action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân là gì?

Giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân là gì?  Việc ủy quyền đòi nợ thuê hiện nay rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng. Xét về khía cạnh pháp lý, không phải ai cũng biết rõ quy định pháp luật về vấn đề này. Hôm nay, Luật Thiên Mã tiếp nhận hỗ trợ từ khách hàng với nội dung giấy ủy quyền . Cùng theo dõi nội dung tư vấn của chúng tôi nhé. Nếu bạn đọc cần liên hệ gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 1900.6174.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân. Gọi 1900.6174

Chị Hà ở Đà Nẵng đặt câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có một thắc mắc cần luật sư tư vấn như sau: Tôi có cho anh Hùng vay số tiền là 200 triệu đồng, có hợp đồng vay tiền được công chứng. Giờ đã đến thời hạn trả tiền, tôi yêu cầu trả nợ thì anh Hùng không trả. Vậy tôi muốn ủy quyền cho một người khác đòi nợ hộ thì có được không? và những trình tự thủ tục ủy quyền thực hiện như thế nào? Mong nhận được tư vấn chi tiết từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Hà, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới tổng đài Luật Thiên Mã. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của chị về giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân cụ thể như sau:

Giấy ủy quyền đòi nợ là gì?

Hoạt động đòi nợ thuê hiện nay diễn ra phổ biến và có nhiều hình thức khác nhau như: người thân, bạn bè ủy thác cho nhau đi đòi nợ; kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê…

Theo quy định tại Điều 562 BLDS 2015, giấy ủy quyền đòi nợ là sự thỏa thuận giữa các bên về việc bên nhận ủy quyền sẽ thu hộ nợ cho bên ủy quyền. Sau đó bên nhận ủy quyền sẽ nhận thù lao nếu có hoặc theo quy định pháp luật.

Mọi thắc mắc liên quan đến lời giải đáp trên của Luật sư về giấy ủy quyền đòi nợ, chị Hà có thể kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tận tình.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về giấy ủy quyền đòi nợ được pháp luật quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân có những nội dung nào?

Giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân có những nội dung nào không phải ai cũng biết. Hiện nay pháp luật chưa quy định hình thức chung của giấy ủy quyền, các bên có thể tự quy định các điều khoản của mình trong giấy ủy quyền nhưng phải đảm bảo không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Luật Thiên Mã xin gợi ý những điều khoản không thể thiếu trong giấy ủy quyền sau:

 

giay-uy-quyen-doi-no-ca-nhan

 

– Giấy ủy quyền được lập khi nào và ở đâu;

– Thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền, bao gồm: họ và tên; địa chỉ; số CMND/căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực; hộ khẩu thường trú…

– Căn cứ làm giấy ủy quyền (theo hợp đồng vay nào/bên xác nhận nợ? Số nợ là bao nhiêu?…)

– Nội dung, phạm vi ủy quyền;

– Hiệu lực của giấy ủy quyền;

– Chữ ký của các bên.

Thông qua lời giải đáp trên của Luật sư về nội dung giấy ủy quyền đòi nợ, nếu chị Hà và bạn đọc còn có như cầu biết thêm thông tin chi tiết hơn về vấn đề này, vui lòng liên hệ với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để có được câu trả lời chính xác nhất!

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về giấy ủy quyền đòi nợ phải có những nội dung nào? Gọi ngay 1900.6174

Mẫu giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân chuẩn xác

Dưới đây, Luật Thiên Mã xin gợi ý cho chị Hà mẫu giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân chuẩn xác, mời chị cùng quý khách hàng theo dõi.

                                                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                         ­­————-***————

                                                                         GIẤY ỦY QUYỀN

                                                             (V/v thu hồi nợ……..theo hợp đồng số…../20…..)

Hôm nay, ngày …. tháng…. năm 20…, tại địa chỉ: Số nhà……, ngõ………, đường…….., phường…….., quận………, thành phố Hà Nội.

Bên ủy quyền (Sau đây gọi là Bên A): Bà …

Chứng minh nhân dân số: … do Cục cảnh sát Thành phố Đà Nẵng cấp ngày … tháng … năm …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số nhà …, phường … quận…, thành phố Đà Nẵng

Bên nhận ủy quyền (Sau đây gọi là Bên B): Ông …

Hộ chiếu số: ………………………. Ngày cấp: ……./……../….

Nơi cấp: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh

Địa chỉ: Thôn …………….., xã …………….., huyện …, thành phố Đà Nẵng.

Theo biên bản xác nhận nợ lập ngày … tháng … năm 20… tại … thuộc Công ty Cổ Phần …, Ông (Giám đốc Công ty Cổ Phần …) có vay của bà … tiền mặt và … để đầu tư khai thác … theo hợp đồng mà công ty Cổ phần … đã ký với công ty Cổ Phần …

– Tiền mặt: ………….. đồng (……… đồng);

– …. quy đổi thành tiền mặt là ………. đồng (…….. đồng);

Tổng số tiền còn nợ đến thời điểm hiện tại là: ……….. đồng (Bằng chữ: …….. đồng).

Bằng văn bản này, Bà … quyền cho Ông …với nội dung:

  1. Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện mọi giao dịch liên quan đến việc thu hồi khoản nợ ……….. đồng (…….. đồng) của ông … (Chứng minh nhân dân số … do công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …..) có nghĩa vụ thanh toán cho bên A.
  2. Bên B cam kết sẽ chỉ thực hiện công việc trong phạm vi do Bên A ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mọi hành vi trái luật hoặc nằm ngoài phạm vi ủy quyền do Bên B chịu trách nhiệm suốt quá trình thực hiện hoạt động ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi Bên B hoàn thành công việc mà Bên A đã ủy quyền. Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN UỶ QUYỀN

(Ký và ghi rõ họ tên)

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về cách viết giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân chuẩn xác. Gọi ngay 1900.6174

Một số lưu ý khi làm giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân

Việc làm giấy ủy quyền cho người khác đi đòi nợ, đòi nợ hộ diễn ra rất phổ biến hiện nay. Bên nhận ủy quyền sẽ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền. Bên dưới đây Luật Thiên mã xin gửi đến chị Hà và quý khách hàng một số lưu ý khi làm giấy ủy quyền .

– Về thời hạn ủy quyền: Theo quy định tại Điều 563 BLDS 2015, nếu các bên không có thỏa thuận riêng thì giấy ủy quyền có hiệu lực trong thời hạn 01 năm.

 

giay-uy-quyen-doi-no-ca-nhan

 

– Về quyền đơn phương chấm dứt thực hiện giấy ủy quyền: Theo quy định tại Điều 569 BLDS 2015 thì:

+ Bên ủy quyền: 

Trường hợp việc ủy quyền có trả công thì bên ủy quyền có quyền tự mình đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên trong trường hợp này, bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên nhận ủy quyền tương ứng với phần công việc bên nhận ủy quyền đã hoàn thành và bồi thường thiệt hại;

Trường hợp việc ủy quyền không trả công thì bên ủy quyền có quyền tự mình đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng nhưng phải báo trước với bên kia trong khoảng thời gian hợp lý.

Nếu bên ủy quyền chấm dứt việc thực hiện hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết, nếu không, hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết. Hợp đồng cấp phép.

+ Bên được ủy quyền: 

Trong trường hợp ủy quyền có trả tiền, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) cho khách hàng;

– Bên được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác nếu bên ủy quyền đồng ý hoặc không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng.

Như vậy, chị Hà cũng đã biết được một số lưu ý khi làm giấy ủy quyền rồi đúng không nào. Dưới đây là thủ tục ủy quyền đòi nợ cá nhân hợp pháp mà chúng tôi gợi ý để chị Hà cũng như bạn đọc thuận lợi hơn trong quá trình ủy quyền đòi nợ

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những lưu ý khi làm giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân. Gọi ngay 1900.6174

Thủ tục ủy quyền đòi nợ cá nhân hợp pháp 

Các bên thỏa thuận thời hạn ủy quyền, nếu không có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định thì hợp đồng sẽ đương nhiên có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ủy quyền. 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 141 BLDS 2015, một người, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân, pháp nhân khác nhau nhưng họ không được nhân danh người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự với mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là đại diện. 

Vì vậy, bên cho vay có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền đòi nợ thay. Khi ủy thác cho người khác, bên cho vay bảo đảm rằng người đại diện thực hiện quyền nhờ thu sẽ không đồng thời là đại diện của bên cho vai. Trong văn bản ủy quyền phải ghi đầy đủ, cụ thể nội dung và phạm vi ủy quyền. Mặc dù văn bản pháp luật không quy định giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực nhưng để đảm bảo chắc chắn về mặt pháp lý, giấy ủy quyền nên được công chứng, chứng thực.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của chị Hà. Nếu chị còn vướng mắc gì về nội dung trên, hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được Luật Thiên Mã hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về Thủ tục ủy quyền đòi nợ cá nhân hợp pháp, gọi ngay 1900.6174

Với những chủ đề mà Luật Thiên Mã chia sẻ, hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm theo dõi từ quý độc giả. Nếu còn câu hỏi nào muốn giải đáp thì đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi qua số máy 1900.6174.

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7