Quyền sở hữu trí tuệ với các đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có giải pháp hữu ích rất quan trọng. Tuy nhiên, thủ tục pháp lý để đăng ký giải ký giải pháp hữu ích tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn nhất định. Quý khách có thể tham khảo bài viết này, để hiểu rõ hơn.
Giải pháp hữu ích là gì?
Giải pháp hữu ích bản chất là một giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Nó có thể áp dụng một cách đơn giản dễ dàng, phải có khả năng thực hiện việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hiệu quả và thu được kết quả ổn định. Giải hữu ích được bảo hộ trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện để được bảo hộ giải quyết pháp hữu ích
Để được đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ:
- Có tính mới: Tính mới được thể hiện qua những đặc tính, mô tả về giải pháp hữu ích chưa được sản xuất hay lưu hành rộng rãi hoặc chưa được thể hiện công khai dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký hoặc trước ngày ưu tiên.
- Không phải hiểu biết thông thường: cần sự đầu tư nghiêm túc về mặt kiến thức và trí óc, phải có sự tìm hiểu kỹ càng, logic, mang tính khoa học.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Giải pháp hữu ích phải được sử dụng trong công nghiệp. Thông tin về bản chất của giải pháp hữu ích cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần được trình bày rõ ràng đầy đủ để người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng vẫn có thể thực hiện được. Việc sử dụng giải pháp này phải thực hiện lặp đi lặp lại với kết quả ổn định và giống như phần mô tả của giải pháp hữu ích. Nó phải mang lại một lợi ích nhất định, phục vụ nhu cầu đời sống xã hội, không gây tốn kém năng lượng, tài nguyên.
Không thuộc các đối tượng tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi 2009.
Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam mới nhất
Tài liệu hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích
- Tờ khai đề nghị cấp văn bằng bảo hộ Giải pháp hữu ích theo mẫu
- Bản mô tả và bản tóm tắt về Giải pháp hữu ích
Trong đó:
+ Với Bản mô tả Giải pháp hữu ích thì cần phải bộc lộ đầy đủ và rõ ràng của đặc điểm, bản chất của Giải pháp đó; giải thích tóm tắt hình vẽ kèm theo. Làm rõ tính mới cũng như khả năng áp dụng công nghệ của Giải pháp hữu ích đó.
+ Phạm vi bảo hộ Giải pháp hữu ích phải thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với Giải pháp hữu ích và cần phù hợp với phần mô tả Giải pháp hữu ích. - Các tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí nhà nước
- Giấy tờ, tài liệu có liên quan khác.
Trình tự thực hiện đăng ký giải pháp hữu ích mới nhất
Xem thêm: Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo Luật sở tư pháp
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ
Sau khi hoàn thiện đơn đăng ký bảo hộ, cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường điện đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Thẩm định hình thức
Việc thẩm định về mặt hình thức, để đánh giá tính hợp lệ của đơn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký hợp lệ
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong tháng thứ 19, kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên. Hoặc trong 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
- Đơn đăng ký Giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
Bước 4: Thẩm định nội dung
Thẩm định nội dung khi có yêu cầu của người đăng ký hoặc chủ thể khác. Người yêu cầu thẩm định phải nộp phí tra cứu và phí thẩm định nội dung theo quy định.
Như vậy, thời hạn thẩm định nội dung khoảng 36 tháng, kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng ưu tiên. Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung có thể kéo dài nhưng không được quá 06 tháng nếu có lý do chính đáng.
Cơ quan thẩm quyền đăng ký
Đơn đăng ký Giải pháp hữu ích do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ giải quyết, theo trình tự nêu trên.
Đơn hợp lệ, Cục SHTT ra quyết định cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia.
Hiệu lực pháp lý của văn bằng bảo hộ
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Và hàng năm phải nộp đơn duy trì, thủ tục duy trì hiệu lực có thể được thực hiện muộn hơn thời hạn quy định, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí duy trì hiệu lực cho mỗi tháng nộp muộn.
Hy vọng những nội dung tư vấn về đăng ký giải pháp hữu ích, sẽ giúp Quý khách thực hiện thành công thủ tục này. Nếu cảm thấy khó khăn khi nộp đơn bảo hộ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0936.380.888 để được hỗ trợ.
Bạn đang xem bài viết “làm thế nào để đăng ký giải pháp hữu ích? Đăng ký ở đâu?” tại chuyên mục “dịch vụ bản quyền”