action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Ép viết giấy nợ phạm tội gì? Giải đáp nhanh chóng nhất

 

Ép viết giấy nợ phạm tội gì? Vay tiền là giao dịch dân sự ngày càng phổ biến hiện nay, do đó tranh chấp về việc vay nợ gia tăng cũng là điều khó tránh khỏi. Tranh chấp xảy ra khi bên nói có, bên nói không về sự tồn tại của việc cho vay mượn đó. Vậy khi bị ép ký giấy vay nợ, người vay có phải trả số tiền đó hay không? Người cưỡng ép, đeo dọa người khác ký giấy nợ sẽ bị xử lý như thế nào?

Ngay trong bài viết này, các bạn đọc giả sẽ nhận được lời giải đáp chính xác, chi tiết về những vấn đề trên từ đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí ép viết giấy nợ phạm tội gì? Gọi ngay: 1900.6174

 

Câu hỏi của chị Mai – Cà Mau gửi đến Luật Thiên Mã:Tôi có vay tiền anh P với số tiền 200 triệu và cam kết sau 6 tháng sẽ trả nhưng tôi không trả kịp, nhiều lần khất nợ anh P và anh P cũng đồng ý.

Nhưng đến hôm nay tôi được anh P thông báo số tiền tôi nợ anh tính cả gốc lẫn lãi lên đến 500 triệu đồng, dù trước đây thỏa thuận không có lãi. Tôi không đồng ý trả 500 triệu đồng mà chỉ trả 200 triệu đồng, anh P đã nhiều lần gọi điện và nhắn tin cho tôi bắt tôi phải nhận.

Anh P còn cho người đến nhà tôi đánh tôi, dọa sẽ giết tôi nếu tôi không đồng ý ký giấy vay nợ, do quá sợ nên tôi đã đồng ý ký, sự việc có sự chứng kiến của người nhà tôi và hàng xóm xung quanh. Luật sư cho tôi hỏi với hành vi như vậy của anh P thì có vi phạm pháp luật không? 

 

Giấy nợ là gì?

Giấy nợ còn gọi là giấy mượn nợ, giấy mượn tiền hay hợp đồng vay tài sản. Văn bản này được sử dụng trong các thỏa thuận giữa hai bên về số tiền  vay, thời gian vay, tiền lãi, bảo lãnh (nếu có) và nghĩa vụ trả nợ. 

ep-viet-giay-no-pham-toi-gi

Giấy vay tiền có thể viết tay toàn bộ hoặc một phần nhưng phải có chữ ký trực tiếp của bên vay, bên cho vay và người làm chứng (nếu có) thì mới có tính chính xác cao. Có rất nhiều mẫu giấy vay cá nhân, trong đó phổ biến nhất là  giấy vay tiền, giấy mượn tiền, giấy vay tiền có thế chấp,… 

Việc có đầy đủ giấy tờ pháp lý là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của bạn. Như vậy, giấy vay nợ là  chứng cứ quan trọng trong trường hợp có tranh chấp. Nhờ có giấy vay tiền mà  hạn chế được  rủi ro, kiện cáo trong quá trình vay, cho  vay.

>>> Xem thêm: Giấy cam kết trả nợ mới nhất hiện nay? Cách viết giấy cam kết chính xác nhất

Điều kiện để giấy nợ có hiệu lực

Là giao dịch dân sự nên giấy vay tiền phải đảm bảo các quy định về giao dịch dân sự để có hiệu lực như sau:

  • Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của chủ thể xác lập phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  •  Người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện;
  •  Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Đồng thời, giao dịch dân sự phải đáp ứng các điều kiện về hình thức theo quy định pháp luật cũng là căn cứ để xác định giao dịch có hiệu lực trong trường hợp luật có quy định.

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 còn có quy định về hợp đồng vay:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả như đã thỏa thuận, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản theo đúng số lượng, chất lượng và phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Do đó, giấy nợ hay hợp đồng vay tài sản phải đảm bảo các điều kiện như trên thì mới có hiệu lực.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí Giấy nợ có hiệu lực khi nào? Gọi ngay: 1900.6174

Ép viết giấy nợ phạm tội gì?

Việc vay tiền phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của các chủ thể tham gia giao dịch. Do đó, người nào uy hiếp, đe dọa, dùng vũ lực để ép người khác vay một khoản tiền hoặc ký vào giấy nợ là hành vi vi phạm pháp luật.

Các đối tượng này thường  uy hiếp, dùng vũ lực, đe dọa tinh thần để ép người khác ký giấy nợ một khoản tiền sau đó dùng giấy tờ này để đòi nợ và chiếm đoạt tiền. Hành vi này cũng là hành vi khách quan trong cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Bộ luật hình sự 2015.

Do đó, người thực hiện hành vi đe dọa, dùng vũ lực để uy hiếp, ép người khác vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản.

>>>> Ép người khác viết giấy nợ phạm tội gì? Liên hệ ngay: 1900.6174

Ép viết giấy nợ bị xử lý thế nào?

Hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần để ép người khác viết giấy vay nợ nhằm chiếm đoạt tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản.

ep-viet-giay-no-pham-toi-gi

Trường hợp có hành vi đe dọa, dùng vũ lực để uy hiếp, ép người khác vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản phạm tội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người ép người khác vay tiền có thể bị xử phạt hành chính. 

>>> Xem thêm: Nợ xấu bao lâu thì bị kiện theo quy định mới nhất

Ép viết giấy nợ bị xử phạt hình sự

Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
  • Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
  • Phạm tội có tổ chức;
  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
  •  Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  •  Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
  •  Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  •  Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt các hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>>> Ép viết giấy nợ bị xử phạt hình sự mức độ nào? Liên hệ 1900.6174 để đươc luật sư giải đáp miễn phí

Ép viết giấy nợ bị xử phạt hành chính

Trường hợp có hành vi đe dọa, dùng vũ lực để uy hiếp, ép người khác vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản phạm tội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người ép người khác vay tiền có thể bị xử phạt hành chính với  mức phạt theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021 từ 03 – 05 triệu đồng

>>> Mức xử phạt hành chính khi ép viết giấy viết nợ là bao nhiêu? Gọi ngay: 1900.6174

Người bị ép ký giấy nợ có phải trả tiền không?

Một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là chủ thể tham gia giao dịch dân sự với ý chí tự nguyện. Việc các bên tự nguyện thực hiện giao dịch là điều kiện quan trọng để giao dịch có hiệu lực, do đó khi có hành vi đe dọa, dùng vũ lực để uy hiếp, ép người khác vay tiền đã không thỏa mãn điều kiện tự nguyện của chủ thể.

Vì vậy, theo quy định của BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu:

  • Trường hợp các bên có thực hiện giao dịch thực tế thì phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, bên bị ép ký giấy vay tiền sẽ trả lại đúng số tiền đã nhận, bên cho vay không được đòi thêm khoản lãi vay.
  • Trường hợp bên cho vay cưỡng ép bên vay ký giấy vay tiền nhưng đây chỉ là một khoản tiền khống, không có giao dịch thực tế thì bên vay không có nghĩa vụ phải trả, tuy nhiên bên vay phải chứng minh được việc ký giấy vay là do ép buộc, đồng thời số tiền vay nêu trong giấy vay tiền chỉ là số tiền khống.

ep-viet-giay-no-pham-toi-gi

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí ép viết giấy nợ phạm tội gì? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời thắc mắc của chị Mai gửi đến Luật Thiên Mã về ép viết giấy nợ phạm tội gì? Nếu có thông tin nào cần hỗ trợ thì hãy gọi điện đến số hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết. Đội ngũ tư vấn của Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7