Hiện nay cuộc sống chúng ta luôn gắn liền với những thiết bị thông tin, có rất nhiều phần mềm tiện ích được sáng tạo nên, nhằm giúp cuộc sống số thuận tiện hơn. Đây cũng là tài sản trí tuệ của con người, nên rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đến vấn đề bảo hộ thông qua hình thức đăng ký bản quyền phần mềm.

Nên đăng ký bản quyền phần mềm khi nào?

Phần mềm là một đối tượng được khuyến khích bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

khi nào nên đăng ký bản quyền phần mền
Việc đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính là để bảo vệ quyền cho tác giả

Phần mềm được bảo hộ sau khi sáng tạo trở nên vô cùng cần thiết, nhất là trong thời đại công nghệ số. Khi đăng ký bảo hộ sẽ tránh được tối đa việc chủ thể khác xâm phạm cũng như bị khai thác sử dụng không xin phép, không trả tiền.

Theo quy định hiện hành, thì phần mềm kể từ khi được sáng tạo ra sẽ được bảo hộ tự động tương tự như một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, phần mềm có đăng ký bảo hộ khi có những tranh chấp xảy ra, chủ sở hữu không cần phải chứng minh quyền của mình đối với phần mềm.

Bản quyền phần mềm cần đáp ứng điều kiện gì để được bảo hộ?

Phần mềm được đăng ký bảo hộ quyền tác giả khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Phần mềm đó phải là sản phẩm trí tuệ của người sáng tạo ra;
  • Khi tạo ra phần mềm này, tác giả không được sao chép với các phần mềm khác, phải có dấu ấn riêng của tác giả;
  • Phần mềm là các chương trình máy tính và các tài liệu liên quan tới nó như: các lệnh, các mã lược đồ hoặc các dạng khác dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Xem thêm: Chúng tôi cung cấp thông tin về quy trình đăng ký & đồng hành cùng bạn bảo vệ sáng chế.

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm

Để đăng ký bản quyền phần mềm, Ghi bản quyền phần mềm tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ bao gồm các giấy tờ như sau:

Hồ sơ đăng ký bản quyền
Cục Bản Quyền Tác Giả là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản quyền của mọi tổ chức, các nhân trên phạm vi cả nước
  1. Yêu cầu mẫu đăng ký bản quyền phần mềm.
  2. Bản sao chứng minh thư có con dấu chính thức.
  3. Chương trình gốc.
  4. Tệp (Hướng dẫn sử dụng hoặc Hướng dẫn thiết kế hoặc Hướng dẫn vận hành, v.v.).
  5. Giấy ủy quyền.
  6. Bản sao Tuyên bố GPL nếu phần mềm được GCC phát triển trên nền tảng của linux.
  7. Bản sao Bảo lãnh Phát triển Phần mềm Phi kinh doanh cho cá nhân.

Thủ tục Chuyển nhượng bản quyền phần mềm

  1. Mẫu yêu cầu đăng ký bản quyền phần mềm.
  2. Thỏa thuận chuyển giao bản quyền phần mềm.
  3. Bản sao các bản sao giấy phép kinh doanh có con dấu chính thức cho cả hai bên.
  4. Bản gốc và carbon có con dấu chính thức của Chứng nhận bản quyền phần mềm.

Thủ tục thay đổi bản quyền phần mềm

  1. Hình thức yêu cầu thay đổi bản quyền phần mềm.
  2. Bản sao thông báo đầy đủ của văn phòng thương mại và công nghiệp với con dấu chính thức.
  3. Bản sao giấy chứng nhận bản quyền gốc có đóng dấu chính thức.
  4. Bản sao các bản sao giấy chứng nhận công ty mới có con dấu chính thức.
  5. Một bản sao của lý do thay đổi với con dấu chính thức.
  6. Giấy ủy quyền.

Xem thêm: Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích tại Việt Nam

Các bước để thực hiện đăng ký bản quyền

quy trình thực hiện đăng ký bản quyền
quy trình đúng quy chuẩn của quy định pháp luật 2020

Quá trình đăng ký bản quyền bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đơn đăng ký bản quyền phải được nộp trong các biểu mẫu liên quan với Cơ quan đăng ký bản quyền ( Cục sở hữu trí tuệ)
  • Bước 2: Các mẫu đơn phải được người nộp đơn ký hợp lệ và đơn phải được Người biện hộ nộp dưới tên Quyền lực của Luật sư đã được thực thi.
  • Bước 3: Sau khi ứng dụng được gửi trực tuyến, bạn sẽ được cấp số Nhật ký
  • Bước 4: Thời gian chờ đợi là 30 ngày, trong khi đó Người kiểm tra bản quyền xem xét đơn đăng ký được chấp nhận hay không được chấp nhận và gửi thông báo.
  • Bước 5: Nếu sau mọi kiểm duyệt được chấp nhận, bản quyền được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Thời hạn giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trong 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Sau khi hồ sơ được thông qua, chủ thể sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền đăng ký quyền tác giả.

Trong trường hợp từ chối cấp, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản đến người nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền ca khúc ? Đăng ký bản quyền bài hát năm 2020

Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký

Cục bản quyền tác giả trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hiện Cục bản quyền có trụ sở chính tại Hà Nội và các Văn phòng đại diện đặt ở Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Người nộp đơn đăng ký bảo hộ có thể nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc văn phòng đại diện. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký mà ở xa, Cục bản quyền tạo điều kiện gửi đơn đăng ký qua đường bưu chính.

Phí, lệ phí nhà nước khi đăng ký bảo hộ

Theo Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho phần mềm là: 600.000 đồng. Nếu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền của các đơn vị pháp lý, sẽ phải trả thêm phí dịch vụ.

Bản quyền phần mềm được bảo hộ trong bao lâu?

Quyền tài sản và Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố (thuộc quyền nhân thân) được bảo hộ vô thời hạn và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp đồng tác giả, thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Còn các quyền nhân thân khác được bảo hộ vô thời hạn.

Ưu điểm và nhược điểm khi đăng ký bản quyền

Ưu điểm

  • Ngay cả khi bạn không đặt © nhỏ đó vào tác phẩm của mình, bạn cũng sẽ tự động được bảo vệ bản quyền này.
  • Nếu ai đó xâm phạm bản quyền của bạn thì bạn có thể nộp đơn kiện lên tòa án để giải quyết.

Nhược điểm

  • Nếu bạn không đăng ký bản quyền kịp thời, có thể sản phẩm của bạn tạo ra sẽ bị kẻ khác đánh cắp.
  • Các vụ kiện liên quan đến bản quyền thường tiêu tốn một khoản tiền rất lớn

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký bản quyền – Thủ tục bảo hộ quyền tác giả chi tiết

Dịch vụ bảo vệ bản quyền tại Luật Thiên Mã

luật thiên mã
dịch vụ thành trọn gói tại luật thiên mã rẻ – nhanh – uy tín
  • Khi sau khi tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp hoặc gửi thư tư vấn theo yêu cầu của khách hàng;
  • Chuẩn bị hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý và gửi hợp đồng đến Quý khách xem xét và ký kết;
  • Sau khi nhận ủy quyền, chúng tôi sẽ tiến hành toàn bộ thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm;
  • Đội ngũ chuyên môn sở hữu trí tuệ hoàn thiện nộp hồ sơ nhanh chóng, đi nộp hồ sơ và các nghĩa vụ tài chính thay mặt khách hàng;
  • Trực tiếp theo dõi quá trình thẩm định, cho đến khi nhận được kết quả.

Mọi thắc mắc về đăng ký bản quyền phần mềm, vui lòng liên hệ với Luật Thiên Mã theo thông tin liên hệ sau: luatthienma@gmail.com hoặc hotline 0936.380.888

Bạn đang xem bài viếttư vấn thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm năm 2020 tại chuyên mục dịch vụ bản quyền