action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền? Giải đáp nhanh chóng nhất

Đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền? Đốt pháo có bị cấm không, các mức xử phạt đối với hành vi đốt pháo trái phép là như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về vấn đề đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền, từ khái niệm về pháo đến phân loại pháo. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào muốn đặt ra cho Luật Thiên Mã, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay: 1900.6174

Pháo được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, pháo được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo khi được kích thích bởi xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện, tạo ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí và hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian hoặc gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. 

dot-phao-hoa-bi-phat-bao-nhieu-tien-la-

Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, có hai loại pháo là pháo hoa và pháo nổ.

  • Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi bị kích thích bởi xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện, gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; gồm hai loại:
  • Pháo nổ tầm thấp: đường kính không lớn hơn 90mm và tầm bắn không vượt quá 120m, 
  • Pháo nổ tầm cao: đường kính trên 90mm và tầm bắn trên 120m.
  • Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi bị kích thích bởi xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện, gây ra hiệu ứng màu sắc trong không gian nhưng không có tiếng nổ.

Như vậy, pháo là sản phẩm chứa thuốc pháo được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi bị kích thích bởi xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện sẽ gây ra tiếng nổ hoặc hiệu ứng âm thanh tùy theo phân loại, mỗi loại pháo có một đặc tính và công dụng khác nhau (pháo hoa và pháo nổ).

>>> Xem thêm: Dư nợ giảm dần là gì? Cách tính lãi vay theo dư nợ giảm dần

Các loại pháo bị cấm 2023

Ngoài các loại pháo được phép sử dụng, dưới đây là hai loại pháo thuộc danh sách cấm sử dụng năm 2023.

Pháo sáng có bị cấm không?

Từ năm 2021, pháp luật cho phép sử dụng pháo hoa nhưng những loại pháo gây tiếng nổ sẽ không được sử dụng; hoặc hành vi ném pháo sáng cùng với việc đốt pháo sáng có thể sẽ bị phạt vì vi phạm trật tự công cộng. Vì vậy, pháo sáng được sản xuất bởi Bộ Quốc Phòng không bị cấm và có thể được sử dụng.

>>> Pháo sáng có bị cấm không? Gọi ngay: 1900.6174

Pháo điện có bị cấm không?

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP, các loại pháo bao gồm: pháo hoa lễ hội bằng giấy (không bao gồm hoa có kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, nhựa, tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc và âm thanh đều được sử dụng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Vì vậy, pháo điện mà sẽ không bị cấm nếu không gây nên tiếng nổ.

Đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền? 

 

Chị Đào (Hạ Long) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi là Đào, nhân dịp còn hơn một tháng nữa là đến Tết và có dự định mua pháo đốt giao thừa nhưng tìm mãi không thấy cửa hàng nào bày bán pháo hoa. Tôi đã nhờ người hỏi giúp và mua pháo hoa từ một anh thanh niên, đêm giao thừa tôi đã đốt loại pháo đó; người hàng xóm nghe thấy tiếng pháo đã qua hỏi và có nói rằng pháo này không được dùng, đốt sẽ bị xử phạt.

Vậy cho tôi hỏi việc tôi đốt pháo hoa như vậy có bị phạt tiền hay không? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Đào đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp:

Căn cứ Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, các mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về sử dụng và quản lý pháo như sau:

  • Hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng, bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng
  • Hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép, bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng.
  • Hành vi trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa; không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa; bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 04 triệu đồng, có thể bị tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng.
  • Hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo, bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
  • Hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo, bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Căn cứ quy định tại Điểm e khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép sử dụng, chị Đào có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng, mức tiền phạt cụ thể sẽ tùy theo quy định về xử phạt hành chính tại địa phương chị sinh sống.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay: 1900.6174

Truy tố trách nhiệm hình sự đối với hành vi đốt pháo? 

 

Chị Lộ (Vĩnh Long) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư! Tôi có mua một lượng pháo với giá 02 triệu đồng gồm 10 quả pháo hoa dạng ống dài 10cm/quả. Lần 1, vào 29 Tết tôi có cho nổ 5 quả pháo và bị xử phạt 05 triệu đồng vì hành vi sử dụng pháo gây mất trật tự công cộng.

Lần 2, vào đêm 30 Tết tôi nghĩ bụng giờ mà đốt nốt 5 quả còn lại thì chắc chỉ bị phạt 05 triệu thôi, nên tôi đã cho nổ 5 quả còn lại, sau đó tôi bị mời lên công an phường, rồi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt 06 tháng tù vì tội gây rối trật tự công cộng. 

Vậy cho tôi hỏi đốt pháo như vậy bị phạt bao nhiêu tiền? Tại sao cả 2 lần tôi đều đốt pháo nhưng lần thứ 2 tôi lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Lộ đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp:

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, hành vi đốt pháo gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hay đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù.

dot-phao-hoa-bi-phat-bao-nhieu-tien-o-dau

Như vậy, với hành vi đốt pháo gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50 triệu đồng, phạt tù lên đến 07 năm tù. Đối chiếu với trường hợp của chị Lộ, lần đầu chị đã bị xử phạt vi phạm hành chính 05 triệu đồng; nhưng ở lần thứ hai chị vẫn tiếp tục vi phạm đốt pháo gây mất trật tự công cộng nhưng chưa được xóa án tích, nên mới bị phạt tù 06 tháng.

>>> Xem thêm: Cách xóa nợ xấu ngân hàng – Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online

Vận chuyển pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền?

 

Anh Trung (Hạ Long) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi có quen một người hàng xóm, 29 Tết vừa rồi vì muốn thay đổi không khí nên anh A đã nhận pháo từ thanh niên B rồi chuyển về nhà để sử dụng cho giao thừa. Theo như tôi được biết thì hành vi này đã vi phạm pháp luật và có thể bị phạt tiền rất cao, vậy cho tôi hỏi với trường hợp trên anh A có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà anh Trung đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho anh, dưới đây là một số giải đáp: 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020 NĐ – CP có hiệu lực từ 1/1/2021, hành vi vận chuyển pháo hoa trái phép là hành vi bị cấm nên trong trường hợp này anh A  đã vi phạm về tội vận chuyển trái phép pháo hoa.

Trong những năm gần đây, pháp luật đã có những khung hình phạt nghiêm khắc về các hành vi bị cấm về pháo nổ và pháo hoa nhằm mang tính răn đe, vì các loại pháo này gây nguy hiểm cho con người. Do đó, mức phạt đối với việc vận chuyển pháo hoa trái phép là rất cao, cụ thể:

Theo quy định tại Điểm e Khoản 4, Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021 NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2022, hành vi vận chuyển trái phép pháo hoa có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng; có thể bị tịch thu số pháo đó và đưa đi tiêu huỷ.

Như vậy, đối với trường hợp của anh A vì đã có hành vi vận chuyển pháo hoa trái phép nên anh A có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 tùy vào mức độ vi phạm, số pháo anh A vận chuyển sẽ bị tịch thu đem đi tiêu hủy.

>>> Vận chuyển pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay: 1900.6174

Đốt pháo hoa như thế nào thì không bị phạt? 

 

Chị Trà (Hạ Long) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi có nghe nói Nhà nước đã cho người dân sử dụng pháo hoa vào dịp Tết, cưới hỏi.., nên nhân dịp 30 Tết tôi muốn mua pháo hoa về sử dụng. Vậy cho tôi hỏi tôi phải sử dụng pháo hoa như thế nào để không bị phạt? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Trà đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp:

Căn cứ quy định ở Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được sử dụng pháo hoa trong những trường hợp sau đây:

  • Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ  chỉ được phép sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm. 
  • Cá nhân chỉ được phép mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa mà các doanh nghiệp đó được bộ Quốc phòng cấp phép.

Như vậy, để có thể sử dụng và mua pháo hoa mà không bị phạt tiền, chị Trà cần mua pháo hoa tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh pháo hoa được Bộ quốc phòng cấp phép và chỉ được sử dụng trong các dịp đặc biệt như lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

>>> Đốt pháo hoa như thế nào thì không bị phạt? Gọi ngay: 1900.6174

Một số câu hỏi thường gặp

Sử dụng pháo hoa để phù hợp với quy định của pháp luật và không bị xử phạt hành chính, hình sự là điều vô cùng cần thiết đối với các cá nhân, dưới đây sẽ là một số giải đáp cho từng trường hợp sử dụng pháo hoa cụ thể.

Người dân được phép sử dụng pháo hoa trong ngày Tết không? 

 

Chị Thắm (Hạ Long) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi có nghe nói Nhà nước đã cho người dân sử dụng pháo hoa vào lễ, cưới hỏi.., nên nhân dịp 30 Tết tôi muốn mua pháo hoa về sử dụng. Vậy tôi  có được phép sử dụng pháo hoa vào dịp Tết không? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Thắm đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp, nếu chị có thắc mắc hay khó khăn gì có thể gọi về tổng đài 1900 6174 để được hỗ trợ !

Căn cứ quy định ở Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ chỉ được phép sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm. 

Như vậy, chị sẽ được sử dụng pháo hoa vào dịp Tết nhưng chị phải đảm bảo mình có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháo hoa chị sử dụng phải là loại được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không gây ra tiếng nổ.

>>> Được phép sử dụng pháo hoa trong ngày Tết không? Gọi ngay: 1900.6174

Những loại pháo nào được phép đốt trong ngày Tết? 

 

Chị Thanh (Vũng Tàu) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi muốn mua pháo hoa về sử dụng vào dịp Tết nhưng còn băn khoăn không biết loại pháo nào được sử dụng. Vậy tôi được phép sử dụng pháo hoa loại nào vào dịp Tết? Tôi cảm ơn”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Thanh đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp, nếu chị có thắc mắc hay khó khăn gì có thể gọi về tổng đài 1900 6174 để được hỗ trợ !

Căn cứ quy định ở Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được sử dụng pháo hoa trong những trường hợp sau đây:

  • Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ  chỉ được phép sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm. 
  • Cá nhân chỉ được phép mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa mà các doanh nghiệp đó được bộ Quốc phòng cấp phép.

Công ty TNHH một thành viên hoá chất 21 (còn được gọi là nhà máy Z121) là địa điểm duy nhất mà người dân có thể mua pháo hoa tại Việt Nam. Họ chỉ có thể mua nó tại các cửa hàng được phép kinh doanh và thông qua website https://21chemical.vn/.

Theo Quyết định 1044 của Công ty TNHH 1 thành viên hoá chất 21 ngày 11 tháng 1 năm 2022, các loại pháo hoa được bán bao gồm: ống phun nước bạc trong nhà và ngoài trời; ống phun hoa lửa cầm tay; cây hoa lửa xoay, thác nước bạc, pháo hoa con sò đổi màu; pháo hoa trong giàn phun viên.

dot-phao-hoa-bi-phat-bao-nhieu-tien-d

Như vậy, trong dịp Tết, chị có thể cung cấp hoá đơn, chứng từ hợp lệ khi có cơ quan chức năng kiểm tra và sử dụng các loại pháo hoa được phép sản xuất và kinh doanh bởi nhà máy Z121 như: ống phun nước bạc trong nhà và ngoài trời; ống phun hoa lửa cầm tay; cây hoa lửa xoay, thác nước bạc, pháo hoa con sò đổi màu; pháo hoa trong giàn phun viên; là những loại pháo hoa gây hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc nhưng không có tiếng nổ.

>>> Những loại pháo nào được phép đốt trong ngày Tết? Gọi ngay: 1900.6174

Đốt pháo trái phép ngày Tết phạt bao nhiêu? 

 

Chị Thúy (Vĩnh Long) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi là Thúy, vì muốn thay đổi không khí ngày Tết nên tôi đã tìm kiếm và mua vài quả pháo nổ để sử dụng; sau đó tôi được hàng xóm C nhắc nhở đây là loại pháo trái phép, không được sử dụng. Vậy trong trường hợp nếu tôi đốt pháo nổ thì hình phạt như thế nào? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Thúy đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp, nếu chị có thắc mắc hay khó khăn gì có thể gọi về tổng đài 1900 6174 để được hỗ trợ !

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điểm i Khoản 3, Điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đốt pháo trái phép có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, các mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về sử dụng và quản lý pháo như sau:

  • Hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng, bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng
  • Hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép, bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng.
  • Hành vi chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo; làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo; che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại pháo; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo; giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo; bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng.
  • Hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo; hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng pháo dưới mọi hình thức; bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
  • Hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo, bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân cho các hành vi vi phạm trên. 

Xử lý hình sự

  • Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng.

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, hành vi đốt pháo gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hay đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù.

  • Đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.

Theo quy định tại Điều 305 Bộ luật hình sự 2015, người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm, hoặc bị phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân; có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

  • Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm

Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ nếu không thuộc trường hợp tại Điều 305 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Theo quy định tại Điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự 2015, người nào thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng  hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật dân sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này,

chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm hoặc có thể lên đến 15 năm tù; có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, với hành vi đốt pháo trái phép, người thực hiện hành vi vi phạm này có thể bị xử phạt hành chính từ 500 nghìn đồng đến 40 triệu đồng (cá nhân) và từ 01 triệu đồng đến 80 triệu đồng (tổ chức); hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù từ 03 tháng đến tù chung thân, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay: 1900.6174

Bán pháo bông que vào dịp tết có vi phạm pháp luật không? 

 

Chị Thùy (Hạ Long) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, dịp Tết này tôi có dự định bán pháo bông que là loại dùng trong sinh nhật ở những nơi đông người để có thêm thu nhập. Vậy việc tôi bán pháo bông que có bị coi là vi phạm pháp luật không? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Thùy đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp, nếu chị có thắc mắc hay khó khăn gì có thể gọi về tổng đài 1900 6174 để được hỗ trợ !

Pháo bông que dùng trong sinh nhật giải trí thực chất là một sản phẩm tạo ra ánh sáng và âm thanh nhưng không nổ, không gây hại cho môi trường xung quanh và các hóa chất được sử dụng để tạo ra nó không gây cháy nổ.

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP, cá nhân và tổ chức được sử dụng các loại pháo sau:

  • Pháo hoa lễ hội bằng giấy khi bắn sẽ phun ra giấy, kim tuyến..
  • Pháo điện.
  • Pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, tre, trúc, kim loại.
  • Que hương phát sáng, pháo bông
  • Các sản phẩm tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh.

Như vậy, pháo bông que mà bạn dự định bán thuộc loại pháo phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc và âm thanh được sử dụng trong các hoạt động văn hóa và văn nghệ không gây tiếng nổ nên không có gì vi phạm pháp luật khi bạn mua bán hoặc sử dụng pháo bông que.

>>> Bán pháo bông que vào dịp tết có vi phạm pháp luật không? Gọi ngay: 1900.6174

Tự mua pháo hoa về đốt trong đêm giao thừa có được không?

 

Chị Thà (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi có nghe một vài thông tin về việc Nhà nước cấm bắn pháo hoa. Vậy tôi tự mua pháo hoa về đốt trong đêm giao thừa thì có vi phạm pháp luật không? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Thà đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp:

Căn cứ quy định tại Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ số 406-TTg, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa sẽ nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước.

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 36/2009/NĐ-CP, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi bị kích thích bởi xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện, gây ra hiệu ứng màu sắc trong không gian nhưng không có tiếng nổ.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP, nghiêm cấm hành vi sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

Như vậy, hành vi mua pháo hoa về đốt trong đêm giao thừa là vi phạm pháp luật, có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng theo Điểm b, Khoản 2 điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay: 1900.6174

Đốt pháo trong đám cưới có bị phạt không?

 

Chị Thuấn (Hà Nam) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư, tôi có chị gái chuẩn bị làm đám cưới, tôi cùng anh em dự tính mua pháo nổ về để đốt chúc mừng đám cưới. Vậy trong trường hợp này tôi có được đốt pháo trong đám cưới không? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Thuấn đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp, nếu chị có thắc mắc hay khó khăn gì có thể gọi về tổng đài 1900 6174 để được hỗ trợ !

Căn cứ quy định tại Khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP, nghiêm cấm hành vi sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa; các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

Như vậy, hành vi sử dụng pháo nổ trong đám cưới là hành vi trái với quy định của pháp luật và không được sự cho phép của Cơ quan có thẩm quyền; nếu cố tình sử dụng, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) và truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay: 1900.6174

 Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Luật Thiên Mã về vấn đề đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền, từ khái niệm về pháo đến phân loại pháo, đặc biệt mang đến cho bạn đọc thông tin về việc đốt pháo có bị cấm không. Khi nghiên cứu và tìm hiểu thông tin nếu gặp phải khó khăn cần giải đáp về việc, bạn đọc có thể gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7