action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai – quy trình, trình tự xử lý [Chi Tiết]

Giải quyết tranh chấp đất đai là yêu cầu tất yếu khi phát sinh mâu thuẫn xung đột về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Thông thường quy trình xử lý tranh chấp đất đai thường rất phức tạp do tính giá trị và tính lịch sử lâu dài của quyền sử dụng đất. Vì vậy, pháp luật ban hành rất nhiều quy định về trình tự xử lý tranh chấp đất đai. Trong bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin chi tiết về thủ tục xử lý tranh chấp đất đai và trả lời các câu hỏi “tranh chấp đất đai kiện ở đâu?”Tranh chấp đất đai xử lý như thế nào?

 

Tranh chấp đất đai xử lý như thế nào

 

Những trường hợp cần giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích của các bên có liên quan đến đất đai và những tài sản khác gắn lên với đất. Quy trình xử lý tranh chấp đất đai như thế nào sẽ tùy vào từng trường hợp tranh chấp khác nhau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp quyền sử dụng đất là những xung đột giữa các bên có liên quan với nhau nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng phần đất đó theo quy định của pháp luật. Những tình huống tranh chấp về quyền sử dụng đất thường xảy ra là tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, tranh chấp về quyền sử dụng đất khi ly hôn, đất thừa kế, đòi lại đất cho thuê, cho mượn cho ở nhờ, tranh chấp đất đai ở xã,…

 

Thủ tục xử lý tranh chấp đất đai

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Những tranh chấp này thường xảy ra và phát sinh khi các chủ thể thực hiện các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong giao dịch chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất. Những loại tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư… cũng thuộc trường hợp này.

 

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Thông thường rất ít khi xảy ra tranh chấp về mục đích sử dụng đất. Những tranh chấp này chỉ nhằm xác định rõ mục đích sử dụng đất là gì, có được phép thực hiện hành vi khác với mục đích sử dụng đất mà pháp luật quy định hay không? Trong trường hợp này, tranh chấp đất đai xử lý như thế nào? Việc giải quyết những tranh chấp đất đai trong trường hợp này cũng không quá phức tạp bởi ngay từ khi phân bổ đất đai cho các chủ thể thì mục đích sử dụng đất đã được Nhà nước xác định rõ ràng qua việc quy hoạch đất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tranh chấp này là do chủ thể sử dụng đất có hành vi sử dụng sai với mục đích ban đầu khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Các cách giải quyết tranh chấp đất đai đúng trình tự, thủ tục

Giải quyết tranh chấp đất đai là việc tiến hành giải quyết những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ có liên quan đến đất đai của các chủ thể sử dụng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đồng thời giúp các quan hệ đất đai từ trạng thái xung đột sang đồng thuận hoặc buộc phải đồng thuận. Tóm lại, giải quyết tranh chấp đất đai là yêu cầu tất yếu khi có tranh chấp xảy ra.

Trình tự, thủ tục xử lý tranh chấp đất đai còn tùy thuộc vào phương pháp pháp giải quyết tranh chấp là gì. Thông thường, trong tranh chấp đất đai có các cách giải quyết như sau:

  • Hòa giải tranh chấp đất đai
  • Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự
  • Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính

 

Hòa giải tranh chấp đất đai

Đối với các giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai, có hai hình thức như sau:

  1. Các bên tự hòa giải với nhau hoặc hòa giải ở cơ sở: Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau để đạt được thỏa thuận hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Lưu ý rằng, đây chỉ là khuyến khích của nhà nước và phụ thuộc ý chí chủ quan và thiện chí của các bên, không phải là bắt buộc.
  2. Hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã: Nếu các bên tranh chấp không thể tự hòa giải với nhau nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì có thể gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để được hòa giải. Đương sự không được khởi kiện lên cấp cao hơn nếu chưa hòa giải tại UBND cấp xã

Lưu ý: Chỉ bắt buộc hòa giải trong các tình huống tranh chấp để xác định xem ai là người có quyền sử dụng đất. Không bắt buộc hòa giải với những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền thừa kế, chia tài sản chung sau khi ly hôn có liên quan đến đất đai.

 

giải quyết tranh chấp đất đai

 

Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự (khởi kiện ra tòa án nhân dân)

Tranh chấp đất đai kiện ở đâu? Những tranh chấp nào thì được khởi kiện ra Tòa án nhân dân? Căn cứ điều 203 Luật đất đai 2013, đương sự được khởi kiện ra Tòa án với những loại tranh chấp sau:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ được quy định trong điều 100 luật đất đai
  • Các tranh chấp tài sản gắn liền với đất đai như nhà ở, công trình…
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ được quy định trong điều 100 Luật đất đai

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

Để khởi kiện tranh chấp đất đai lên Tòa án nhân dân, người khởi kiện cần chuẩn bị:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu
  • Biên bản hòa giải không thành có chữ ký của các bên tranh chấp và có chứng nhận của UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp
  • Hồ sơ cá nhân của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người khởi kiện
  • Các tài liệu chứng cứ kèm theo như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc 1 trong các loại giấy tờ có liên quan

Trình tự thủ tục khởi kiện ra tòa án

Để được khởi kiện lên Tòa án nhân dân phải có những điều kiện sau:

  • Người khởi kiện có quyền được khởi kiện
  • Tranh chấp về đất đai của đương sự hải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
  • Tranh chấp đất đai của đương sự chưa được giải quyết
  • Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành hoặc đương sự không đồng ý kết quả hòa giải

Quy trình xử lý tranh chấp đất đai tại Tòa án như sau:

  • Người khởi kiện chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và hồ sơ khởi kiện
  • Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có đất tranh chấp. Đương sự có thể nộp trực tiếp tại tòa án, gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử Tòa án
  • Tòa án nhận và xử lý đơn kiện
  • Thụ lý đơn khởi kiện của đương sự
  • Tiến hành xét xử vụ án tranh chấp đất đai
  • Đương sự có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm

tranh chấp đất đai kiện ở đâu

Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính (UBND các cấp giải quyết)

Trình tự xử lý tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã như sau

  • Người có yêu cầu hòa giải nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất
  • Trong 30 ngày, tính từ thời điểm nhận được đơn, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác thực lại các thông tin có liên quan; thành lập hội đồng hòa giải và tổ chức hòa giải
  • Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và có xác nhận của UBND cấp xã. Tiếp theo, UBND cấp xã sẽ gửi biên bản này cho các bên tranh chấp và để lại 1 bản tại UBND cấp xã để lưu trữ thông tin
  • Trong trường hợp hòa giải thành nhưng có sự thay đổi về ranh giới sử dụng đất hoặc chủ thể sử dụng đất UBND cấp xã phải gửi biên bản hòa giải đến cơ quan có thẩm quyền để được ký quyết định công nhận sự thay đổi đó và cấp mới giấy chứng nhận
  • Trong trường hợp hòa giải không thành, hoặc một trong các bên không đồng ý với quyết định hòa giải của UBND cấp xã thì có thể đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân

Trình tự xử lý tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, cấp tỉnh:

  • Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
  • Tối đa 2 ngày kể từ khi nhận được đơn, chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giao cho cơ quan tham mưu có trách nhiệm giải quyết
  • Trong thời hạn 40 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu cơ quan tham mưu phải tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai giữa các bên
  • Quyết định giải quyết tranh chấp phải được Chủ tịch UBND ký xác nhận gửi đến các bên tranh chấp và cơ quan có liên quan
  • Nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án
  • Tổng thời gian giải quyết tranh chấp là không quá 45 ngày tính từ thời điểm nhận được đơn của đương sự

 

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Luật Thiên Mã về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai. Việc tranh chấp đất đai xử lý như thế nào? Tranh chấp đất đai kiện ở đâu còn tùy thuộc vào tình huống cụ thể của người có yêu cầu giải quyết tranh chấp. Nếu quý khách hàng cần được tư vấn cụ thể hơn trình tự, thủ tục xử lý tranh chấp đất đai, hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã được được giải đáp nhanh nhất nhé!

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7