Cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ? Tiêu chuẩn tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào? Và thủ tục xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do bị cận thị được thực hiện ra sao? Có thể nói, nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ cao quý và là trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc. Một trong những tiêu chí quan trọng để tuyển chọn công dân đi nhập ngũ đó là tình trạng sức khỏe, trong đó có thị lực. Do đó, trường hợp mắt bị cận và có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không là thắc mắc của rất nhiều người dân, đặc biệt là thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ.
Ngay trong bài viết này, Luật sư sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả những vướng mắc trên một cách chi tiết. Nếu các bạn có nhu cầu cần được tư vấn khẩn cấp, hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời!
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ? Gọi ngay: 1900.6174
Bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Có thể nói, tiêu chí về sức khỏe được xem xét khá kỹ lưỡng và chặt chẽ khi thực hiện tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ quân sự. Bởi khi nhập ngũ thì thanh niên cần có sức khỏe ở mức khá trở lên để có thể đáp ứng cho quá trình học tập và rèn luyện trong môi trường quân đội.
Liên quan đến yếu tố thị lực, trường hợp bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Theo đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, về nguyên tắc sẽ thực hiện tuyển chọn những thanh niên có sức khỏe loại 1, 2, 3 được xác định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP để tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định thêm trường hợp công dân có sức khỏe loại 3 và tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên) đã có xác nhận cơ sở y tế có thẩm quyền, thì sẽ không được gọi nhập ngũ vào Quân đội. Và lúc này, công dân đó sẽ thuộc trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ với lý do chưa đáp ứng điều kiện về sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Có thể thấy, tùy thuộc vào mức xếp loại sức khỏe cũng như tình trạng hiện tại của tật khúc xạ, mà thanh niên có thể được xem xét cho tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Do đó, trường hợp bị cận dưới 1,5 diop, và vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe để vào môi trường quân đội và đáp ứng các điều kiện khác có liên quan trong việc tuyển chọn, thì vẫn có thể đi nghĩa vụ quân sự bình thường.
>>> Xem thêm: Luật nghĩa vụ quân sự gồm những tiêu chí? đổi mới gì?
Cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ?
Anh Tuấn (Tiền Giang) có thắc mắc như sau:
“Kính chào Luật sư! Hiện tôi đang có vấn đề liên quan tới việc tham gia nghĩa vụ quân sự cần được giải đáp như sau:
Tôi năm nay 21 tuổi, và hiện đang học ngành kỹ thuật điện tại một trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh. Cách hai tháng nay, do kinh tế gia đình gặp khó khăn và ba tôi bị bệnh cần có tiền chữa bệnh, nên tôi đã bảo lưu việc học để đi làm thêm phụ giúp cho gia đình. Do chi phí học tập và sinh hoạt khá cao, nên tôi có ý định sẽ nghỉ học để xin việc tại siêu thị nhằm có thu nhập ổn định hàng tháng.
Trong quá trình học tại trường, tôi đã được cấp giấy xin xác nhận để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Do đó, nếu tôi nghỉ học thì không thể xin tạm hoãn thêm được nữa. Do tôi có tật khúc xạ về mắt (cận 03 độ) từ lớp 6, nên thị lực cũng không được tốt như các bạn cùng trang lứa. Điều tôi băn khoăn nhất ngay lúc này là trường hợp cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ? Chân thành cảm ơn Luật sư!”.
Phần trả lời của Luật sư:
“Chào anh Tuấn! Cảm ơn anh đã tin tưởng và để lại câu hỏi thắc mắc cho chúng tôi! Với vấn đề mắt bị cận bao nhiêu độ đi nghĩa vụ, Luật sư xin tư vấn đến anh như sau:
Thứ nhất, liên quan đến việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự về thị lực, cụ thể là trường hợp mắt cận thị được ghi nhận cụ thể tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP:
- Đạt điểm 2: Cận thị dưới 1,5 độ;
- Đạt điểm 3: Cận thị từ 1,5 độ đến dưới 3 độ;
- Đạt điểm 4: Cận thị từ 3 độ đến dưới 4 độ;
- Đạt điểm 5: Cận thị từ 4 độ đến dưới 5 độ;
- Đạt điểm 6: Cận thị từ 5 độ trở lên;
- Xác định theo thị lực không kính và cộng thêm 1 điểm trong trường hợp cận thị đã qua phẫu thuật.
Thứ hai, liên quan đến việc phân loại sức khỏe của thanh niên để tiến hành tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự (khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP):
- Sức khỏe đạt loại 1: Khi 8 tiêu chí đều đạt điểm 1;
- Sức khỏe đạt loại 2: Khi có ít nhất 1 tiêu chí đạt điểm 2;
- Sức khỏe đạt loại 3: Khi có ít nhất 1 tiêu chí đạt điểm 3;
- Sức khỏe đạt loại 4: Khi có ít nhất 1 chỉ tiêu đạt điểm 4;
- Sức khỏe đạt loại 5: Khi có ít nhất 1 chỉ tiêu đạt điểm 5;
- Sức khỏe đạt loại 6: Khi có ít nhất 1 chỉ tiêu đạt điểm 6.
Sau khi đã thực hiện việc khám tổng thể các tiêu chí mà pháp luật đề ra, và đưa ra mức xếp loại sức khỏe theo quy định, thì cần tiến hành xem xét công dân có thuộc các trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình hay không. Theo cơ sở pháp lý tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP, việc tạm hoãn gọi nhập ngũ được áp dụng đối với thanh niên trong trường hợp người này chưa đủ về mặt sức khoẻ để có thể phục vụ tại ngũ trong quân đội theo quy định.
Như vậy, khi đã thực hiện khám sức khỏe để tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ quân sự trong các đợt tuyển, trường hợp thanh niên bị cận thị từ 1,5 độ trở lên sẽ không đáp ứng điều kiện về sức khỏe (thị lực), và được cho tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, không đồng nghĩa mọi trường hợp bị cận thị đều được pháp luật cho phép tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, mà theo đó trường hợp công dân bị cận thị dưới 1,5 độ và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định thì vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự trên thực tế.
Theo thông tin anh Tuấn chia sẻ, anh có tật khúc xạ về mắt (cận 03 độ) dẫn đến thị lực không được tốt, nên anh có thể được xem xét cho tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo luật định do bị cận thị trên 1,5 độ. Để có thể xác định chắc chắn trường hợp được phép tạm hoãn, thì anh cần tham gia buổi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được tổ chức tại địa phương, để có được kết luận của Hội đồng khám sức khỏe về việc không đủ sức khỏe (về thị lực) để có thể tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định.
>>> Cận bao nhiêu độ không phải đi nghĩa vụ 2023? Liên hệ ngay: 1900.6174
Tiêu chuẩn tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự
Trước khi tham gia vào môi trường quân ngũ, công dân cần đáp ứng những tiêu chuẩn tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự mà pháp luật đặt ra. Đó là tiêu chuẩn về độ tuổi, tư tưởng chính trị, sức khỏe và thể lực, nhằm đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng quân số tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tiêu chuẩn về độ tuổi
Theo đó, công dân cần đáp ứng điều kiện về độ tuổi tối thiểu mà pháp luật quy định để có thể tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Về cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn về tuổi đời khi thực hiện tuyển quân được ghi nhận cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP:
Thứ nhất, về các trường hợp thông thường, thì công dân cần đáp ứng độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Thứ hai, trường hợp công dân nam tham gia khóa đào tạo cao đẳng, đại học, thì về nguyên tắc công dân đó sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong khoảng thời gian tham gia khóa đào. Trong trường hợp này, việc tuyển chọn và gọi nhập ngũ sẽ đến hết 27 tuổi theo quy định.
Như vậy, thanh niên khi thuộc các độ tuổi nhập ngũ nêu trên cần xác định rõ từng trường hợp cụ thể, để từ đó chấp hành tốt quy định tham gia nghĩa vụ quân sự mà Nhà nước và pháp luật đã đề ra.
>>> Độ tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu? Gọi ngay: 1900.6174
Tiêu chuẩn về chính trị
Bên cạnh điều kiện về độ tuổi, thì tiêu chuẩn về chính trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển chọn thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự. Theo đó, tiêu chuẩn về chính trị khi tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, thực hiện xác định tiêu chuẩn chính trị của công dân tham gia nhập ngũ theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Thứ hai, thực hiện xác định tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng trong trường hợp thuộc các cơ quan và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; hoặc lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ, Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp trong Quân đội.
Có thể thấy, việc đặt ra tiêu chuẩn về chính trị sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn được công dân có lý lịch rõ ràng; lập trường, tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023 là gì? Đi mấy năm?
Tiêu chuẩn về sức khỏe
Khi tham gia vào môi trường quân đội, công dân nhập ngũ sẽ có cơ hội được học tập, rèn luyện về ý chí, thể lực tốt. Do đó, sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc mà thanh niên cần phải đáp ứng theo quy định.
Theo cơ sở pháp lý tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, tiêu chuẩn về sức khỏe của công dân khi tuyển quân được thực hiện như sau:
Thứ nhất, thực hiện tuyển chọn những thanh niên đạt sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định ở Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân.
Thứ hai, đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội, hoặc lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ… thì tiêu chuẩn về sức khỏe cần phải bảo đảm theo tiêu chuẩn riêng mà Bộ Quốc phòng quy định.
Thứ ba, về nguyên tắc, những công dân có sức khỏe đạt loại 3 và có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 độ trở lên hoặc viễn thị); hoặc nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, thì không thực hiện gọi nhập ngũ.
Như vậy, công tác khám sức khỏe để lựa chọn những công dân đáp ứng đủ tiêu chuẩn mà pháp luật đặt ra là điều rất cần thiết, nhằm đảm bảo nguồn quân số chất lượng phục vụ trong quân ngũ.
>>> Thể lực sức khỏe đáp ứng yêu cầu đi nghĩa vụ quân sự? Liên hệ ngay: 1900.6174
Tiêu chuẩn về thể lực
Liên quan đến tiêu chuẩn về thể lực, căn cứ theo Mục I, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc phân loại sức khỏe theo thể lực bao gồm từ loại 1 đến loại 6, với các tiêu chí về chiều cao, cân nặng và vòng ngực. Dựa theo bảng thể lực được nêu tại phụ lục trên, thì tiêu chuẩn về thể lực tối thiểu mà công dân cần đáp ứng khi tham gia nghĩa vụ quân sự, đó là:
- Thứ nhất, đối với công dân nam thì chiều cao phải đạt từ 157cm trở lên, cân nặng từ 43kg trở lên và vòng ngực phải đạt từ 75cm trở lên.
- Thứ hai, còn đối với công dân nữ thì chiều cao phải từ 150cm trở lên, cân nặng từ 42kg trở lên.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định thêm những trường hợp thanh niên quá béo hoặc quá gầy, thì tiến hành xem xét chỉ số BMI (còn gọi là chỉ số khối cơ thể). Cụ thể, chỉ số này được xem xét nếu công dân đáp ứng tiêu chuẩn về thể lực, nhưng cơ thể có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng.
>>> Thể lực như thế nào để đi nghĩa vụ quân sự? Gọi ngay: 1900.6174
Tiêu chuẩn về trình độ học vấn
Để phục vụ cho quá trình học tập và rèn luyện trong quân ngũ, thì công dân cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ học vấn, để có thể tiếp cận các nội dung trong quá trình học tập và huấn luyện tại đơn vị nơi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo cơ sở pháp lý tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, quy định về trình độ học vấn của công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, cơ quan về quân sự ở địa phương sẽ thực hiện gọi nhập ngũ những công dân có trình độ học vấn từ lớp 8 trở lên (hoặc tuyển chọn thanh niên có trình độ học vấn lớp 7 trong trường hợp địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân trên thực tế).
Thứ hai, trường hợp các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (dưới 10 nghìn dân), thì ban chỉ huy quân sự địa phương được tuyển không quá 25% thanh niên hoàn thành cấp tiểu học, còn lại phải từ cấp trung học cơ sở trở lên.
>>> Để có thể đi nghĩa vụ quân sự cần đáp ứng điều kiện học vấn như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Quy định về khám mắt nghĩa vụ quân sự
Khám thị lực là một trong những nội dung quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện khám sức khỏe, nhằm phục vụ cho công tác tuyển quân đạt được kết quả như mong đợi. Theo đó, quy định về khám mắt nghĩa vụ quân sự được thực hiện theo quy định tại chương IV, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, nhân viên thực hiện công tác khám thị lực cần trực tiếp hướng dẫn thanh niên khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự về cách đọc theo đúng kỹ thuật quy định.
– Thứ hai, về bảng thị lực được dùng cho công tác khám sức khỏe và cách tiến hành đo thị lực:
+ Chữ đen, nền trắng (trong đó hàng 7/10 đến 8/10 cần treo ngang tầm mắt nhìn của người được thăm khám).
+ Đủ độ ánh sáng cần thiết để đọc (tránh việc gây lóa mắt, quá sáng hoặc tối quá ảnh hưởng tới khả năng nhìn theo bản năng của người đọc).
+ Cự ly giữa bảng đến chỗ đứng của người đọc là 5 mét.
+ Người đọc cần phải che mắt 1 bên bằng miếng bìa cứng, và khi tiến hành đọc thì cả 2 mắt của người này đều mở.
+ Nhân viên đo thị lực sẽ dùng que chỉ vào dưới từng chữ trên bảng thị lực. Theo đó, người đọc cần phải đọc xong một chữ trong khoảng thời gian dưới 10 giây theo quy định. Đặc biệt, đối với các hàng 8/10, 9/10, hoặc 10/10, thì người đọc chỉ được đọc sai 1 chữ mới được tính kết quả của những hàng đó.
– Thứ ba, về cách tính tổng thị lực 2 mắt của người được khám, trường hợp thị lực của mắt ở mức cao hơn 10/10, thì vẫn chỉ tính là 10/10.
Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến quy định về khám mắt nghĩa vụ quân sự 2023 hoặc muốn biết thêm các bệnh về mắt khi khám nghĩa vụ quân sự năm 2023, hãy liên hệ với Luật sư qua số máy 1900.6174 để được tư vấn chính xác và tận tình nhất!
Các bệnh về mắt khi khám nghĩa vụ quân sự
Có thể nói, yếu tố về thị lực liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của công dân khi tham gia nhập ngũ. Do đó, trường hợp công dân mắc phải các vấn đề về mắt, thì cơ quan về quân sự ở địa phương có thể xem xét để đưa ra hướng giải quyết cho các trường hợp này. Theo đó, các bệnh về mắt được quy định tại Phụ lục 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cụ thể bao gồm:
- Tật cận thị, viễn thị;
- Các trường hợp mắt bị loạn thị;
- Mắt bị mộng thịt;
- Mắt bị bệnh về giác mạc;
- Bị mắt hột;
- Trường hợp bị lông siêu (quặm) ở mi mắt;
- Mắt bị viêm kết mạc;
- Mắt bị lệ đạo;
- Mắt bị bệnh các cơ vận nhãn;
- Mắt bị tật rung giật nhãn cầu;
- Những bệnh ở mi mắt và hốc mắt;
- Mắt bị mù màu;
- Mắt bị thoái hóa biểu mô sắc tố;
- Mắt bị đục thủy tinh thể bẩm sinh;
- Những bệnh khác về mắt có ảnh hưởng đến thị lực.
Trên đây là các loại bệnh về mắt khi khám nghĩa vụ quân sự mà Luật sư đã liệt kê chi tiết theo quy định của pháp luật hiện hành. Tùy vào tình trạng và mức độ ảnh hưởng của loại bệnh về mắt đối với thị lực, mà thanh niên có thể được xem xét về việc tạm hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
>>>> Các bệnh về mắt khi khám nghĩa vụ quân sự bao gồm? Gọi ngay: 1900.6174
Sau khi phẫu thuật cận thị thì có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Anh Linh (Bến Tre) có thắc mắc như sau:“Dạ thưa Luật sư tư vấn!
Tôi năm nay đã 20 tuổi, và có ý định đi nghĩa vụ quân sự, nhằm tiếp nối truyền thống của gia đình do ông nội và ba tôi đều là quân nhân phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên, mắt của tôi bị cận 3 độ dẫn đến khả năng nhìn ở khoảng cách xa không được tốt lắm. Do đó, tôi quyết định sẽ đến bệnh viện để thực hiện thăm khám và có thể sẽ thực hiện phẫu thuật để khắc phục tật cận thị.
Rất mong được Luật sư giải đáp về việc sau khi phẫu thuật cận thị thì có được đi nghĩa vụ quân sự không? Chân thành cảm ơn Luật sư!”.
Phần trả lời của Luật sư:
Chào anh Linh! Với vướng mắc về vấn đề có được đi nghĩa vụ quân sự sau khi phẫu thuật cận thị, Luật sư xin đưa ra lời giải đáp như sau:
Theo đó, tật cận thị là một trong những loại bệnh về mắt khi thực hiện khám nghĩa vụ quân sự theo quy định. Theo thông tin anh Linh cung cấp, hiện tại anh đang bị tật cận thị ở mức 3 độ, và có dự định phẫu thuật mắt để khắc phục tật cận thị. Khi đó, nếu sau khi phẫu thuật cận thị mà mắt của anh hoàn toàn phục hồi như bình thường, thì tiêu chuẩn về thị lực sẽ căn cứ theo tiểu mục 1, Mục II, Phụ lục 1 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Cụ thể, trường hợp công dân bị cận thị và đã phẫu thuật mắt trên 01 năm có kết quả tốt, thì tình trạng thị lực được xác định theo nguyên tắc dựa vào thị lực không kính tăng lên 1 điểm theo quy định.
Do đó, nếu sau khi anh Linh thực hiện phẫu thuật cận thị, mà tổng thị lực hai mắt của anh được xếp vào loại 1, 2 hoặc 3, và đồng thời các chỉ tiêu khám sức khỏe khác cũng đều thuộc các loại trên, thì anh sẽ đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe trong công tác tuyển quân. Ngoài ra, bản thân anh còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khác liên quan đến tư tưởng về chính trị, trình độ học vấn, tình trạng thể lực để có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự theo luật định
>>> Sau khi phẫu thuật cận thị thì có được đi nghĩa vụ quân sự không? Liên hệ ngay: 1900.6174
Thủ tục xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do bị cận thị
Anh Hùng (Bình Thuận) có thắc mắc như sau:“Kính chào Luật sư! Hiện tôi đang có vấn đề vướng mắc cần Luật sư giải đáp như sau:
Tôi năm nay đã tròn 19 tuổi và đang trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Vừa rồi, tôi có nhận giấy báo để đi khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại địa phương, và tôi đạt sức khỏe loại 3 và mắt của tôi bị cận thị hơi nặng (2,95 độ).
Tôi có nghe thông tin trên báo đài về việc khi không đáp ứng về điều kiện sức khỏe, thì thanh niên được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, nhưng do không am hiểu về pháp luật nên tôi không rõ vấn đề này được thực hiện như thế nào.
Trong trường hợp này, Luật sư cho tôi hỏi thủ tục xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do bị cận thị được thực hiện như thế nào trên thực tế? Tôi xin được cảm ơn!”.
Phần trả lời của Luật sư:
Chân thành cảm ơn anh Hùng đã tin tưởng và để lại câu hỏi vướng mắc cho chúng tôi. Với thắc mắc anh đặt ra, căn cứ theo quy định hiện hành, thì Luật sư xin đưa ra lời tư vấn như sau:
Về cơ sở pháp lý, theo quy định ở khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, theo đó ban chỉ huy quân sự tại địa phương sẽ thực hiện tuyển chọn công dân có sức khỏe đạt loại 1, 2, 3 (theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP) để tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Ngoài ra, đối với công dân có sức khỏe loại 3 và có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 độ trở lên) đã có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền, thì không thực hiện gọi nhập ngũ vào Quân đội và được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Theo thông tin anh Hùng chia sẻ, sau khi khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại địa phương, thì kết quả anh đạt sức khỏe ở loại 3 và mắt bị tật cận thị 2,95 độ.
Theo quy định pháp lý hiện hành, khi mắt bị cận 2,95 độ, thì được xếp tiêu chí về thị lực cũng ở loại 3. Do đó, anh Hùng sẽ được xem xét cho tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự do không đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe để phục vụ trong quân ngũ.
Để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, anh Hùng cần thực hiện thủ tục xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do bị cận thị để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét giải quyết:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo đó, anh cần chuẩn bị một số giấy tờ sau đây trong hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:
- Thứ nhất, đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình (bản gốc);
- Thứ hai, giấy tờ chứng minh bản thân thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời bình (ví dụ như giấy khám sức khỏe đạt loại 3 khi tham gia việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại địa phương; giấy kết luận tật cận thị ở mắt của cơ sở y tế có thẩm quyền…).
Bước 2: Nộp hồ sơ và đợi kết quả giải quyết
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ theo quy định, thì anh Hùng cần tiến hành nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đang cư trú.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp cấp xã sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét hồ sơ xin nhằm xác minh xem người nộp hồ sơ có thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật hay không. Nếu đáp ứng đủ điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thực hiện việc thông báo kết quả đối với trường hợp xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự của anh.
Như vậy, công dân trong độ tuổi nhập ngũ nếu thuộc nhóm đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời bình, thì cần tiến hành chuẩn bị và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
>>> Thủ tục xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do bị cận thị? Liên hệ ngay: 1900.6174
Một số câu hỏi khác thường gặp
Trong thời gian gần đây, khi gần đến các đợt tuyển quân được thực hiện ở các địa phương trong cả nước, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi, vướng mắc của các bạn đọc xoay quanh quy định chung về chế định nghĩa vụ quân sự, cũng như vấn đề bị cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ.
Do đó, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cũng xin giải đáp một cách cụ thể, chính xác về một số câu hỏi khác thường gặp liên quan đến vấn đề trên.
Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo quy định hiện hành, các trường hợp mắt bị loạn thị sẽ thuộc các bệnh về mắt tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, và về nguyên tắc sẽ đạt điểm 6 về thị lực. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, công tác tuyển quân sẽ thực hiện tuyển chọn những thanh niên có sức khỏe ở loại 1, 2, 3 được xác định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP để tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
Và khi tiêu chí về thị lực đạt điểm 6, thì dẫn đến sức khỏe của người đó cũng được xếp loại 6 (khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP), do có ít nhất một chỉ tiêu đạt điểm 6.
Như vậy, khi công dân trong độ tuổi nhập ngũ có tình trạng bị loạn thị, thì không phải đi nghĩa vụ quân sự. Đây là trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ do chưa đáp ứng đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe theo điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP.
>>> Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Liên hệ ngay: 1900.6174
Vừa bị cận vừa bị loạn thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Trong trường hợp công dân vừa bị cận vừa bị loạn thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP, thì các trường hợp miễn gọi nhập ngũ trong thời bình bao gồm:
- Thứ nhất, trường hợp thanh niên là con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Thứ hai, trường hợp là một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Thứ ba, trường hợp người đó là con của thương binh hạng hai; con của bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; hoặc là con của người nhiễm chất độc da cam mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Thứ tư, là người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân theo quy định;
- Thứ năm, trường hợp công dân thuộc đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
Từ quy định trên, có thể thấy khi công dân vừa bị cận vừa bị loạn, thì không thuộc các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự, mà có thể thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do không đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe (cụ thể là về thể lực) dựa vào kết luận của Hội đồng khám sức khỏe y khoa (điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP).
>>> Vừa bị cận vừa bị loạn thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Liên hệ ngay: 1900.6174
Bị cận 2 độ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Về tiêu chí thị lực của công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự, theo đó trường hợp công dân bị cận 2 độ (tức bị cận thị ở mức từ 1,5 độ đến dưới 3 độ), nên sẽ đạt điểm 3 cho tiêu chí này (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP). Theo đó, về nguyên tắc thì đối với trường hợp công dân có sức khỏe loại 3 và có tật cận thị 1,5 độ trở lên đã có xác nhận của cơ sở y tế theo quy định, thì không thực hiện gọi nhập ngũ vào Quân đội.
Do đó, nếu thanh niên bị tật cận thị 2 độ, và sau khi khám tổng thể các tiêu chí khác và có kết luật đạt sức khỏe loại 3, thì có thể được xem xét cho tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP, với lý do không đủ điều kiện tối thiểu về sức khỏe.
>>> Bị cận 2 độ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Liên hệ ngay: 1900.6174
Cận 1 mắt có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo đó, về cách tính tổng thị lực để phân loại theo quy định của pháp luật, thì thông thường sẽ chú ý vào thị lực của mắt phải của người được khám. Về nguyên tắc trong việc khám thị lực của mắt, thì mắt trái không thể bù cho mắt phải, mà thị lực của mắt phải vẫn phải như tiêu chuẩn mà pháp luật đã đề ra.
Căn cứ theo quy định ở khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện tuyển chọn những thanh niên có sức khỏe ở loại 1, 2, 3. Có thể thấy rằng, trong trường hợp công dân chỉ cận một mắt, nên cần dựa vào tổng thị lực và điểm được đánh giá để xác định điểm của tiêu chí về thị lực.
Trong trường hợp công dân cận 1 mắt, nhưng tổng thị lực của mắt được đạt điểm 4 trở lên, thì được xếp loại sức khỏe từ loại 4 trở lên. Do đó, trong trường hợp này công dân sẽ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để nhập ngũ theo quy định của pháp luật.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ 2023? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây, Luật sư của Luật Thiên Mã đã vừa giải đáp chi tiết, cụ thể nhất về một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ. Nếu các bạn có gặp vướng mắc về các quy định, chính sách của Nhà nước về nghĩa vụ quân sự của công dân; hoặc cần hỗ trợ các thủ tục pháp lý có liên quan, vui lòng gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!