tồn tại lâu dài, hình phạt tử hình đã thể hiện bản chất của mình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, mang lại hiệu quả cao nhất trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Tuy nhiên, kể từ đầu thế kỷ thứ 18, một số chính trị gia đã lên tiếng phản đối việc áp dụng hình phạt này. Tiêu biểu cho trào lưu đó chúng ta có thể kể đến Mông-tét-xki-ơ (Montesquieu, Pháp), Béc-ca-ri-ơ (Beccaria, Ý), Vôn-te-ơ (Voltaire, Anh), Ji-rê-mi Ben-tham (Jeremy Bentham, Anh).
Hưởng ứng trào lưu này, một số quốc gia đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi Bộ luật Hình sự của mình như Vê-nê-zi-la (Venezuela, 1863), Săn Ma-ri-nô (San Marino, 1865), Cót-xta Ri-ca (Costa Rica, 1877). Hiện nay, một số quốc gia, đặc biệt là ở Châu âu, không còn áp dụng hình phạt tử hình nữa hoặc chỉ giữ lại đối với các tội phạm phản bội tổ quốc và tội phạm chiến tranh.
Các học giả, đa số là các học giả Mỹ, kịch liệt lên án việc duy trì hình phạt tử hình. Họ lý luận rằng việc áp dụng án tử hình là vô nhân đạo, vi phạm nhân quyền và nhiều lúc giết oan người vô tội. Cơ bản, họ phủ nhận tác dụng ngăn ngừa tội phạm của hình phạt tử hình.
Tử hình ở việt nam sử dụng hình thức nào?
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vẫn giữ án tử hình và được sử dụng dưới các hình thức, cụ thể:
1.Tử hình bằng súng
Một đội thi hành án tử hình, thường sẽ gồm có 5 tay súng, nhắm bắn vào người phạm tội, với khoảng cách không quá 10 m. Tiếp đó, người đội trưởng sẽ bắn phát súng đặc ân vào não người tử tù, để thực sự chấm dứt mạng sống của người phạm tội. Đây là hình thức cần phải thực hiện nhanh chóng, dứt khoát
2.Tử hình bằng cách xử bắn
Biện pháp tử hình này, được Việt Nam và một số quốc gia khác sử dụng. Phạm nhân sẽ bị trói trên cột cách quan tài 3m, một đội hành quyết gồm khoảng 10 người, mỗi người sẽ được phát một khẩu súng đã lắp sẵn đạn, khi nào có lệnh sẽ đồng loạt nổ súng. Sau đó, sẽ có một sĩ quan đến kiểm tra và dùng sung cho người phạm tội một phát đạn ân huệ vào thái dương.
3.Tử hình bằng tiêm thuốc độc
Tiêm thuốc độc là cách tiêm vào cơ thể người một liều thuốc độc tổng hợp (thường gồm ba loại thuốc tiêm theo trình tự: gây mê, làm cơ bắp thịt và thần kinh ngừng hoạt động và làm cho tim ngừng đập.
4.Tử hình bằng ghế điện
Ghế điện là một trong những công cụ dùng để tử hình, được sử dụng ở Mỹ. Dụng cụ này, sẽ giết chết người phạm tội bằng cách cho một luồng điện lớn đi vào cơ thê người phạm tội. Đây là phương thức tử hình, xuất phát từ Hoa Kỳ, người bị kết án tử hình sẽ bị buộc trong chiếc ghế gỗ được thiết kế đặc biệt.
Như vậy, có bốn phương thức được sử dụng để thi hành án tử hình. Trong đó, ở Việt Nam, sử dụng phương thức tử hình bằng cách sử bắn người phạm tội, khoảng 10 người, mỗi người sẽ được phát một khẩu súng đã lắp sẵn đạn, khi nào có lệnh sẽ đồng loạt nổ súng. Sau đó, sẽ có một sĩ quan đến kiểm tra và dùng sung cho người phạm tội một phát đạn ân huệ vào thái dương.
>>> Hãy để các luật sư hình sự của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Tử hình ở Việt Nam áp dụng các tội phạm nào ?
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, những trường hợp áp dụng án tử hình ở Việt Nam là:
-Điều 108: Tội phản bội Tổ quốc
-Điều 109: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
-Điều 110: Tội gián điệp
-Điều 112: Tội bạo loạn
-Điều 113: Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
-Điều 114: Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Điều 123: Tội giết người
-Điều 142: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
-Điều 194: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
-Điều 248: Tội sản xuất trái phép chất ma tuý
-Điều 249: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
-Điều 251: Tội mua bán trái phép chất ma tuý
-Điều 299: Tội khủng bố
-Điều 353: Tội tham ô tài sản
-Điều 354: Tội nhận hối lộ
-Điều 421: Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
-Điều 422: Tội chống loài người
-Điều 423: Tội phạm chiến tranh
Có thể thấy, bộ luật hình sự 2015, quy định 18 tội danh thuộc trường hợp áp dụng án tử hình, những tội danh này đã được giảm so với quy định tại bộ luậy 1999.
>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Người nhà được phép nhận thi hài tử tội
Sau khi thi hành xong án tử hình, Hội đồng thi hành án sẽ lập biên bản, báo cáo Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự và giao Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án làm thủ tục khai tử cho người bị tử hình.
Trong thời hạn 3 ngày sau khi bản án đã được thi hành, trại tạm giam thông báo cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình biết, giao cho họ tiền, tài sản và đồ vật khác có liên quan.
Trường hợp trong thời gian tạm giam chờ thi hành án tử hình mà thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tử hình có đơn đề nghị được nhận thi hài của người đã bị thi hành án tử hình để táng, tự chịu chi phí liên quan, cam kết bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị đang cư trú thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án tử hình xem xét, quyết định.
Liên quan đến án tử hình, hiện nay Liên hiệp quốc đang kêu gọi và nhiều nước đã từ lâu bỏ hình phạt tử hình vì tính thiếu nhân đạo của nó. Tại Việt Nam, mới đây nhất cũng đã có đợt sửa đổi luật hình sự. Theo đó, án tử hình cũng đã được bãi bỏ ở một số tội danh.
Tử hình ở Việt Nam không áp dụng hoặc thi hành áp dụng các tội phạm nào?
Theo quy định tại Điều 40 bộ luật hình sự 2015, quy định những trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình:
-Người phạm tội thuộc đối tượng dưới 18 tuổi
-Người phạm tội là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổ
-Người phạm tội đủ 75 tuổi trở lên khi đang xét xử
Những trường hợp không thi hành án tử hình, được quy định tại Điều 40 khoản 3 luật hình sự 2015:
-Người phạm tội là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
-Người phạm tội đủ 75 tuổi trở lên khi đang xét xử
-Những đối tượng tham ô, hối lộ, mà nộp trả lại ¾ số tài sản, có thái độ hợp tác tích cực trong quá trình điều tra trong việc phát hiện, điều tra tội phạm.
>>> Hành động ngay để không mất thêm thời gian, tiền của và sức lực vì rắc rối pháp lý! Đặt lịch tư vấn với Luật sư hôm nay – chỉ một khoản phí nhỏ mang lại giá trị lớn: giải pháp nhanh, lợi ích tối ưu. Hoàn phí nếu chọn gói trọn gói khi thuê luật sư sau thanh toán. Thanh toán và đặt lịch ngay!
Tử hình ở Việt Nam là hình phạt có đặc điểm gì?
Là một trong những hình phạt của bộ luật hình sự, nhưng tử hình có đặc điểm, tính chất khác so với loại hình phạt khác. Cụ thể:
-Tử hình là hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất trong các loại hình phạt
-Hình phạt tử hình có mục đích phòng ngừa người phạm tội tái phạm lại, nhưng không có mục đích giáo dục người bị kết án vì đã tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của họ;
-Hình phạt tử hình, là hình phạt có khả năng phòng ngừa tội phạm cao so với các hình phạt khác
-Bên cạnh đó, sẽ không có khả năng khắc phục, sửa chữa khi áp dụng hình phạt tử hình.
Như vậy, mặc dù là tội danh được quy định trong bộ luật, nhưng hình phạt tử hình có đặc điểm khác biệt tương đối so với những hình phạt khác.
Trên đây là toàn bộ những thông tin, quy định về hình phạt tử hình mà chúng tôi cung cấp cho các bạn. Hiện nay, tử hình vẫn là chủ đề có nhiều quan điểm khác nhau, có những quốc gia vẫn giữ án tử hình, và có những quốc gia đã xóa bỏ hình phạt này. Đây là hình phạt tước đi quyền sống, tính mạnh của một người bị kết án, và tử hình chỉ áp dụng đối với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việt Nam, là quốc gia vẫn giữ thi hành án tử hình, bởi theo quy định tại Hiến pháp Việt Nam, quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của pháp luật, trong trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn quốc gia. Việc thi hành án tử hình, có những sự phù hợp, răn đe riêng đối với người phạm tội. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp bên trên, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những quy định về hình phạt này.
>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!