Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến, có từ hai cá nhân trở lên là chủ sở hữu chung và cùng nhau kinh doanh dưới một tên công ty. Bài viết này, sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về thành lập công ty hợp danh.
Những lưu ý trước khi thành lập công ty hợp
- Thứ nhất: Chủ sở hữu của công ty hợp danh có thể do 02 cá nhân trở lên cùng nhau thành lập và chịu trách nhiệm toàn vô hạn về các khoản nghĩa vụ của công ty.
- Thứ hai: Công ty hợp danh có thể thêm thành viên góp vốn và thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
- Thứ ba: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
- Thứ tư: Muốn thành lập được loại hình doanh nghiệp này, cần đáp ứng các quy định riêng của Luật Doanh nghiệp như về tên, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ,…
Điều kiện thành lập công ty hợp danh
Cách thức đặt tên cho công ty:
Đặt tên tiếng Việt phải gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp, tên riêng và không rơi vào các trường hợp tên trùng, tên gây nhầm lẫn (căn cứ tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
→ Ví dụ: Công ty Đấu giá Hợp danh Đông Nam Bắc
Ngành nghề kinh doanh:
Doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu, căn cứ vào các mã ngành nghề tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Địa chỉ trụ sở:
- Được xác định theo các cấp hành chính cụ thể là số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố; đường, thôn; xóm; xã/phường/thị trấn; quận/huyện; tỉnh/ thành phố.
- Số điện thoại và Email của công ty, nếu có.
Thành phần hồ sơ thành lập công ty hợp danh
- Giấy đề nghị thành lập công ty hợp danh theo mẫu “Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp”
- Điều lệ của công ty, trong Điều lệ có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty: Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị hiệu lực;
- Danh sách thành viên công ty hợp danh;
- Văn bản ủy quyền, nếu ủy quyền cho cá nhân/tổ chức thực hiện thay.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thành lập công ty hợp danh
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục thành lập Công ty hợp danh là Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
→ Lưu ý: Một số ngành nghề đặc thù có thể do cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền thành lập, như công ty luật hợp danh phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Quy trình thành lập công ty hợp danh tại Luật Thiên Mã
Luật Thiên Mã chúng tôi là công ty luật chuyên tư vấn, hướng dẫn và thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Công việc chuyên môn chúng tôi sẽ tiến hành gồm có:
Bước 1: Tư vấn quy định pháp lý và chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Sau khi tiếp nhận thông tin, đội ngũ chuyên môn sẽ tư vấn chi tiết về các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập công ty hợp danh;
- Kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cung cấp để hoàn thiện để hồ sơ đăng ký;
Bước 2: Nộp hồ sơ và xử lý những phát sinh
- Chuyên viên trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
- Theo dõi quá trình tiếp nhận, nộp lệ phí nhà nước;
- Sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu có, soạn công văn phúc đáp khiếu nại liên quan.
Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và hỗ trợ khắc dấu
Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận, lúc này chuyên viên của chúng tôi sẽ trực tiếp đến nhận kết quả và chuyển cho Quý khách;
Bên cạnh đó chúng tôi còn tư vấn hậu mãi các thủ tục cần thực hiện sau thành lập công ty. Mọi thắc mắc về thành lập công ty hợp danh, Quý khách có thể liên ngay với Luật Thiên Mã chúng tôi để được giải đáp tận tình. Hoặc gọi trực tiếp tới hotline 0936.380.888 hay để lại tin nhắn vào hộp thư luatthienma@gmail.com chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn.
Bạn đang xem bài viết “hồ sơ, thủ tục thành lập công ty hợp danh cập nhật mới nhất năm 2020” tại chuyên mục “dịch vụ doanh nghiệp”